hieuluat
Chia sẻ email

Dân tộc thiểu số là gì? Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có đa dạng nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh các dân tộc phổ biến có số dân đông đảo, Việt Nam còn có một số dân tộc thiểu số mang trong mình những nét văn hóa đặc sắc mà ít ai biết được. Vậy dân tộc thiểu số là gì? Các dân tộc nào là dân tộc thiểu số ở Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 
Mục lục bài viết
  • Dân tộc thiểu số là gì?
  • Danh sách tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
  • Dân tộc thiểu số ở miền Nam
  • Dân tộc thiểu số ở miền Trung
  • Dân tộc thiểu số ở miền Bắc
Dân tộc thiểu số là gì? Tên các dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam
Dân tộc thiểu số là gì? Tên các dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam

Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số lượng dân ít, chiếm một tỉ lệ nhỏ so với đại đa số các dân tộc sống tại Việt Nam. Các dân tộc này thường sinh sống tập trung tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, các vùng có địa lý khó khăn, hiểm trở.

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP có định nghĩa dân tộc thiểu số như sau: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh dân tộc Kinh, hiện nay nhiều dân tộc đã có số dân ngày càng tăng cao. Xét theo quy định của chính phủ trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia nên ngoài dân tộc Kinh (Chiếm 85,7% dân số cả nước), các dân tộc khác sống trên đất nước Việt Nam đều là dân tộc thiểu số.

Một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn do bị hạn chế về vị trí địa lý khiến việc tiếp cận với các cơ sở vật chất, giáo dục, y tế, quyền lợi tại các vùng có kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam vẫn đang không ngừng quan tâm, đưa ra các chính sách hỗ trợ tại các vùng có dân tộc thiểu số cư trú nhằm tạo ra sự bình đẳng, phát triển đồng bộ và tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn.

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân nhỏ hơn 50% tổng dân số cả nước

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân nhỏ hơn 50% tổng dân số cả nước

Danh sách tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Với 54 dân tộc anh em sinh sống trải dài ở các vùng trên đất nước hình chữ S, danh sách tên các dân tộc thiểu số tại 3 miền như sau:

Dân tộc thiểu số ở miền Nam

Miền Nam là vùng đất trù phú với nhiều vùng kinh tế trọng điểm và cũng là nơi được chọn để an cư lạc nghiệp của các dân tộc sau:

STT

Tên dân tộc

Các tên gọi khác

Vùng sinh sống chủ yếu

1

Hoa

Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây,  Hải Nam, Hẹ, Sang Phang, Ngô, Hạ, Xạ Phạng, Xìa Phống, Thảng Nhằm, Minh Hương,...

Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương,...

2

Khmer

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Krôm, Khơ Me,..

Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh,...

3

Mường

Mol, Mual, Mọi, Moan, Mọi Bi, Ao Tá, Ậu Tá,...

Tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng

4

Chăm

Chàm, Chiêm Thành, Chiêm, Hroi, Chăm Pong, Chà Và Ku, Chăm Châu Đốc,...

Tỉnh An Giang, Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai.

5

Mnông

Pnông, Mnông Nông, Pré, Bu Đâng, ĐiPri, Biat, Gar, Rơ Lam, Chil, Kuênh, Đíp, Bu Nor, Bu Đêh,...

Bình Phước

6

Xtiêng

Bù-Lơ, Bù-Đek, Xa-Điêng, Xa-Chiêng, Bù Đêh, Bù Biêk,...

Bình Phước

7

Mạ

Châu Mạ, Mạ Ngăn, Chô Mạ, Mạ Xóp, Chê Mạ, Mạ Tô, Mạ Krung,...

Đồng Nai

8

Chơ Ro

Chơ-Ro, Dơ-Ro, Chro,,...

Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu

9

Rơ Măm

Thành phố Hồ Chí Minh

10

Brâu

Brao

Tp Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai

Dân tộc Hoa là một trong những dân tộc phổ biến chỉ sau dân tộc Kinh

Dân tộc Hoa là một trong những dân tộc phổ biến chỉ sau dân tộc Kinh

Dân tộc thiểu số ở miền Trung

Dân tộc thiểu số ở miền Trung phân bổ chủ yếu tại các vùng Đak Lak, Kon Tum, Thái Nguyên, Bình Thuận.

STT

Tên dân tộc

Các tên gọi khác

Vùng sinh sống chủ yếu

1

Ngái

Xín, Lê, Đản, Ngái Hắc Cá, Xuyến, Sán Ngải,...

Bình Thuận 

2

Tà Ôi

Tôi-Ôi, Pa-Co, Pa-Hi,...

Thừa Thiên Huế, Quảng Trị

3

Ngái

Xín, Lê, Đản, Khách Gia, Ngái Hắc Cá, Ngái Lấu Mần, Sán Ngải,...

Bình Thuận

4

Thái

Tày-Khao, Đón, Thái Đen, Thái Trắng, Tày Thanh, Mán Thanh, Hàng Tổng,...

Nghệ An, Thanh Hóa

5

Bru Vân Kiều

Măng-Coong, Tri-Khùa...

Quảng Trị, Quảng Bình, Đak Lak

6

Hrê

Chăm Rê, Chom, Krẹ-Luỹ, Mọi-Lũy, Chăm Quảng Ngãi, Man Thạch Bích, Thượng Ba Tơ,...

Quảng Ngãi, Bình Định

7

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu.

Quảng Ngãi, Quảng Nam

8

Cơ Tu

Cơ-Tu, Cao, Phương, Ca-Tang,...

Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

9

Chứt

Sách, Mã Liêng, A-Rem, Tu-Vang, Pa-Leng, Tơ Hung, Chà Củi, Tắc Củi,...

Quảng Bình

10

Raglay

Ra-Lây, Rai, Noang,...

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh  Ninh Thuận, Khánh Hòa

11

Chăm

Chàm, Chiêm Thành, Chiêm, Hroi, Chăm-Pong, Chà Và Ku, Chăm Châu Đốc,...

Tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bình Định

12

Ơ Đu

Tày Hạt, I Đu,...

Nghệ An

13

Thổ

Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan-Lai, người Nhà Làng, Ly-Hà, Tày-Pọng, Con-Kha, Xá Lá Vàng, Mường...

Nghệ An, Thanh Hóa

14

Khơ Mú

Xá-Cẩu, Mứn-Xen, Pu-Thênh, Tềnh, Tày Hay, Khạ-Klẩu, Kmụ Kưm Mụ,...

Nghệ An

15

Cơ Ho

Xrê, Nốp, Tu-Lốp, Cơ-Don, Chil, Lat, Lach, Tơ-Rinh,...

Lâm Đồng, Bình Thuận

16

Mạ

Châu Mạ, Mạ-Ngăn, Chô-Mạ, Mạ-Xóp, Chê-Mạ, Mạ-Tô, Mạ-Krung,...

Lâm Đồng, Đắk Nông

17

Chu Ru

Chơ-Ru, Chu, Kru, Thượng

Lâm Đồng

18

Nùng

Nùng-Xuồng, Giang, Nùng-An, Phàn-Slinh, Nùng-Cháo, Nùng-Lòi, Quý-Rim, Khèn-Lài, Nồng,...

Đak Lak

19

Rơ Măm

Kon Tum

20

Brâu

Brao

Kon Tum

21

Xơ Đăng

Tơ-Đra, Xơ-Teng, H-Đang, Kmrâng, Mơ-Nâm, Ha-Lăng, Bri-La, Tang, Tà-Trĩ,,...

Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đak Lak

22

Giẻ Triêng

Đgiéh, La Ve, Giang Rẫy Pin, Ve, Veh, Triêng, Treng, Ta Riêng,...

