hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 10/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

EU là gì? Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?

Với mục đích thúc đẩy hòa bình và phục hồi kinh tế sau chiến tranh, các nước Tây Âu tăng cường liên kết kinh tế, chính trị và quân sự nên thành lập một tổ chức liên chính phủ-EU. Vậy EU là gì? Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để biết thêm về EU nhé.

Mục lục bài viết
  • EU là gì? Các nước thành viên của EU 
  •  EU là gì?
  •  EU gồm những nước nào?
  • Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? 
  • Quá trình hình thành EU 

Liên minh Châu Âu - EU có 28 nước thành viên 

EU là gì? Các nước thành viên của EU 

 EU là gì?

EU là một tổ chức liên chính phủ ở Châu Âu, liên minh với nhau về kinh tế, chính trị và quân sự dựa trên quy tắc và quy định chung. Mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ các luật lệ và thúc đẩy hòa bình, công lý, tự do và an ninh. 

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước Tây Âu tăng cường liên kết kinh tế, chính trị và quân sự nhằm phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người… giữa các nước thế nên EU được thành lập.

 EU gồm những nước nào?

Bạn đã hiểu EU là gì? Thành lập từ năm 1957 đến năm 2007, EU có 28 quốc gia thành viên. Nhưng từ ngày 31/1/2020 Vương Quốc Anh đã rút khỏi liên minh, không còn là thành viên của EU. Nên hiện nay, EU còn 27 nước thành viên của EU (liên minh Châu Âu): 

STT

Quốc Gia 

STT

Quốc Gia 

STT

Quốc Gia 

1

Đức 

10

Hà Lan 

19

Litva

2

Luxembourg

11

Đan Mạch

20

Latvia

3

Pháp

12

Phần Lan

21

Estonia

4

Italia

13

Áo

22

Bulgaria

5

Bỉ

14

Tây Ban Nha

23

Hungary

6

Thụy Điển

15

Séc

24

Ba Lan

7

Bồ Đào Nha

16

Malta

25

Cộng hòa Síp

8

Ireland

17

Slovakia

26

Romani 

9

Hy Lạp

18

Slovenia

27

Croatia


Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? 

Để biết những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU, cần nhìn lại lịch sử hình của EU.

Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?

Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?

Quá trình hình thành EU 

Ngày 9 tháng 5 năm 1950,EU được thành lập với 6 quốc gia thành viên ban đầu: Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Luxembourg, Hà Lan.

Năm 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh gia nhập tăng lên thành 9 thành viên. 

Năm 1981: Hy Lạp 

Năm 1986: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha 

Năm 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển 

Năm 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp

Năm 2007: Romania và Bulgaria

Năm 2013: Gia nhập thêm Croatia 

Những quốc gia có vai trò sáng lập EU 

Trước tình thế kinh tế giảm sút cần có những bước chuyển mình để ổn định chính trị và phục hồi kinh tế. Các nước Tây Âu đã có những bước đi đầu tiên trong quá trình liên kết hồi phục kinh tế là thành lập EU. Vậy những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? Để trả lời câu hỏi này cần nhìn lại lịch sử:

  • 5 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp và Đức đã đưa ra bản thoả thuận đảm bảo không chiến tranh giữa hai nước. 

  • Ngày 9 tháng 5 năm 1950  Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã nêu ý tưởng và đề xuất hội nhập Châu Âu nhằm ngăn chặn chết hại, tàn phá và chia rẽ các nước Châu Âu. 

  • Kết quả 18/4/1951, theo đề xuất của Pháp thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (ECSC). Gồm sáu quốc gia ban đầu là Pháp, Hà Lan, Đức, Ý, Luxembourg, Bỉ.

  • Năm 1957: 6 nước ký hiệp ước Roma thành sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

  • Năm 1958: Thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng châu Âu.

  • Năm 1967: Hợp nhất ba tổ chức trên thành Hội đồng châu Âu (EC).

  • Năm 1991: Ký hiệp ước Maastricht thống nhất hợp thể hoá về mặt chính trị, kinh tế và tiền tệ tại Hà Lan.

  • Năm 1993: Các nước thống nhất đổi thành Liên minh châu Âu (EU).

Như vậy, các nước có vai trò sáng lập EU là Pháp, Hà Lan, Đức, Ý, Bỉ, Luxembourg. EU thành lập ban đầu với mong muốn thúc đẩy hòa bình và liên kết thương mại với nhau để ổn định kinh tế sau chiến tranh. 

