Báo cáo là một dạng văn bản hành chính. Báo cáo thường được sử dụng vào mục đích tổng hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu; từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá, so sánh và có các quyết định phù hợp. Vậy để tạo một báo cáo cần trả lời các câu hỏi gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết nhé!
Để tạo một báo cáo cần trả lời các câu hỏi gì?
Báo cáo là gì? Báo cáo sử dụng để làm gì?
Khái niệm của báo cáo
Định nghĩa về báo cáo được Quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
Báo cáo thường được sử dụng để làm gì?
Do là văn bản chuyên ngành, báo cáo được viết theo cấu trúc chặt chẽ. Tùy vào cấu trúc, báo cáo sẽ thực hiện những mục đích sau:
Đề xuất giải pháp, kế hoạch cho vấn đề cần giải quyết.
Phân tích, so sánh dữ liệu, thông tin về một vấn đề cụ thể.
Sơ kết hoặc tổng kết về quá trình, kết quả của một dự án, công việc, nhiệm vụ đang thực hiện.
Tổng kết, đánh giá kết quả của một dự án, công việc, nhiệm vụ đã hoàn thiện.
Báo cáo thường được sử dụng để làm gì?
Từ đó, có thể thấy báo cáo như một phương tiện giải trình và dẫn truyền thông tin tới các cá nhân, cơ quan, ban ngành có thẩm quyền. Trên cơ sở thông tin của báo cáo để đưa ra những quyết định quan trọng trong vận hành và quản lý.
Các loại báo cáo
Từ mục đích và cách thức trao đổi qua báo cáo, Chính phủ đã quy định về các loại chế độ báo cáo. Thông tin chi tiết trong Điều 4 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 4. Các loại chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Chế độ báo cáo chuyên đề là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Chế độ báo cáo đột xuất là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.
Để tạo một báo cáo cần trả lời các câu hỏi gì?
Mục đích, mục tiêu của báo cáo
Theo quy định về các loại báo cáo nêu trên, mỗi chế độ báo cáo nhằm phục vụ mục đích trao đổi riêng. Việc đầu tiên khi đào sâu dữ liệu của báo cáo, cần xác định mục đích. Đó là cơ sở để xác định đối tượng, dữ liệu và hình thức báo cáo phù hợp.
Mục đích, mục tiêu của báo cáo
Tính cấp thiết của báo cáo
Tính cấp thiết là phần tạo ấn tượng và khẳng định giá trị của bản báo cáo. Bạn cần hiểu rõ đối tượng, mục tiêu và vai trò của báo cáo. Từ đó, tính cấp thiết sẽ bám sát vai trò và giá trị bản báo cáo.
Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì?
Kết xuất báo cáo là kỹ năng thiết yếu để tạo ra một tài liệu trọng tâm và có cấu trúc.
Để kết xuất báo cáo, chúng ta cần:
Xác định dạng báo cáo: báo cáo tài chính, báo cáo thị trường,...
Đầy đủ thông tin về mục đích, đối tượng của báo cáo
Chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, bao gồm: số liệu liên quan, biểu đồ, hình ảnh, các nguồn tham khảo. Xác định số liệu dưới dạng: phân tích, tổng hợp, so sánh,...
Định dạng hình thức kết xuất báo cáo (Ví dụ: PDF, Word, Excel,...)
Đối tượng của báo cáo
Đối tượng của báo cáo là hiện tượng, sự việc mà báo cáo thực hiện để phân tích, đánh giá.
Thông tin này cần được nêu trong phần giới thiệu. Từ đó các cá nhân, tổ chức sẽ hiểu bối cảnh, ý nghĩa của báo cáo.
Để phân tích một cách chi tiết, tác giả có thể chia nhỏ đối tượng báo cáo trong trình bày.
Chọn đối tượng nào trong bảng chọn đối tượng?
Đây là một câu hỏi liên quan đến sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu Microsoft Access. Trong các đối tượng bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo, để tạo biểu mẫu, ta chọn đối tượng *Form* trong bảng chọn đối tượng.
Đối tượng nào không thể cập nhật dữ liệu?
Một số mẫu hỏi, báo cáo ở dưới dạng tổng hợp, bản ghi lại do đó không thể cập nhập dữ liệu. Đây là thông tin mà các tác giả cần lưu ý khi chọn đối tượng báo cáo.
Báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
Tác giả cần cung cấp thông tin về phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, thực nghiệm, điều tra,... Đồng thời nêu phương thức thực hiện (Ví dụ: Sử dụng phương pháp nào? Thông qua việc làm gì? Thực hiện phương pháp như thế nào?)
Chọn lọc dữ liệu
Khi lập bảng thu thập dữ liệu rất dễ xảy ra tình trạng trùng lặp, lệch thông tin, sai trường thông tin. Từ quá trình thu thập đến khi hình thành một báo cáo hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều khâu chọn lọc dữ liệu.
Chọn lọc giúp dữ liệu chính xác với tiêu chí báo cáo đề ra, tăng tốc độ và tính chính xác của quá trình xử lý dữ liệu.
