hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 09/12/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Gia đình là gì? Những văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh quan hệ gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới bình yên, phát triển. Vậy gia đình là gì? Các văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ trong gia đình như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Gia đình là gì? 
  • Phân loại gia đình 
  • Chức năng của gia đình là gì?
  • Chức năng duy trì nòi giống 
  • Chức năng kinh tế 

Gia đình là gì? 

Gia đình là một nhóm người cùng chung sống với nhau, giữa họ có mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Hay nói cách khác gia đình bao gồm cha mẹ con cái, anh chị em có quan hệ ruột thịt cùng chung sống với nhau, họ gắn bó với nhau và thực hiện các quyền và nghĩa vụ với nhau. 

gia dinh la gi

Gia đình này có sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới xã hội

Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình cũng có giải thích rõ khái niệm gia đình là gì? Cụ thể theo luật này, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

Mỗi gia đình là một đơn vị nhỏ của xã hội, tập hợp nhiều gia đình tạo nên một xã hội. Các gia đình này có sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới xã hội. 

Gia đình không phải mới xuất hiện ở thời nay mà từ thời nguyên thủy, gia đình đã xuất hiện và có một quá trình phát triển lâu dài cho đến nay. Từ thời xưa gia đình đã tồn tại và là nơi đáp ứng các nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Họ chung sống với nhau, yêu thương đùm bọc nhau và cùng nhau duy trì nòi giống về sau. 


Phân loại gia đình 

Thông qua khái niệm gia đình là gì, mọi người có đoán được gia đình có mấy loại không? 

Nếu xét về quy mô thì gia đình có thể phân thành 3 loại là gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ và gia đình bốn thế hệ trở lên. 

  • Gia đình hai thế hệ hay còn gọi là gia đình hạt nhân, gia đình này chỉ gồm ba mẹ và con cái. 

  • Gia đình ba thế hệ hay được coi là gia đình truyền thống, gia đình này bao gồm ông bà, cha mẹ và con cái. 

  • Gia đình bốn thế hệ trở lên là gia đình có nhiều hơn ba thế hệ. 

Nếu xét về xã hội thì gia đình phân thành 2 loại:

  • Gia đình nhỏ là gia đình có hai thế hệ trở xuống. Đây là loại gia đình phổ biến trong xã hội hiện nay, khi mà con cái lập gia đình thì họ thường có xu hướng ra sống riêng và tiếp tục xây dựng mái ấm nhỏ của họ. 

  • Gia đình lớn là gia đình có ba thế hệ trở lên. 

Chức năng của gia đình là gì?

Gia đình là một đơn vị nhỏ của xã hội, mà mỗi đơn vị thì đều có những chức năng riêng của mình. Vậy chức năng của gia đình là gì

Chức năng duy trì nòi giống 

Chức năng duy trì nòi giống được coi là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Dễ thấy, ông bà đã sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra con cái, và con cái kết hôn tiếp tục sinh ra những thế hệ sau. Cứ như vậy, gia đình là nơi sản sinh và duy trì nòi giống. Nhờ vậy mà gia đình có thể cung cấp nguồn lao động cho xã hội. Khi thế hệ trước nghỉ hưu, hết khả năng lao động thì những thế hệ sau lên thay thế và cứ tiếp tục như vậy. 

Mỗi quốc gia khác nhau thực hiện chức năng này giống nhau. Ví dụ như ở Việt Nam thì nhà nước khuyến khích mỗi cha mẹ chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. 

gia dinh la gi

Gia đình có những chức năng rất quan trọng 

Chức năng kinh tế 

Chức năng kinh tế là chức năng quan trọng của gia đình, nó tạo ra tiền bạc, của cải để nuôi sống gia đình. Cha mẹ lao động để có tiền nuôi con cái, sau này cha mẹ già yếu đi con cái lại kiếm tiền để nuôi lại cha mẹ. Chức năng này đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các thành viên trong gia đình như ăn ở, đi lại,….và giúp chi trả những chi phí khác. 

