hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ cơ bản hiện nay

Vào thế kỷ thứ V TCN, thuật ngữ Dân chủ đã xuất hiện. Với cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN ở Athena thủ đô của Hy Lạp. Vậy dân chủ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Dân chủ là gì?
  • Ý nghĩa và vai trò của dân chủ
  • Ý nghĩa của dân chủ
  • Vai trò của dân chủ
  • Các hình thức dân chủ cơ bản

Dân chủ là gì?

Dân chủ là một hệ thống chính trị mà quyền lực tối cao là của nhân dân và thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống đại diện do dân bầu nên.

Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, với ý nghĩa là quyền lực của nhân dân. Đây là một hệ thống chính trị mà tại đó người dân được bầu cho mọi việc. Thành bang Athena là nơi đầu tiên áp dụng hệ thống chính trị này. Tuy nhiên, tại Athena chỉ diễn ra một phần của nền dân chủ  vì thời đó nữ giới và nô lệ không được phép bầu cử.

Trải qua nhiều năm, dân chủ đã được hiện thực hoá ở nhiều quốc gia. Tại nền văn minh hiện đại, có hai nguyên tắc mà bất kỳ định nghĩa về dân chủ nào cũng đưa vào. Thứ nhất là mọi công dân có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai mọi công dân đều được hưởng quyền tự do.

Dân chủ là gì?

Dân chủ là gì?

Những nền dân chủ hiện đại bao gồm những nội dung sau đây:

  • Hiến pháp để giới hạn quyền và kiểm soát được các hoạt động của chính phủ.

  • Được bầu cử các ứng viên một cách tự do và công bằng.

  • Người dân có quyền bầu cử và ứng cử.

  • Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do giao thiệp.

  • Người dân có quyền tự do báo chí, truy cập tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn.

  • Người dân có quyền công bằng trước pháp luật và xét xử tuân theo quy tắc của pháp luật

  • Người dân được thông tin về quyền lợi và trách nhiệm dân sự

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền tảng dân chủ của các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có một số đặc điểm sau:

  • Nhà nước do nhân dân lập ra thông qua bầu phiếu kín

  • Mọi cơ quan nhà nước đều do nhân dân uỷ quyền

  • Mọi hoạt động của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân

  • Mọi hoạt động của nhà nước đều đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân

  • Nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm với các cơ quan nhà nước

Ở phương Tây với hệ thống dân chủ thường nhấn mạnh vào khía cạnh đầu phiếu phổ thông, quyền tự do chính trị và tự do dân sự. Phía xã hội chủ nghĩa lại nhấn mạnh về khía cạnh làm chủ giá trị thặng dư, tư liệu sản xuất, phân phối của cải xã hội một cách công bằng và phúc lợi xã hội được nâng cao.

Tư tưởng dân chủ đã dâng cao và trở thành một làn sóng lan rộng ra các nước khác. Tuy nhiên việc một quốc gia có thể tồn tại dân chủ hay không phải phụ thuộc và nội tại của quốc gia đó. Nó phải là kết quả của một quá trình tiến hoá xã hội lâu dài chứ không thể áp đặt từ bên ngoài.

Ý nghĩa và vai trò của dân chủ

Ý nghĩa của dân chủ

Sau khi đã hiểu khái niệm dân chủ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của dân chủ. Dân chủ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tiếng nói của nhân dân. Dân chủ phản ánh mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và nhân dân trong chế độ chính trị- xã hội nhất định. Tại Việt Nam mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân dân từ nhân dân mà ra.

Vai trò của dân chủ

- Ổn định chính trị: Dân chủ giúp nhân dân có thể tước bỏ giới cầm quyền mà không cần thay đổi căn bản pháp luật của nhà nước. Nhân có thể tin tưởng rằng việc bất đồng với những chính sách hiện thời có thể thay đổi được. Và càng nhiều dân chủ thì càng ít bạo loạn nội bộ và diệt chủng.

- Tham nhũng: Những nước có nền dân chủ vững chắc thì càng ít tham nhũng. Bộ máy nhà nước do dân bầu lên, là những người được nhân dân tin tưởng. Họ đã có đủ kiến thức và thành quả để chứng minh cho nhân dân thấy về năng lực của mình đồng thời xây dựng nên một chế độ công bằng văn minh.

- Kinh tế: Dân chủ có sự tác động tích cực lên nền kinh tế. Dân chủ giúp người làm chính sách có thể hiểu được mong muốn nguyện vọng của người dân. Từ đó đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp, để hướng đến một nền kinh tế nhân bản phục vụ đa số.

Ý nghĩa và vai trò của dân chủ

Ý nghĩa và vai trò của dân chủ

Các hình thức dân chủ cơ bản

Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp hay còn được gọi là dân chủ thuần tuý là hình thức mà công dân của quốc gia được trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì cử đại diện để chấp thuận các luật đó.

Dân chủ trực tiếp hiện đại gồm có ba trụ cột chính:

  • Quyền đề xướng luật lệ.

  • Trưng cầu dân ý bao gồm cả việc cho phép nhân dân bỏ phiếu phủ quyết sự ban hành của pháp luật.

  • Bãi nhiệm bằng cách gửi kiến nghị hoặc trưng cầu dân ý, cho phép nhân dân bãi nhiệm những người được bầu ra.

Một ví dụ điển hình về dân chủ trực tiếp ở tiểu bang Appenzell Innerrhoden của Thuỵ Sĩ hiện nay. Ở những nền dân chủ trực tiếp, các đảng chính trị không thực sự có hiệu lực bởi người dân không cần tuân thủ các quan điểm chung. Ở Mỹ là một quốc gia cộng hoà liên bang nhưng không tồn tại dân chủ trực tiếp ở mức liên bang.

Tìm hiểu về dân chủ trực tiếp

Tìm hiểu về dân chủ trực tiếp

Dân chủ đại diện

Dân chủ đại diện là hình thức nhà nước mà những người được người dân bầu ra sẽ thay mặt nhân dân vận hành trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân. Những người được bầu ra chính là đại diện cho ý chí của nhóm người đó. Hầu như các nước phương Tây hiện nay đều mang hình thức dân chủ đại diện.

Dân chủ bán trực tiếp

Những nền dân chủ kết hợp cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được gọi là dân chủ bán trực tiếp. Một vài các biến thể của nền dân chủ có thể kể đến như: Quân chủ lập hiến, Cộng hòa lập hiến, Dân chủ tự do, Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Các nguyên tắc đảm bảo thực thi dân chủ

Bảo đảm quyền của nhân dân

Một trong những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo thực thi dân chủ là bảo đảm quyền của công dân. Công dân, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó. Các cán bộ lãnh đạo cần tôn trọng ý kiến của nhân dân, kịp thời giải quyết các kiến nghị phản ánh của nhân dân.

Trách nhiệm của các cơ quản tổ chức có thẩm quyền

Đảng và Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo trật tự kỷ cương. Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải đảm bảo công khai, minh bạch trong tất cả các vấn đề quốc gia, đồng thời cần phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước các tổ chức cá nhân.

Sau bài viết chắc hẳn chúng ta đã hiểu dân chủ là gì và một số khái niệm liên quan đến dân chủ. Bên cạnh đó để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích, bạn đọc có thể tìm đọc tại website của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

X