Đạo đức là một đức tính tốt đẹp của con người. Người càng có đạo đức tốt là người càng được mọi người quý mến và càng mang lại nhiều giá trị cho bản thân. Người ta vẫn hay thắc mắc về sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. Vậy đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật có những điểm khác nhau nào? Trong bài viết này sẽ giải đáp những thắc trên của các bạn.
Đạo đức là gì?
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 khái niệm đạo đức và pháp luật, hãy tìm hiểu khái niệm đạo đức là gì?
Đạo đức là một từ tiếng Việt dùng để chỉ tính cách và giá trị mà một người nắm giữ. Đạo là con đường, đức là phúc đức hay những công đức được tạo ra. Khi chúng ta nói rằng một người có đạo đức, có nghĩa là người đó đã được dạy để sống một cuộc sống tử tế, thực hành các giá trị chuẩn mực và có một tâm hồn đẹp.
Đạo đức là một phạm trù tốt đẹp của con người
Khổng Tử có một câu nói nổi tiếng là: "Tiên học lễ, hậu học văn". Con người trước hết phải nhận thức được những hành vi, thái độ, cách sống đúng đắn thì mới có thể học hỏi tri thức.
Đạo đức là những ý kiến và quan niệm mà con người có về hành vi đúng và sai. Các thế hệ sau tiếp nối và lắng nghe những lời dạy của thế hệ đi trước, tuân theo các giá trị đạo đức này, mang lại sự ổn định và tạo sự tốt đẹp giữa các mối quan hệ của con người. Bên cạnh đó, nó cũng giúp đảm bảo cho các mối quan hệ công bằng.
Hiểu thế nào về chuẩn mực đạo đức?
Nếu như ở trên chúng ta bàn luận về khái niệm đạo đức thì ở đây chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn rằng như thế nào gọi là đạo đức có chuẩn mực hay chuẩn mực đạo đức là gì?
Chuẩn mực đạo đức là tập hợp các quy tắc, yêu cầu và đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội. Khái niệm này cũng cho rằng, hành vi xã hội của mỗi người là quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định, duy trì trật tự và kỷ cương của xã hội.
Chuẩn mực đạo đức được tạo ra bởi con người thông qua những trải nghiệm, những gì mà nhiều người thấy và cho là đúng. Từ đó, hình thành nên hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Chuẩn mực đạo đức là tập hợp các quy tắc, yêu cầu và đòi hỏi của xã hội
Các chuẩn mực đạo đức giúp đảm bảo rằng các cá nhân luôn cân nhắc, suy nghĩ và kiểm tra trước khi thực hiện một hành vi xã hội nào đó. Đồng thời, nó giúp đánh giá xem những gì mà con người làm có phù hợp hay không? Hay nói cách khác, những hành vi đó có được coi là có chuẩn mực đạo đức xã hội không? Tùy theo đó mà xã hội sẽ phê phán, lên án, trừng phạt hoặc tán dương. Như vậy, các chuẩn mực đạo đức giúp ngăn ngừa những hành vi sai trái, bất hợp pháp.
Hiện nay, có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời và không còn phù hợp với thực tế xã hội. Và chắc chắn rằng sẽ có các chuẩn mực đạo đức mới xuất hiện và được phát triển. Chuẩn mực đạo đức giúp con người đánh giá được các hành vi của mình, tuy nhiên thì cũng cần loại trừ những phong tục, tập quán lạc hậu, nhuốm màu mê tín dị đoan ra khỏi đời sống cộng đồng để xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển để mỗi người cảm nhận được rõ giá trị của những chuẩn mực đạo đức là gì, thấy được những chuẩn mực đúng và phù hợp.
Đạo đức và đạo đức khác nhau như thế nào?
Đạo đức và pháp luật có nhiều điểm khác nhau
Về khái niệm
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân, tổ chức và được hình thành từ những điều đúng được nhiều người công nhận. Đạo đức không bắt buộc phải thực hiện nhưng nó là thước đo để xã hội đánh giá cách hành xử của người nào đó.