Chức năng giáo dục

Chức năng này cũng quan trọng không kém những chức năng khác. Gia đình là trường học đầu tiên của một đứa trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên dạy dỗ đứa trẻ đó. Trẻ em được sinh ra và tiếp xúc với ông bà, bố mẹ của chúng nhiều nhất, do vậy những đứa trẻ có được dạy dỗ tốt, có trở thành những công dân tốt hay không thì sự giáo dục của gia đình lại đóng một vai trò không hề nhỏ trong quá trình đó. 

Mỗi gia đình đều có cách dạy con khác nhau. Tuy nhiên dù là cách gì đi nữa thì gia đình nên đảm bảo con trẻ được dạy dỗ và phát triển một cách lành mạnh, phù hợp và tốt nhất để chúng có thể hòa nhập tốt với xã hội và trở thành người có ích cho xã hội. 

Các chức năng khác

Ngoài những chức năng trên thì gia đình còn có một số chức năng khác như là nơi thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và sức khỏe của các thành viên. Mỗi thành viên nên yêu thương và quan tâm chia sẻ với nhau về nhiều mặt. Một gia đình ấm no, hạnh phúc thì xã hội chắc chắn chắn sẽ phát triển. 

Mối quan hệ đặc biệt giữa gia đình và xã hội 

Những phần trên chúng tôi cũng có đề cập đến mối quan hệ giữa xã hội và gia đình, trong phần này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết xem mối quan hệ đặc biệt giữa xã hội và gia đình là gì nhé. 

Như đã đề cập, gia đình chính là đơn vị nhỏ nhất tạo nên xã hội, gia đình chính là tế bào của xã hội. Không có gia đình thực hiện chức năng sản sinh ra con người thì xã hội khó mà tồn tại và phát triển được. Gia đình hạnh phúc thì xã hội hạnh phúc, gia đình êm ấm thì xã hội bình yên. 

Mặt khác gia đình chính là sự kết nối giữa các cá nhân và xã hội. Thông qua chức năng giáo dục, con người được dạy cách đối nhân xử thế, hòa nhập với cộng đồng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên khác trong xã hội. Gia đình cung cấp nguồn nhân lực, sức lao động cho xã hội, xã hội tạo điều kiện để các cá nhân làm việc và kiếm tiền để thực hiện chức năng kinh tế. Vậy nên gia đình và xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

Những văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh mối quan hệ gia đình

Luật pháp có một số văn bản dùng để điều chỉnh mối quan hệ gia đình, quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình phải thực hiện, và đó cũng là công cụ để luật xử lý các vấn đề xảy ra giữa các thành viên trong gia đình nếu có tranh chấp chẳng hạn như luật hôn nhân và gia đình 2014, Nghị định 144/2021/NĐ-CP. 

gia dinh la gi

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 

Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 103 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ rằng tất cả các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau và tôn trọng lẫn nhau. Khi sống chung với nhau, thì các thành viên phải tham gia tạo thu nhập và đóng góp công sức để cùng duy trì đời sống chung của gia đình. 

Điều 110 theo luật này cũng quy định về nghĩa vụ mà cha mẹ cấp dưỡng cho con khi con chưa đủ tuổi thành niên, hay không có khả năng lao động, không tạo ra được tài sản để nuôi mình. Cùng với đó, điều 111 cũng quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con cái đối với cha mẹ khi cha mẹ già yếu, không còn khả năng lao động hay không còn tài sản để nuôi chính mình. 

Bên cạnh đó, khoản 1 điều 4 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định mức xử phạt hành chính là 30.000.000 triệu đồng nếu một cá nhân thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi cung cấp để giải thích cho khái niệm gia đình là gì? Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội cùng nhiều vấn đề liên quan khác cũng được chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và hy vọng những thông tin này có ích cho các bạn. 

Có thể bạn quan tâm

X