hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 22/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức hiện nay

Bảo hiểm thất nghiệp là một dạng thu nhập dành cho người lao động sau khi thất nghiệp, giúp họ ổn định được cuộc sống trong khi tìm kiếm một công việc mới. Để nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp người lao động cần đáp ứng các điều kiện gì, cần có những loại hồ sơ nào và địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức là ở đâu, hãy cùng nhau tìm hiểu xem nhé.

Mục lục bài viết
  • Danh sách địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức
  • Quá trình làm bảo hiểm thất nghiệp tại Thủ Đức
  • Một số hỏi đáp có liên quan đến việc làm bảo hiểm thất nghiệp

Danh sách địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức

Đối với những người lao động đang sinh sống và làm việc tại quận Thủ Đức của thành phố Hồ Chí Minh thì việc tìm kiếm địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp rất được nhiều người quan tâm, bởi vì hiện nay quận Thủ Đức vẫn chưa có văn phòng để đại diện cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Do đó, nếu bạn muốn làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức bạn có thể đến các địa chỉ sau:

- Trụ sở chính tại địa chỉ: số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh

- Chi nhánh làm bảo hiểm thất nghiệp ở 145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, quận 2.

- Đội Cảnh sát Giao thông ở số 23 đường Bác Ái, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

- Số 106/14D Điện Biên Phủ, P.17, quận Bình Thạnh

Quá trình làm bảo hiểm thất nghiệp tại Thủ Đức

dia chi lam bao hiem that nghiep thu duc

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ

Muốn nhận được số tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định tại điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP gồm có:

- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc và trong sổ đã được chốt thời gian tham gia bảo hiểm.

- Đơn xin hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của các trung tâm giới thiệu việc làm hoặc người lao động có thể sử dụng các mẫu ở internet.

- Bản chính hoặc bản photo có công chứng các loại giấy tờ sau: Hợp đồng lao động đã hoàn thành công việc hoặc đã hết hạn, Quyết định sa thải, Quyết định thôi việc, thông báo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động…

- Ngoài các giấy tờ chính trên, hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp còn có 2 ảnh kích thước 3x4 và 2 ảnh kích thước 4x6, bản photo công chứng và bản gốc của chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân)

Bước 2: Nộp giấy tờ và hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và hồ sơ, người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm ở các địa chỉ trên để nộp hồ sơ.

Tại Điều 46 của Luật Việc làm ban hành năm 2013 quy định, người lao động phải tiến hành nộp hồ sơ thất nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động. Nếu quá thời gian quy định trên thì người lao động sẽ không được giải quyết trong lần này nữa mà sẽ cộng dồn trong các đợt tiếp theo khi đủ điều kiện.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi đã nhận được hồ sơ của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm xem xét thời gian hưởng trợ cấp của người lao động trong vòng 20 ngày, sau đó trình lên giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội để xem xét và đưa ra quyết định.

Trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày mà người lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động chưa tìm được việc làm mới thì người có thẩm quyền ở trên sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Sau khi có quyết định từ Sở Lao động – Thương binh và xã hội, người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đã làm thủ tục để xác nhận đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ được trung tâm dịch vụ gửi đến Bảo hiểm xã hội của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành chi trả tiền trợ cấp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thất nghiệp. Đồng thời còn gửi cho người lao động 1 bản để lưu.

Nếu người lao động không nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ sẽ thông báo lý do bằng văn bản cho người lao động biết rõ.

Một số hỏi đáp có liên quan đến việc làm bảo hiểm thất nghiệp

dia chi lam bao hiem that nghiep thu duc

Các trung tâm làm bảo hiểm thất nghiệp hoạt động trong thời gian nào?

Thông thường các trung tâm làm bảo hiểm thất nghiệp sẽ hoạt động trong thời gian hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần theo từng buổi:

- Buổi sáng: từ 8 - 12 giờ

- Buổi chiều: từ 13 - 17 giờ

Những đối tượng không được làm bảo hiểm xã hội?

Người lao động nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được làm bảo hiểm thất nghiệp:

- Tự ý chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không đúng quy định;

- Tham gia đóng BHTN không đủ theo thời gian quy định;

- Nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp không đúng với thời gian quy định hoặc thiếu hồ sơ

- Đã có việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng BHTN.

Chi phí để làm bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Hiện nay chưa có thông tin chính xác nào về mức phí làm bảo hiểm thất nghiệp, do đó người lao động chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đến địa chỉ cần thiết để chờ giải quyết thôi nhé.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu đầy đủ về hồ sơ, thủ tục, điều kiện và địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp ở Thủ Đức để người lao động tham khảo. Hãy đến trung tâm việc làm gần nhất hoặc gọi tới hotline:  19006199 để được tư vấn và hướng dẫn làm bảo hiểm thất nghiệp nếu thấy cần thiết nhé, vì đó là quyền lợi của các bạn.

Tin cùng chủ đề

X