hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 09/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đô thị hóa là gì? Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra từng ngày với tốc độ một cách nhanh chóng và trên quy mô rộng lớn. Trong bài viết này, Hieuluat.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm đô thị hóa là gì và những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mục lục bài viết
  • Đô thị hóa là gì?
  • Đặc điểm của đô thị hóa là gì?
  • Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế và xã hội
  • Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa
  • Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là quá trình mở rộng của các đô thị, được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích và số dân đô thị với tổng diện tích hoặc tổng số dân của một vùng hay khu vực.

Ngoài ra, đô thị hóa cũng có thể tính dựa trên sự gia tăng của hai tỷ lệ trên theo thời gian. Trong đó:

  • Tốc độ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đô thị và tổng diện tích của một khu vực

  • Mức độ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị và tổng số dân của một khu vực

Đô thị hóa rất phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển khi ngày càng nhiều người có xu hướng di chuyển đến gần các thành phố hơn để được hưởng các dịch vụ cũng như lợi ích kinh tế và xã hội “đặc quyền”, bao gồm: Các lợi ích xã hội và kinh tế như giáo dục tốt hơn, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, nhà ở, cơ hội kinh doanh và giao thông vận tải,...

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là gì? (nguồn: internet)

Đặc điểm của đô thị hóa là gì?

  • Sự gia tăng dân số: Trong quá trình đô thị hóa, dân số sống tại các thành thị gia tăng đáng kể do sự di cư của người dân từ các vùng quê lên đô thị để sinh sống và phát triển kinh tế.

Cụ thể: Đầu thế kỉ 19, số dân thành thị trên toàn thế giới chỉ có khoảng 30 triệu (tương đương 3% tổng dân số). Trong khi đó tại thời điểm đầu thế kỉ 20, số dân thành thị tăng lên thêm 25 triệu người (chiếm khoảng 14% tổng dân số).

  • Sự gia tăng diện tích của các đô thị: Đô thị hóa thúc đẩy các đô thị mở rộng lãnh thổ sang các khu vực lân cận. Nhờ sự liên kết giữa các khu vực mà điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật ngày càng được cải thiện. Khoảng cách đời sống dân cư của các vùng tiếp giáp đô thị được kéo gần dẫn đến sự mở rộng lãnh thổ đô thị.

  • Lối sống thành thị trở nên phổ biến: Các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội ngày càng được cải thiện về mặt chất lượng và số lượng. Cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,.. được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

  • Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút số lượng lớn lao động từ nông thôn đến làm việc.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế và xã hội

Đô thị hóa tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của con người trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực, cụ thể là:

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa

  • Sự thay đổi trong phân bố dân cư: Sự di chuyển của người dân từ vùng nông thôn đến thành thị tạo nên sự thay đổi về phân bố dân cư và mật độ dân cư tại một quốc gia hay khu vực. Dân cư tập trung đông đúc tại những thành thị và ngược lại, tại các khu vực nông thôn và miền núi có số lượng dân cư ít và thưa thớt.

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Quá trình đô thị hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tại những khu vực đô thị hóa nhanh thì kinh tế phát triển nhanh hơn và ngược lại. Ngoài ra, đô thị hóa cũng là một yếu tố gây nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • Thu hút lực lượng lao động chất lượng cao: Sự phát triển của các khu công nghệ cao và sự phân hóa trong từng khâu sản xuất đòi hỏi người lao động có tay nghề cao hơn.

  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động: Nhu cầu lao động tại các đô thị thường rất lớn, các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Cũng nhờ đó mà người lao động có thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

  • Phát triển cơ sở hạ tầng: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân đô thị mà cơ sở hạ tầng tại khu vực này ngày càng được phát triển hơn. Tại các khu vực đô thị xuất hiện nhiều nhà cao tầng, đường xá, cầu cống, tạo thuận lợi cho việc ăn ở, đi lại của người dân.

Đô thị hóa giúp phát triển cơ sở hạ tầng

Đô thị hóa giúp phát triển cơ sở hạ tầng (nguồn: internet)

  • Mở rộng thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hóa: Do tập trung đông dân nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại đô thị cũng rất cao, điều này kéo theo việc thị trường sản xuất hàng hóa cũng ngày càng lớn.

  • Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài: Nhờ có lực lượng lao động lớn, chất lượng cao và cơ sở hạ tầng phát triển mà các khu vực đô thị dễ dàng thu hút được lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa

  • Vấn đề nhà ở: Đô thị hóa thu hút dân cư đến các thành thị dẫn đến sự gia tăng dân số tại khu vực này, từ đó lại làm xuất hiện tình trạng khan hiếm nhà ở. Nguyên nhân của vấn đề này là do các tiện ích công cộng và các công trình cơ sở hạ tầng khác đã chiếm nhiều diện tích tại đô thị, do đó không đủ không gian xây dựng nhà ở.

  • Thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở khu vực thành thị và thậm chí còn cao hơn ở những người có trình độ học thức. Người ta ước tính rằng hơn một nửa số người thất nghiệp trên toàn cầu sống ở các đô thị.

  • Vấn đề vệ sinh môi trường: Nước thải từ quá trình sinh hoạt không được xử lý đúng cách gây nên tình trạng ô nhiễm nước tại khu vực đô thị. Đây cũng là nguyên nhân làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, kiết lỵ, dịch hạch và tiêu chảy. Tình trạng quá tải cũng là nguyên nhân gây ra khan hiếm nước do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu.

  • Sự lây truyền bệnh tật: Sự tập trung quá đông dân cư tại khu vực đô thị khiến cho việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, tại các khu vực sinh sống của lao động nghèo thường có điều kiện vệ sinh kém và nguồn cung cấp nước không đủ, dẫn đến tình trạng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

  • Các vấn đề môi trường khác như ô nhiễm không khí cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như dị ứng, hen suyễn, vô sinh, ngộ độc thực phẩm, ung thư và thậm chí là tử vong.

  • Tắc nghẽn giao thông: Số lượng người sống tại đô thị tăng lên tức là số lượng phương tiện giao thông cũng nhiều lên, điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí do khí thải từ xe cộ.

  • Tội phạm đô thị: Các vấn đề như dân số quá đông , thất nghiệp, nghèo đói, thiếu các dịch vụ xã hội và giáo dục thường xuyên dẫn đến nhiều vấn đề xã hội bao gồm bạo lực, sử dụng ma túy và tội phạm khác. Điều này khiến mất ổn định an ninh, trật tự tại khu vực đô thị.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đô thị
 Tình trạng tắc nghẽn giao thông tại đô thị (nguồn: internet)

Tình hình đô thị hóa ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn diễn ra tại nhiều tỉnh thành khác.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã tăng từ 30,5% đến 40% chỉ trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong sự phát triển kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế, sự đô thị hóa không đồng đều giữa các khu vực, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta còn thấp hơn tỷ lệ trung bình trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Đô thị hóa là gì? Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thật sự hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

X