Kon Tum, Quảng Nam

23

Mường

Mol, Mual, Mọi, Moan, Mọi-Bi, Ao-Tá, Ậu-Tá,...

Thanh Hóa

24

Gia Rai

Giơ-Rai, Tơ-Buăn, Chơ Rai, Hơ-Bau, Hđrung, Chor, Arap,...

Gia Lai, Kon Tum

25

Ba Na

Tơ Lô, Gơ Lar, Giơ Lâng, Rơ-Ngao, Krem, Roh, ConKđe, A La Công, Kpăng-Công,...

Gia Lai, Kon Tum, Bình Định

26

Chơ Ro

Châu-Ro, Chro, Thượng, Trơ-Ro...

Bình Thuận

27

Mnông

Bu Đâng, Rơ-Lam, Kuênh, Pnông, Mnông Nông, Pré, Bu Đêh, ĐiPri, Biat, Gar, Bu-Nor,...

Đăk Nông, Đak Lak, Lâm Đồng

28

Ê Đê

Đliê-Hruê, Blô, Kah, Ra-Đê, Ê Đê Êgar, Đê, Kpa, A Đham, Krung, Ktul, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak,  Arul, Ktlê, Êpan, Mđhur, Bih,…

Đak Lak

Dân tộc thiểu số ở miền Bắc

Dân tộc thiểu số ở miền Bắc thường sinh sống trên các vùng đồi núi xa xôi, hẻo lánh.

STT

Tên dân tộc

Các tên gọi khác

Vùng sinh sống chủ yếu

1

Ngái

Xín, Lê, Đản, Ngái Hắc Cá, Khách-Gia, Ngài Lầu-Mần, Xuyến, Sán-Ngải,...

Thái Nguyên 

2

Nùng

Nùng-Xuồng, Giang, Nùng-An, Phàn-Slinh, Nùng-Cháo, Nùng-Lòi, Quý-Rim, Khèn-Lài, Nồng,...

Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang

3

Sán Chay

Cao-Lan, Sán-Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn-Bạn, Sơn Tử, Trùng, Trại,...

Tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang

4

Sán Dìu

Sán Dẻo, Trại, Sán Déo Nhín, Sơn Dao Nhân, Trại Đất, Trại, Mán, Mán Váy Xé, Mán Quần Cộc,...

Tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh

5

Thái

Tày Khao, Đón, Thái Đen, Thái Trắng, Tày Khăm, Tày-Mười, Tày-Thanh, Mán-Thanh, Hàng-Tổng,...

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La

6

Xinh Mun

Xá, Pụa, Puộc, Pnạ, Xinh Mun Dạ,...

Sơn La, Điện Biên

7

La Ha

Xá-Khao, Xá Cha, Khlá-Phlạo, La Ha Cạn, La Ha Nước, Xá Táu Nhạ, La Ha Ủng, Xá-Bung, Xá, Khao, Xá Poọng, Xá-Uống, Bủ-Hả,...

Sơn La

8

Kháng

Xá-Khao, Xá-Súa, Xá-Dón, Xá-Dẩng, Xá-Hốc, Xá-Ái, Xá-Bung, Kháng Súa, Bủ Háng Cọi, Ma Háng Bén,...

Sơn La, Điện Biên 

9

Khơ Mú

Xá-Cẩu, Mứn Xen, Khạ-Klẩu, Măng Cẩu, Tày Hay, Kmụ, Kưm-Mụ,...

Tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu, tỉnh Yên Bái

10

Giáy

Pu Nà, Nhắng, Dẩng, Pầu-Thìn, Xa, Giảng,...

Tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang, tỉnh Lai Châu, tỉnh Yên Bái

11

Phù Lá

Phó, Phổ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Lão, Pạ-Xá, Cần-Thin, Phù Lá Đen, Phù La Hán,...