Pháp luật là một tập hợp các quy tắc mà nhà nước xây dựng và ban hành bắt buộc tất cả mọi người của đất nước đó phải thực hiện theo, nếu làm trái với pháp luật sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật. Pháp luật giúp nhà nước thống trị và quản lý đất nước, điều chỉnh các hành vi của con người.
Tóm lại thông qua 2 khái niệm đạo đức là gì, pháp luật là gì, chúng ta thấy được những điểm khác nhau cơ bản nhất như nêu ở trên.
Về nguồn gốc hình thành
Đạo đức được hình thành từ những trải nghiệm của con người chúng ta, dựa trên những gì chúng ta nhìn thấy và cảm nhận được và được nhiều người công nhận là nó đúng. Sau đó, xã hội lấy nó để điều chỉnh những hành vi, thái độ tương tự.
Còn pháp luật nó là các quy tắc của đời sống xã hội được nhà nước thừa nhận và xây dựng nó thành các văn bản quy phạm pháp luật. Bằng cách điều chỉnh các hành vi liên quan, tiêu chuẩn này sẽ giúp bảo vệ được quyền lợi của mỗi người.
Về phạm vi
Về các khía cạnh như tình cảm, lễ nghĩa, sự giúp đỡ,...thì phạm vi của đạo đức rộng hơn pháp luật. Xã hội khá khắt khe về chúng, mặc dù không phải chịu sự trừng phạt từ pháp luật nếu làm sai nhưng sẽ bị người đời đánh giá về tính cách, hành vi, thái độ của một người. Trường hợp vi phạm nặng sẽ bị cộng đồng xa lánh, tẩy chay và buông những lời chê bai thậm tệ khiến cho những cá nhân này khó mà sống hòa nhập được với xã hội.
Trong một số trường hợp, sự trừng phạt của xã hội, cộng đồng còn đáng sợ hơn pháp luật.
Về phương thức tác động
Đạo đức tác động đến con người thông qua nhiều hình thức như ghi chép, tuyên truyền, truyền miệng,...để phổ cập đến mọi người trong xã hội nhằm mục đích cho họ hiểu biết được những điều đúng sai, phù hợp với tiêu chuẩn của đạo đức. Đồng thời, đạo đức khuyên họ không nên làm trái với những tiêu chuẩn đó, tuy nhiên nếu họ không tuân thủ cũng không phải chịu phạt, thay vào đó, phải chịu các đánh giá từ dư luận xã hội.
Pháp luật thì tác động đến con người thông qua các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành nhằm cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước giúp cho mọi người tránh thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, nếu không thực hiện sẽ bị trừng trị theo quy định của pháp luật.
Sự liên quan giữa đạo đức và pháp luật
Đạo đức và pháp luật tuy khác nhau nhưng cũng có sự liên quan mật thiết
Để làm rõ thắc mắc về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là gì? Chúng ta cùng xem xét xem sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng như thế nào nhé.
Đạo đức là nền tảng, là điều kiện thuận lợi để tiếp thu, nhận thức và thực hiện pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện các hành vi hợp pháp có thể bắt nguồn từ các quy tắc đạo đức. Họ tuân thủ đúng pháp luật vì bản thân họ cũng là người có đạo đức, thực hiện đúng pháp luật cũng là thực hiện đúng với đạo đức và ngược lại.
Một số quan điểm đạo đức được thể chế hóa trong luật. Nhiều quy tắc đạo đức tuân theo mong muốn của nhà nước được ghi nhận trong luật. Ngoài ra, những quy tắc đạo đức trái với tinh thần của pháp luật cũng sẽ được cân nhắc để hình thành nên các quy phạm trong luật.
Pháp luật cũng là phương tiện bảo vệ, duy trì các giá trị của các chuẩn mực đạo đức. Pháp luật có thể là đạo đức nhưng đạo đức chưa chắc là pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi đạo đức là gì? Cũng như phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật cũng được đề cập để mọi người tránh nhầm lẫn. Hy vọng các bạn đã hoàn toàn thỏa đáng với những thông tin giải đáp trên và hãy nhớ rằng luôn là một người có đạo đức tốt nhé.