Chọn lọc dữ liệu là bước vô cùng quan trọng khi làm báo cáo
Dữ liệu của báo cáo cần được lấy từ đâu?
Báo cáo được coi là giá trị khi nguồn dữ liệu của báo cáo phải minh bạch, đến từ các nguồn tin cậy và chính xác. Một số nguồn các bạn có thể tham khảo khi thực hiện báo cáo:
Các nghiên cứu khoa học đã được công nhận bởi các cơ quan chuyên môn và được công bố
Số liệu thống kê chính thức từ cơ quan nhà nước, tổ chức uy tín
Các văn bản còn thời hạn sử dụng
Số liệu thực tế có từ khảo sát, phản hồi của khách hàng hoặc đối tượng của báo cáo
Các phát ngôn, bài phỏng vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Thông tin nên đến từ các tạp chí, trang báo uy tín, chính thống.
Báo cáo phải có thông tin, quy định, khái niệm gì?
Để đảm bảo thông tin và cấu trúc, báo cáo cần có những thông tin như sau:
Tiêu đề: Rõ ràng, ngắn gọn.
Giải thích: Bao gồm giải thích từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành.
Mở đầu: Bao gồm nội dung chính, đối tượng và phương pháp báo cáo. Ở đây nêu bật mục đích, phạm vi của báo cáo.
Nội dung: Trình bày, phân tích dữ liệu, đưa ra nhận xét và từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Chỉ ra các hạn chế, vấn đề còn tồn đọng.
Kết luận: Tóm tắt nội dung chính, kết quả. Báo cáo nên có khuyến nghị, hướng dẫn cho các bước tiếp theo hoặc các nghiên cứu về sau.
Nguồn tài liệu tham khảo: Các nguồn thông tin đã được sử dụng trong báo cáo
Nêu rõ các khái niệm: Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nội dung chi tiết
Cách thức thu thập số liệu như thế nào?
Để quá trình thu thập số liệu đúng hướng và thuận lợi, (nhóm) tác giả của báo cáo cần vạch ra hướng nghiên cứu:
Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xác định phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thiết kế bảng hỏi, câu hỏi,... để thu thập dữ liệu
Kiểm tra và chọn lọc số liệu
Phân tích và trình bày theo mục tiêu ban đầu
Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo?
Sau khi xác định mục đích, lượng dữ liệu thu thập được từ bảng điều tra là rất lớn. Vậy dữ liệu thuộc bảng hỏi nào nào đủ điều kiện để đưa vào báo cáo?
Nguyên tắc bắt buộc, dữ liệu thuộc bảng hỏi liên quan trực tiếp đến mục tiêu của báo cáo.
Dữ liệu thuộc bảng hỏi phản ánh được xu hướng, so sánh.
Dữ liệu đột biến, cần xem xét kỹ
Dữ liệu không trùng lặp
Làm thế nào để nhóm dữ liệu logic, theo hệ thống
Trên thực tế, hiện tại đã có rất nhiều phương thức nhóm dữ liệu theo hệ thống, hỗ trợ bởi Excel:
Bộ lọc Filter mặc định (Auto Filter): lọc dữ liệu theo các giá trị sẵn có
Bộ lọc Filter nâng cao (Advanced Filter):lọc dữ liệu theo một tiêu chí
Hàm FILTER: lọc dữ liệu theo một hoặc nhiều điều kiện đưa ra
Bộ lọc trong Access: xem các bản ghi chọn lọc trong cơ sở dữ liệu
Slicer: lọc dữ liệu trong bảng hoặc biểu đồ PivotTable
Timeline: lọc dữ liệu theo các khoảng thời gian như năm, quý, tháng, ngày trong biểu đồ PivotTable.
Những việc không nên làm khi thực hiện báo cáo
Có một vài lỗi phổ biến mắc phải khi (nhóm) tác giả thực hiện báo cáo. Độc giả cùng xem để tránh mắc lại những lỗi này nhé.
Nội dung không đồng nhất, thiếu trọng tâm, lan man.
Văn phong không phù hợp: Báo cáo là văn bản chuyên ngành. Vì vậy ngôn từ trong báo cáo cần trang trọng và chuyên nghiệp. Tránh sử dụng: từ ngữ địa phương, từ cảm thán, tiếng lóng,... trong báo cáo. Đặc biệt về đại từ nhân xưng, sử dụng đại từ ngôi thứ nhất (tôi, ta, chúng tôi, chúng ta).
Định dạng văn bản: Là văn bản chuyên ngành, báo cáo cần theo định dạng văn bản đã được quy định. Tránh các lỗi về font chữ, lề giấy, định dạng hàng và cột,...
Đừng khiến báo cáo của bạn mất điểm khi làm những điều như trên
Kết luận
Qua bài viết, chúng ta đã hiểu rõ khái niệm liên quan đến báo cáo, để tạo một báo cáo cần trả lời các câu hỏi gì. Từ đó có một tư duy tổng quan về quá trình tạo nên một báo cáo chuyên nghiệp, chính xác và có độ tin cậy cao. Với những thông tin đã tiếp cận, độc giả hoàn toàn có thể tạo một báo cáo chất lượng cho cá nhân và cơ quan mình.