Tỉnh Lào Cai, Yên Bái

12

Bố Y

Chủng-Chá, Tu-Din, Trọng-Gia,...

Lào Cai, Hà Giang

13

Tày

Thổ, Ngạn, Thù Lao, Pa-Dí, Phén, Tày Khao,...

Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang

14

Si La

Cù Dề Xừ, Khả pẻ,...

Lai Châu, Điện Biên

15

Hà Nhi

U Ni, Xá U Ni

Lai Châu, Lào Cai

16

La Hủ

Lao, Khù Xung, Cò-Xung, Khả Quy,...

Lai Châu

17

Lào

Là-Bốc, Lào Cạn, Lào-Nọi, Phu Thay,...

Tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La

18

Lự

Lừ, , Phù Lừ, Nhuồn, Mùn Di, Thay, Duôn, Lự Đen, Lự Đăm, Lự Trắng,...

Tỉnh Lai Châu

19

Mảng

Mảng Ư, Mảng Gứng, Xá Mảng, Xá Bá-O, Mảng Lệ,...

Tỉnh Lai Châu

20

Cống

Xắm Khống, Xá-Xéng,  Phuy A,...

Lai Châu, Điện Biên

21

Mường

Mol, Moan, Mọi Bi, Mual, Mọi,  Ao-Tá, Ậu-Tá,...

Tỉnh Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Sơn La, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Ninh Bình

22

Pu Béo

La Quả, Ka-Pèo, Pen Ti Lô Lô,...

Hà Giang

23

Hmông

Mán Trắng

Mèo, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo

Tỉnh Hà Giang, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, tỉnh Yên Bái

24

Dao

Mán, Đại Bản, Dao Đỏ, Động, Trại, Xá, Dìu, Miên, Lô-Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Sơn Đầu,...

Tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai, Yên Bái, tỉnh Quảng Ninh 

25

La Chí

Cù-Tê, La Quả, Thổ Đen, Xá,...

Hà Giang

26

Pà Thẻn

Mèo Lài, Mèo Hoa, Pà-Hưng, Bát Tiên Tộc,...

Hà Giang, Tuyên Quang

27

Cờ Lao

Tống, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ,...

Hà Giang

28

Lô Lô

Lô Lô Hoa, Lô Lô Đen, Mun-Di, Sách, Mây, Rục, Lu Lộc Màn, Qua La,...

Cao Bằng, Hà Giang

Các chính sách dành cho dân tộc thiểu số hiện nay

Nhằm cải thiện đời sống của những người dân tộc thiểu số, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách giúp thúc đẩy kinh tế, đảm bảo công dân được hưởng các quyền lợi hợp pháp, và đảm bảo sự phát triển đồng bộ tại các vùng trên cả nước. Các chính sách đó là:

  • Các chính sách hỗ trợ học tập: Nhà nước không ngừng đưa ra các học bổng khuyến học cho các học sinh, sinh viên thuộc dân tộc thiểu số và tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên đang công tác, làm việc tại nơi sinh sống của người dân dân tộc thiểu số.
Nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho các em dân tộc thiểu số được đi học Nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho các em dân tộc thiểu số được đi học
  • Các chính sách hỗ trợ y tế, sức khỏe: Các chính sách được đưa ra nhằm củng cố lại cơ sở vật chất khám chữa bệnh ở các vùng dân tộc, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ tài chính để những người dân tộc có thêm hiểu biết về tình trạng sức khỏe và bài trừ mê tín dị đoan.

Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số 

  • Chính sách hỗ trợ kinh tế: Nhà nước rót vốn đầu tư cho các dự án về nông nghiệp, công nghiệp, du lịch tại địa phương nhằm tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

>> XEM TIẾP: Một số quyền lợi của người dân tộc thiểu số

Kết luận

Trên đây là dân tộc thiểu số là gì? Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được cập nhật mới nhất năm 2023. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về những dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng miền khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

X