Hải phòng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và là thành phố cảng quan trọng của cả nước. Với tiềm năng kinh tế lớn của mình, Hải Phòng thu hút một số lượng lớn người lao động trên mọi miền đất nước. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp tại Hải Phòng rất được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Hải Phòng cũng như những loại giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, nhớ dõi theo bạn nhé.
Những địa chỉ nhận làm bảo hiểm thất nghiệp ở Hải Phòng
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng chỉ có một trung tâm dịch vụ việc làm chuyên làm bảo hiểm thất nghiệp tại số 735 đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân. Do đó, để tiện cho người lao động đang sống và làm việc tại thành phố Hải Phòng khi làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nhà nước cho phép người lao động có thể tìm kiếm các địa chỉ làm bảo hiểm gần nhất tại nơi mình sinh sống đều được.
Bạn có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm tại quận Lê Chân của thành phố Hải Phòng theo các phương thức sau:
Trực tiếp gọi đến số điện thoại của trung tâm: 02253.710.529 hoặc số Fax: 031.3710.529
Gửi thư thông qua địa chỉ Email: vieclamhp.sld@gmail.com
Lịch làm việc các cơ quan bảo hiểm thất nghiệp ở Hải Phòng
Lịch làm việc của cơ quan bảo hiểm thất nghiệp, hay nói chính xác hơn là giờ làm việc của trung tâm dịch vụ việc làm ở Hải Phòng là điều mà nhiều người lao động quan tâm. Bởi lẽ, đa số người làm động đều làm việc trong khoảng thời gian trùng với cơ quan trung tâm dịch vụ việc làm, do đó việc nắm được lịch làm việc sẽ giúp người lao động đỡ mất thời gian trong quá trình làm thủ tục.
Theo quy định của nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm thì thời gian làm việc của trung tâm bảo hiểm thất nghiệp sẽ giống như thời gian làm việc của các cơ quan hành chính khác, đó là từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.
Căn cứ vào khung giờ trên, người lao động có thể đến để nộp và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Cần mang theo giấy tờ gì khi làm bảo hiểm thất nghiệp ?
Muốn được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, ngoài việc đảm bảo yêu cầu về đối tượng thì người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định tại điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP gồm có:
Đơn đề nghị được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu quy định của các trung tâm dịch vụ việc làm. Mẫu đơn này các bạn có thể truy cập vào trang web của trung tâm để tải về.
Bản gốc sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã được chốt rõ ràng thời gian tham gia đóng bảo hiểm ở trong đó.
Bản chính hoặc bản sao có dấu chứng thực các loại giấy tờ có liên quan đến quá trình lao động như: hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã hoàn thành công việc hoặc đã hết hạn; quyết định sa thải; quyết định đã thôi việc; quyết định kỷ luật và buộc phải thôi việc; thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng…
Bản sao có dấu chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng với bản gốc để đối chiếu trong khi làm thủ tục
Ảnh thẻ chân dung kích thước 3x4 hoặc 4x6 tùy vào mẫu đơn của trung tâm dịch vụ quy định.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ để làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần nắm được trình tự của cũng như thời gian nộp hồ sơ để đảm bảo quá trình xét duyệt hồ sơ được diễn ra nhanh chóng, cụ thể:
Đầu tiên, người lao động nộp đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương hoặc nơi mình muốn nhận trợ cấp. Lưu ý, người lao động phải nộp hồ sơ trong thời gian 3 tháng kể từ ngày ghi trong quyết định thôi việc, nếu quá thời gian trên thì sẽ rất khó khăn trong quá trình giải quyết.
Nếu hồ sơ của người lao động đã hợp lệ và trong vòng 15 ngày người lao động vẫn chưa có công việc mới thì cơ quan bảo hiểm sẽ xác nhận và đưa ra quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp đó trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp người lao động không đạt yêu cầu đề ra thì cơ quan bảo hiểm sẽ nêu rõ lý do không đạt yêu cầu bằng văn bản đến cho người lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày có quyết định của cơ quan bảo hiểm, cơ quan BHXH tại địa phương hoặc nơi người lao động nộp hồ sơ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên cho người lao động cùng với thẻ bảo hiểm y tế.
Kết luận
Để giúp cho người lao động giảm bớt gánh nặng về tài chính cũng như tâm lý nếu không may rơi vào cảnh thất nghiệp thì việc tham gia vào bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là vô cùng thiết thực. Hy vọng, qua bài viết trên đây người lao động đã có những hiểu biết cơ bản về hồ sơ và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp cũng như địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Hải Phòng mới nhất. Nếu có thắc mắc đến địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp hay vấn đề pháp luật, hãy gọi ngay đến Hotline: 19006192 để kịp thời giải đáp.