hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 22/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường nào?

Đường cơ sở là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chính xác các vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào? Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường nào? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Đường cơ sở là gì?
  • Ý nghĩa của đường cơ sở
  • Đường cơ sở của nước ta được xác định như thế nào?
  • Đường cơ sở thông thường
  • Đường cơ sở thẳng
Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường nào?

Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường nào?

Đường cơ sở là gì?

Đường cơ sở chưa được định nghĩa một cách chính xác ở bất kỳ văn bản luật nào trong pháp luật Việt Nam.

Đường cơ sở có thể được định nghĩa dựa theo định nghĩa của vùng nội thủy và vùng lãnh hải. Theo đó:

  • Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm ở phía bên trong đường cơ sở và thuộc lãnh thổ Việt Nam.

  • Vùng lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý, được xác định từ đường cơ sở ra phía ngoài biển theo đúng Công ước về luật biển.

Từ đó, ta rút ra được: Đường cơ sở là đường ranh giới giữa bên ngoài vùng nội thủy và bên trong vùng lãnh hải. Vì vậy, đường cơ sở đã chia 2 vùng nước này thành 2 khu vực có chế độ pháp lý khác nhau.

Nói cách khác, đường cơ sở là đường nối các mũi đất xa nhất với đảo ven bờ.

Đường cơ sở là đường ranh giới phân tách vùng nội thủy và vùng lãnh hải

Đường cơ sở là đường ranh giới phân tách vùng nội thủy và vùng lãnh hải

Ý nghĩa của đường cơ sở

Đối với các quốc gia giáp biển, đường cơ sở mang ý nghĩa to lớn đối với chủ quyền, lợi ích  kinh tế và các mặt trong cuộc sống của người dân. Ý nghĩa của đường cơ sở là:

  • Thức đo tiêu chuẩn: Đường cơ sở chính là thức đo tiêu chuẩn để tính toán chiều rộng của vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền vùng biển quốc gia. Vì vậy, xác định được đúng đường cơ sở có thể tạo một bước đệm trong nhiều khía cạnh, đặc biệt là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

  • Phát triển kinh tế: Vùng biển chính là một nguồn tài nguyên lớn giúp Việt Nam phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: Thủy hải sản, nông sản, dầu khí, khoáng sản,...

  • Bảo vệ an ninh, quốc phòng: Trong Luật biển 2012 của Việt Nam có quy định về các nguyên tắc neo đậu, di chuyển của tàu thuyền nhằm có thể giám sát và kiểm soát được lượng tàu thuyền ra vào vùng biển của nước mình.

Đường cơ sở mang ý nghĩa quan trọng đối với an ninh, quốc phòng quốc gia

Đường cơ sở mang ý nghĩa quan trọng đối với an ninh, quốc phòng quốc gia

Đường cơ sở của nước ta được xác định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 trong Luật biển Việt Nam 2012, đường cơ sở của nước ta được xác định là: Đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường. Trong đó, đường cơ sở này dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam chính là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Ở những khu vực chưa có đường cơ sở, Chính phủ sẽ xác định và công bố đường cơ sở sau khi được phê chuẩn bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Đường cơ sở thông thường

Đường cơ sở thông thường là phương pháp xác định đường cơ sở dựa trên ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo.

Trong đó, đường ngấn nước thủy triều thấp nhất chính là ngấn khi bờ biển giao với mức thấp nhất của mặt nước biển. Thế nhưng, không có bất kỳ quy định nào rõ ràng về việc các định ngấn nước thủy triều thấp nhất nên các quốc gia thường tự xác định.

Tóm lại, đường cơ sở thông thường là phương pháp liên quan đến sự thay đổi của mực nước biển khi nó đạt tới mức 0 trên hải đồ.

Đường cơ sở này cũng được thể hiện một cách chính xác trên các hải đồ có tỉ lệ lớn được các quốc gia ven biển chính thức công nhận. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn là:

  • Không thể đo được đường cơ sở một cách chính xác đối với những bờ biển có địa hình khúc khuỷu, bị lồi lõm hoặc khoét sâu.

  • Các quốc gia tự xác định ngấn nước thủy triều thấp nhất nên không có tỷ lệ chính xác cao.

Đường cơ sở thẳng

Đường cơ sở thẳng là phương pháp xác định đường cơ sở ở các bờ biển có địa hình không bằng phẳng, bị khoét sâu, lồi lõm bằng cách nối các điểm thích hợp với nhau.

Phương pháp đường cơ sở thẳng được dùng rất phổ biến trong việc xác định đường cơ sở với hơn 50 quốc gia trên 150 quốc gia ven biển. Tuy nhiên, phương pháp đường cơ sở thẳng cũng có nhược điểm là dễ bị các quốc gia ven biển lạm dụng bằng cách chọn các điểm cơ sở có độ rộng to thái quá, bất hợp lý để mở rộng vùng biển của quốc gia mình. Vì vậy, Công ước về Luật biển 1982 cũng có đưa ra các điều kiện trong việc xác định đường cơ sở thẳng trong Điều 7 như sau:

  • Nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

  • Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.

  • Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.

  • Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.

  • Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

  • Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Đường cơ sở thẳng của nước ta kéo dài từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc bộ

Đường cơ sở thẳng của nước ta kéo dài từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc bộ

Các quy định về đường cơ sở của Việt Nam

Vào ngày 12/11/1982, chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố về việc dùng đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau:

  • Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm theo Tuyên bố.

  • Đường cơ sở dùng tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo tọa độ ghi trong phụ lục được vạch trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.

  • Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

  • Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

Trong tuyên bố này, Chính phủ còn đưa ra nguyên tắc để xác định đường cơ sở từ khu vực đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc bộ và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, tọa độ của các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính toán chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam cũng được quy định trong phụ lục đính kèm trong Tuyên bố ngày 12/11/1982.

Việt Nam đưa ra các quy định về đường cơ sở phải dựa trên Công ước quốc tế

Việt Nam đưa ra các quy định về đường cơ sở phải dựa trên Công ước quốc tế

Kết luận

Trên đây là Đường cơ sở là gì? Cách xác định đường cơ sở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về đường cơ sở nói chung tại các vùng biển trên thế giới cũng như đường cơ sở của nước ta được xác định là đường nào theo các văn bản pháp luật nhà nước đã đưa ra.

Có thể bạn quan tâm

X