hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 20/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Dân số Việt Nam năm 2023? Những vấn đề của dân số hiện nay

Việt Nam có phải là một quốc gia đông dân không? Tổng dân số Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên bản đồ dân số thế giới? Tình trạng dân số ở Việt Nam như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề trên trong phần chia sẻ thông tin bên dưới.

Mục lục bài viết
  • Tổng dân số Việt Nam tính đến năm 2023
  • Những số liệu dân số Việt Nam bạn cần biết
  • Quy mô dân số
  • Mật độ dân số
  • Tỷ lệ dân số theo độ tuổi

Tổng dân số Việt Nam tính đến năm 2023

Theo số thống kê gần nhất vào cuối tháng 12/2022 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam có khoảng hơn 99,3 triệu người. Vào đầu năm 2022, tổng dân số của Việt Nam ghi nhận khoảng 98,5 triệu người. Như vậy tính trong năm 2022 vừa qua, dân số của Việt Nam đã đã gia tăng khoảng 800.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm vừa qua là con số dương. Điều này cho thấy số lượng sinh nhiều hơn số lượng người mất.

Dân số Việt Nam đầu năm 2023 khoảng 99,3 triệu dân

Dân số Việt Nam đầu năm 2023 khoảng 99,3 triệu dân

Những số liệu dân số Việt Nam bạn cần biết

Bên cạnh việc quan tâm đến tổng dân số Việt Nam, những số liệu dân số khác như: quy mô, mật độ, tuổi thọ cũng là thông tin mà bạn cần biết.

Quy mô dân số

Với hơn 99,3 triệu người, Việt Nam chiếm khoảng 1,24% tổng dân số trên toàn thế giới. Dân số của Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia với khoảng 280,4 triệu dân).

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của Việt Nam vào năm 2069 được dự đoán theo 3 mức:

  • Mức phương án thấp: Khoảng 111,1 triệu dân, tăng thêm 14,4% so với năm 2019.

  • Mức phương án trung bình: Khoảng 116,9 triệu dân, tăng thêm 19,4% so với năm 2019.

  • Mức phương án cao: Khoảng 122,0 triệu dân, tăng thêm 23,7% so với năm 2019.

Trong trường hợp đi theo phương án thấp, dân số của Việt Nam vào năm 2054 sẽ bắt đầu vào thời kỳ tăng trưởng âm, mức giảm dân số lớn. Vào các năm tiếp từ năm 2054 đến năm 2059, mức giảm dân số trung bình sẽ khoảng 0,04%/năm. Ở cuối thời kỳ dự báo từ 2064 – 2069, mức giảm dân số sẽ lên tới 0.18%. Ngược lại với tình huống mức sinh thay thế được duy trì ổn định, dân số Việt Nam sẽ tăng nhẹ khoảng 0,17%.

Mật độ dân số

Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.698 km² với 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thuỷ. Như vậy, mật độ dân số trung bình của cả nước vào khoảng 320 người/km². Con số này được tính theo tỷ lệ giữa tổng dân số và tổng diện tích đất liền của Việt Nam.

Mật độ dân số của Việt Nam khoảng 320 người/km²

Tỷ lệ dân số theo độ tuổi

Tỷ lệ dân số theo độ tuổi được tính theo dân số trong độ tuổi còn khả năng lao động và dân số phụ thuộc của một quốc gia. Theo đó, dân số phụ thuộc gồm trẻ em và người già. Như vậy, tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi của Việt Nam là 45,6% (số liệu tính theo năm 2019).

  • Tỷ lệ độ tuổi trẻ em phụ thuộc: Là 33,6% được tính theo tỷ lệ giữa dân số trong độ tuổi lao động và độ tuổi dưới 15 tuổi.

  • Tỷ lệ độ tuổi người cao tuổi phụ thuộc: Là 12,0% được tính theo tỷ lệ giữa dân số trong độ tuổi lao động và độ tuổi trên 65 tuổi.

Theo những con số thống kê này, dân số của Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu vàng. Tỷ lệ dân số theo độ tuổi phụ thuộc ở mức dưới 50%. Điều này đồng nghĩa là cứ hai người ở độ tuổi lao động sẽ chỉ phải gánh vác một người ở độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên theo phương án dự báo, thời kỳ cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2039..

Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ trung bình của dân số là một chỉ số nhân khẩu học quan trọng của mỗi quốc gia. Chỉ số này thể hiện được thời gian sống của một con người từ khi sinh ra đến khi chết đi. Tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam hiện nay là 75,6 tuổi. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,5 tuổi và nữ giới 79,7 tuổi. So với tuổi thọ dân số trung bình của thế giới (72 tuổi), tuổi thọ trung bình của người Việt cao hơn.

