hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 17/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công dân bình đẳng trước pháp luật là thể hiện ở những yếu tố nào?

Bình đẳng là quyền lợi cơ bản của mỗi người được hưởng. Quyền lợi này là thành quả đấu tranh của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử. Quyền đình đẳng xác định tư cách, quyền và nghĩa vụ ngang nhau của con người trước pháp luật. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền bình đẳng, Hieuluat xin chia sẻ một số thông tin về công dân bình đẳng trước pháp luật là thể hiện ở các yếu tố nào trong bài viết bên dưới nhé!

Mục lục bài viết
  • Quyền bình đẳng trước pháp luật là như thế nào?
  • Trong luật Quốc tế
  • Trong Hiến pháp Việt Nam
  • Công dân bình đẳng trước pháp luật là thể hiện ở yếu tố nào?
  • Bình đẳng về quyền

Quyền bình đẳng trước pháp luật là như thế nào?

Quyền bình đẳng trước pháp luật là những nguyên lý pháp quyền của con người được thể hiện cụ thể qua các quy phạm pháp luật. Những quy phạm này thiết lập sự công bằng cho mọi công dân trước pháp luật. Theo đó, mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần của một quốc gia sẽ không có sự khác biệt trước những quy định của pháp luật.

Trong luật Quốc tế

Công dân bình đẳng trước pháp luật là nguyên lý trong luật Quốc tế. Trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948, quyền bình đẳng đã được khẳng định cụ thể rõ ràng:

Điều 6: “Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi”.

Điều 7: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có sự phân biệt nào”.

Tuy nhiên, các tuyên bố về quyền bình đẳng trước pháp luật ở trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 chỉ là tuyên bố được các Nhà nước tiếp thu mà không mang giá trị ràng buộc.


Công dân bình đẳng trước pháp luật là quyền lợi được luật pháp công nhận

Quyền bình đẳng trước pháp luật trong luật Quốc tế được công nhận ở Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966. Đây cũng chính là một văn bản quy phạm pháp luật Quốc tế có sự ràng buộc pháp lý đối với các các quốc gia tham gia. Trong công ước này, cơ chế để bảo vệ quyền con người được thiết lập cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, nội dung của Điều 26, 27 Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966 đã quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị”.

Như vậy theo luật pháp Quốc tế, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ quyền lợi này một cách hữu ích. Quyền lợi bình đẳng chống lại mọi sự kỳ thị về giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia, dòng dõi, tài sản,…

Trong Hiến pháp Việt Nam

Trong Hiến Pháp của Việt Nam, quyền bình đẳng của công dân đã được quy định cụ thể từ Hiến pháp 1946. Theo nội dung của bản Hiến pháp 1946, công dân bình đẳng trước pháp luật là: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia vào chính quyền và công cuộc kiến quốc. Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền trên mọi phương diện”.

Kế thừa tư tưởng của Hiến pháp 1946, quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân luôn được khẳng định ở Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Trong đó ở Hiến pháp 2013, quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định ở Điều 16:

  • Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

  • Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân được quy định trong Hiến pháp

Không chỉ trong Hiến pháp, công dân bình đẳng trước pháp luật là điều còn được khẳng định trong các bộ luật bao gồm:

  • Điều 3, Điều 16 - 18 và Điều 19 - 24 của Luật Dân sự 2015.

  • Điều 9 Luật Tố tụng Hình sự 2021.

  • Điều 2 Luật Quốc tịch 2014.

Công dân bình đẳng trước pháp luật là thể hiện ở yếu tố nào?

Công dân bình đẳng trước pháp luật là mọi người đều không bị không bị phân biệt về vấn đề hưởng, thực hiện và chịu trách nhiệm quyền lợi, nghĩa vụ theo những quy định của pháp luật. Đây cũng chính là những yếu tố thể hiện sự bình đẳng của mỗi công dân trước pháp luật.

Bình đẳng về quyền

Bình đẳng về quyền là công dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Bạn chỉ cần là công dân có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước, của pháp luật được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân bao gồm: quyền con người, quyền bầu cử, quyền sở hữu. Mọi công dân đều được hưởng bình đẳng về quyền ngang nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.

Bình đẳng về nghĩa vụ

Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân là hai yếu tố không thể tách rời trước pháp luật. Mọi công dân được hưởng quyền lợi ngang nhau trước pháp luật cũng đồng nghĩa mọi công dân đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả công dân thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo các quy định của pháp luật.


Công dân bình đẳng trước pháp luật là sự bình đẳng về nghĩa vụ với Nhà nước

Bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ được thể hiện ở việc công dân thực hiện các nghĩa vụ bao gồm: tham gia bảo vệ Tổ quốc; tham gia xây dựng nền quốc phòng; tuân thủ Hiến pháp; đóng thuế;…

Bình đẳng trách nhiệm pháp lý

Công dân bình đẳng trước pháp luật là sự bình đẳng về cả yếu tố trách nhiệm pháp lý. Điều này được thể hiện ở việc mọi công dân đều sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu có hành vi vi phạm.

Bất kể vi phạm hành chính, hình sự, dân sự, tất cả công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau và không có sự phân biệt. Công dân vi phạm pháp luật cùng mức độ, cùng tính chất sẽ bị xử lý, xử phạt, chịu trách nhiệm pháp lý như nhau.

Đáp án một số câu trắc nghiệm về bình đẳng trước pháp luật của công dân

Câu hỏi: “Nội dung sau đây không thể hiện về việc công dân bình đẳng quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?”

A. Công dân bình đẳng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

D. Công dân bình đẳng quyền bầu cử.

Đáp án của câu hỏi này là C. Nghĩa vụ bình đẳng trong việc đóng góp từ thiện không thuộc nội dung của vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật không có quy định về nghĩa vụ công dân trong việc đóng góp từ thiện. Việc đóng góp từ thiện tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Câu hỏi: Bác Hồ nói: “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp, đảng phái”. Câu nói này thể hiện công dân bình đẳng về gì?

A. trách nhiệm với đất nước.

B. quyền của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm pháp lý.

Bầu cử là quyền của mỗi công dân. Câu nói này của Bác Hồ thể hiện rất rõ cho vấn đề công dân bình đẳng về quyền. Do đó, đáp án chính xác cho câu hỏi này là B.

Câu hỏi: Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về việc được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước:

A. cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.

C. gia đình theo quy định của dòng họ.

D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Đáp án là D là vì công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định về các quyền lợi và trao trách nhiệm thực hiện. Chính vì vậy, công dân bình đẳng trước pháp luật là được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Công dân bình đẳng trước pháp luật là điều được Hiến pháp quy định cụ thể. Hy vọng với những thông tin liên quan về vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật trên đây của Hieuluat đã giúp bạn độc hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân với Nhà nước và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

X