Tác giả của sáng kiến có thể làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu công nhận sáng kiến. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến năm 2024 phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây.
Mẫu Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến năm 2024
Trước hết, cần hiểu sáng kiến là gì? Sáng kiến theo quy định tại Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP được hiểu là giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp quản lý hay giải pháp tác nghiệp, hoặc là các giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (có thể gọi chung là giải pháp) có đầy đủ các điều kiện liệt kê dưới đây và được cơ sở công nhận:
- Sáng kiến có tính mới xét trong phạm vi cơ sở có sáng kiến đó;
- Sáng kiến đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó, đồng thời kết quả là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
- Không thuộc đối tượng bị loại trừ sau: Giải pháp có nội dung trái đạo đức xã hội hay trật tự công cộng, giải pháp đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại thời điểm yêu cầu xét công nhận sáng kiến.
Để được yêu cầu công nhận sáng kiến, tác giả cần làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo mẫu quy định.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hiện nay là mẫu ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BKHCN, có nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi (1 ): ……………………………………………..
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến (2):..................................
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến) (3): .........................................................................................................
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (4):...............................................................................
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn)
................................................................................................................................
- Mô tả bản chất của sáng kiến (5): .....................................................................
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): ................................................
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả (6):...................................................................
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) (7):.....................................................................................
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Nội dung công việc hỗ trợ |
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
….., ngày ... tháng... năm ….. Người nộp đơn |
Hướng dẫn viết đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
Với mẫu đơn nêu trên, các nội dung được đề cập phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN như sau:
Mục (1) Kính gửi: Điền tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến 1 cách đầy đủ, chính xác.
Mục (2) Tên của sáng kiến: Tên của sáng kiến phải thể hiện bản chất của giải pháp đang xin yêu cầu công nhận sáng kiến.
Mục (3) Ghi đầy đủ thông tin tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - chỉ ghi nếu thuộc trường hợp tác giả không phải là chủ đầu tư.
Mục (4) Điền lĩnh vực áp dụng, cần nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến này và vấn đề mà sáng kiến giải quyết. Ví dụ là các lĩnh vực điện tử, viễn thông hay công nghệ thông tin; lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực giao thông vận tải,.... Nội dung cụ thể giúp cơ quan nhận đơn theo dõi dễ dàng, dễ hiểu.
Mục (5) Mô tả về bản chất của sáng kiến
- Mục này cần nêu các thông tin:
+ Nội dung của sáng kiến: Mô tả một cách ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp và các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó. Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì trong đơn cần phải nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, đã sáng tạo của giải pháp mới nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Phần nội dung này có thể minh họa bằng các bản vẽ, bản thiết kế, sơ đồ, hoặc ảnh chụp mẫu sản phẩm... (nếu cần thiết);
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng hay cơ quan, tổ chức nào;
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Chỉ ghi thông tin này, nếu có.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tùy thuộc vào từng giải pháp có những điều kiện nào thì liệt kê rõ.
Mục (6) Đánh giá lợi ích theo ý kiến của tác giả theo các nội dung sau:
- So sánh về lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp và không áp dụng giải pháp/ hoặc so với giải pháp tương tự: Cái nào mang lại lợi ích, hiệu quả cao hơn, tốt hơn? Hay điểm tối ưu, khắc phục nhược điểm so với giải pháp trước đó?
- Số tiền làm lợi (trong trường hợp có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể số tiền này.
Mục (7) Đánh giá lợi ích theo ý kiến của người đã áp dụng giải pháp (nếu có) theo các nội dung tương tự mục 6, chỉ thay đổi đối tượng đưa ra ý kiến. Nếu ghi nội dung vào mục (7) này thì ghi danh sách những người đã tham gia áp dụng/dùng thử giải pháp ở ô phía dưới.
Cuối cùng, người nộp đơn điền thông tin ngày làm đơn, ký và ghi rõ họ tên của mình.
Trình tự xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến thế nào?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ sáng kiến ban hành tại Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì việc xem xét đơn được tiến hành như sau:
- Tiếp nhận đơn của người nộp đơn yêu cầu, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện đơn theo đúng quy định pháp luật.
- Sau khi nhận đơn, trong thời hạn 01 tháng thì tiến hành xem xét đơn theo các bước:
+ Nếu đơn có nội dung cần sửa chữa, bổ sung và phải gửi lại: Thông báo cho tác giả sáng kiến biết về những thiếu sót trên, đồng thời ấn định thời hạn 01 tháng để sửa và nộp lại.
+ Nếu đơn được chấp nhận: Thông báo cho tác giả về việc đã chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và tiến hành lưu giữ hồ sơ đơn theo đúng quy định pháp luật.
+ Trường hợp đơn bị từ chối: Thông báo cho tác giả, nêu rõ lý do vì sao bị từ chối.
Trên đây là quy định pháp luật về "Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2024 và cách viết". Nếu có bất kỳ vấn đề pháp luật nào vướng mắc, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6199 để được tư vấn chi tiết.Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số 19006192 để được hỗ trợ