Theo Kết quả Tổng điều tra năm 2019, tuổi thọ trung bình dân số ở Việt Nam có sự gia tăng không ngừng từ năm 1999 đến năm 2019, cụ thể là:

  • Năm 1999: 68,2 tuổi.

  • Năm 2009: 72,8 tuổi.

  • Năm 2019: 75,6 tuổi.

Việc gia tăng tuổi thọ trung bình của dân số ở Việt Nam là thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Tuổi thọ trung bình của người tăng theo từng năm

Những vấn đề bất cập của dân số Việt Nam

Dưới đây là một vài bất cập về tình hình dân số của Việt Nam đang gặp phải hiện nay:

Tình trạng mất cân bằng giới tính nam nữ

Mất cân bằng giới tính là tỷ lệ bé trai cao hơn hoặc thấp hơn so với ngưỡng bình thường của 100 bé gái. Tình trạng mất cân bằng sẽ xảy ra khi tỷ lệ bé trai so với bé gái thấp hơn 103 hoặc cao hơn 107. Hiện nay, tỷ lệ giới tính của Việt Nam đang là 112,5/100 (bé trai/bé gái). Như vậy, tình trạng mất cân bằng giới tính của dân số Việt đang ở mức đáng báo động. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai và gây nên những hệ lụy lâu dài:

  • Gây nên hệ quả thiếu hụt phụ nữ, dư thừa đàn ông ở độ tuổi kết hôn.

  • Ảnh hưởng đến cơ cấu, chất lượng của dân số.

  • Gây ra hệ lụy cho sự phát triển của dân tộc, của quốc gia.

  • Gây nên sự bất bình đẳng giới: phụ nữ có thể phải đối mặt với việc kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn hay tái hôn của phụ nữ tăng, tình trạng bạo hành giới, tệ nạn xã hội (buôn bán phụ nữ)…

  • Thiếu hụt lao động nữ trong các nghề nghiệp đặc thù: giáo viên mầm non, may mặc…

Tình trạng mất cân bằng giới tính báo động ở Việt Nam

Dân số già hóa

Dân số già hóa cũng đang là vấn đề mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Theo dự đoán, tỷ lệ dân số già của sẽ gia tăng trong giai đoạn từ năm 2019 – 2069, cụ thể:

  • Năm 2019: 7,4 triệu người.

  • Năm 2039: Dự đoán sẽ tăng lên 16,8 triệu người.

  • Năm 2069: Dự đoán sẽ tăng lên 25,2 triệu người.

Bên cạnh đó, chỉ số già hóa cũng sẽ gia tăng. Chỉ số già hóa là tỷ lệ giữa trẻ dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi. Vào năm 2019, chỉ số già hóa của nước ta chỉ là 48,8%. Tuy nhiên đến cuối thời kỳ dự đoán (năm 2069), chỉ số già hóa có thể tăng gấp 3 lần vào khoảng 154,3%. Theo đó, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2039.

Phân bố dân số không đều

Dân cư phân bố không đồng đều cũng là một trong vấn đề bất cập của dấn số Việt Nam. Hiện nay, mật độ dân cử ở khu vực Đồng bằng sông Hồng đang cao hơn so với khu vực Tây Nguyên khoảng 10 lần.

Dân cư tập trung đông đúc ở thành thị

Dân số tập trung ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều lần so với khu vực nông thôn. Đặc biệt, xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục được dự đoán diễn ra trong tương lai. Vào năm 2019, số dân đô thị vào khoảng 33,1 triệu người. Tuy nhiên theo dự đoán, số dân đô thị sẽ tăng lên khoảng 75,8 triệu người năm 2069. Tỷ lệ tăng dân số đô thị cũng cao hơn gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số nông thôn.

Nguyên nhân chủ yếu của điều này là do sự di dân từ nông thôn lên thành thị. Ngoài ra, sự thay đổi từ cơ cấu hành chính từ xã/huyện lên phường/thị trấn của nhiều khu vực. Việc này đã biến dân cư nông thôn thành dân cư thành thị.

Tóm lại, dân số Việt Nam vào đầu năm 2023 đang khoảng hơn 99 triệu dân. Con số này có thể sẽ vượt ngưỡng hơn 100 triệu dân theo dự đoán trong thời gian tới. Ổn định và gia tăng chất lượng cuộc sống sẽ luôn là bài toán khó của xã hội khi dân số gia tăng đều. Gia tăng dân số, gia tăng chất lượng cuộc sống là hai vấn đề luôn cần song hành với nhau để đảm bảo nhu cầu của toàn dân số.

Có thể bạn quan tâm

X