Đến nay EU còn 27 nước thành viên

Đến nay EU còn 27 nước thành viên 

Vai trò chính của EU đối với thế giới 

Eu có bốn vai trò chính là: đặt ra những chính sách nhân quyền, nhà viện trợ lớn nhất thế giới, bảo vệ an ninh toàn cầu, đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Đặt ra những chính sách nhân quyền

EU vì không muốn lặp lại sự tàn bạo của chiến tranh nên luôn đặt quyền lợi của con người lên cao nhất với các chính sách nhân quyền như: tự do ngôn luận, sự riêng tư, tự do lập hội, tôn giáo, tra tấn và nô lệ…  EU luôn đáp ứng việc tăng cường sự tự do cơ bản và tôn trọng con người. Bên cạnh đó, EU còn có các điều luật cấm phân biệt đối xử, thể hiện quyền bình đẳng và tự do đi lại trong các quốc gia khối EU. 

Nhà viện trợ lớn nhất thế giới

Điển hình năm 2015, EU hỗ trợ và cung cấp nơi trú ẩn, nước sạch, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho hơn 120 triệu nạn nhân của các thảm họa thiên nhiên hay xung đột chiến tranh trên toàn thế giới. Khối EU đã trở thành nhà viện trợ lớn nhất thế giới về các chương trình trợ giúp nhân đạo. 

Bảo vệ an ninh toàn cầu

Để bảo vệ an ninh toàn cầu thì những chính sách an ninh quốc phòng EU luôn quan tâm đến các nhiệm vụ quân sự và dân sự trên thế giới theo hướng tích cực. Các nhiệm vụ cấp bách của EU là phải nâng cao khả năng ứng phó với các nguy cơ bằng cách tổ chức các chương trình như: quản lý biên giới, đào tạo cảnh sát địa phương… và các chiến dịch: lực lượng hải quân EU, chiến dịch “Sophia” phá vỡ việc kinh doanh người và buôn lậu khu vực Nam Địa Trung Hải. 

Đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu

EU đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu bằng việc ký kết đảm bảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu có tính pháp lý. Đồng thời, EU cũng đóng góp nguồn tài chính lớn cho các nước đang phát triển thực hiện các biện pháp thay đổi khí hậu. 

Những thành tựu mà EU đã đạt được

EU luôn thể hiện nhận thức và ý thức trách nhiệm với vận mệnh dân tộc và nền hòa bình của châu lục. Chính vì vậy, EU có những chính sách và hoạt động mang lại lợi ích cho cả cộng đồng liên minh và thế giới. 

EU có những chính sách mang lại lợi ích cho cộng đồng liên minh

EU có những chính sách mang lại lợi ích cho cộng đồng liên minh

Thiết lập thị trường chung EU

EU thiết lập thị trường chung năm 1993 về mặt tự do lưu thông và tiền tệ như sau: 

  • Bốn mặt tự do lưu thông: Tự do di chuyển; Tự do lưu thông dịch vụ; Tự do lưu thông hàng hóa; Tự do lưu thông tiền vốn

  • Euro là đồng tiền chung của EU được sử dụng từ năm 1999 đến nay: nhằm thúc đẩy kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế của các quốc gia trong khối EU. 

Các hoạt động lợi ích trong khối liên minh EU

Hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, EU luôn sống trong nền dân chủ, hoà bình và thịnh vượng. Với nguyên tắc của EU là hợp tác và liên kế vì mang lại những giá trị lợi ích cho các dân tộc Châu Âu. Những giá trị lợi ích mà EU mang lại: 

  • Bình đẳng: Mọi quốc gia thành viên EU đều phải đối xử bình đẳng bình đẳng với các công dân nước khác trong tất cả các chính xác của Châu Âu và trong tất cả các lĩnh vực. 

  • Quyền tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin được đề cập tại Hiến Chương về các quyền cơ bản của EU. Công dân của các nước được quyền tự do đi lại - tự do làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong khối EU. Việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các nước EU (ngoài trừ kiểm tra ngẫu nhiên về ma tuý và tội phạm) đã dẫn đến việc thành lập khu vực Schengen. 

  • Tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng quyền chính trị như quyền tranh cử, quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc Hội. 

  • Nhân quyền: Công dân EU được hưởng các quyền: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.

  • Luật pháp - Nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt.

Trên đây là những chia sẻ về một trong những lực lượng kinh tế mạnh của thế giới - EU. Hy vọng bài viết EU là gì, những quốc gia có vai trò sáng lập EU mong sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về liên minh này. 

Có thể bạn quan tâm

X