hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giá trị của hàng hóa là gì? Các yếu tố nào cấu thành giá trị của hàng hóa?

Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động, hàng hóa đến tay người có nhu cầu thông qua việc lưu thông và trao đổi trên thị trường, vậy giá trị của hàng hóa là gì? Các yếu tố nào cấu thành giá trị của hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp vấn đề trên.

Mục lục bài viết
  • Giá trị của hàng hóa là gì?
  • Những yếu tố nào cấu thành giá trị hàng hóa?
  • Các thuộc tính của hàng hóa là gì?
  • Giá trị sử dụng hàng hóa
  • Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hóa chính là một trong hai thuộc tính của hàng hóa, là lao động hao phí của người sản xuất ra nó được kết tinh vào trong hàng hóa. Nội dung bên trong của hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa, được biểu hiện qua việc hai hàng hóa có thể trao đổi với nhau.

Mọi hàng hóa đều mang đến giá trị sử dụng cho cong người nhưng không phải vật nào có giá trị sử dụng cũng được coi là hàng hóa. Hàng hóa chính là sản phẩm để trao đổi, lưu thông trên thị trường cho nên một vật được coi là hàng hóa khi nó có giá trị trao đổi với hàng hóa khác.

Theo Các Mác, giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết hoặc lượng xã hội cần thiết. Chỉ có lượng xã hội cần thiết, thời gian lao động xã hội cần thiết mới có thể quyết định giá trị của hàng hóa.

Những yếu tố nào cấu thành giá trị hàng hóa?

Những yếu tố tạo nên giá trị của hàng hóa là gì
Những yếu tố tạo nên giá trị của hàng hóa là gì


Những yếu tố tạo nên giá trị của hàng hóa là gì? Có rất nhiều yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa. 

Đầu tiên là lượng giá trị của hàng hóa. Theo định nghĩa trong kinh tế chính trị Mác-Lênin, đây là đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa, trong đó lượng lao động tiêu hao được đo lường bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thứ hai chính là lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa. Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa là lượng thời gian cần phải tiêu tốn để tạo ra hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, căn cứ theo quy chuẩn người sản xuất có trình độ tay nghề và cường độ lao động trung bình.

Giá trị của hàng hóa khi lưu thông và trao đổi trên thị trường không dựa vào yếu tố lượng giá trị của từng người sản xuất. Do tay nghề lao động của mỗi người không giống nhau, thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa cũng sẽ không tương đồng. 

Vì thế không thể dựa vào yếu tố này để đánh giá giá trị của hàng hóa trên thị trường. Giá trị của hàng hóa trên thị trường được đánh giá dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết.

Các thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng
Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng

Hàng hóa có hai thuộc tính quan trọng đó là giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng hàng hóa.

Giá trị sử dụng hàng hóa

Mọi hàng hóa đều có một công dụng nhất định đối với nhu cầu nào đó của con người. Công dụng của hàng hóa tạo nên giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa chính là công dụng của hàng hóa có thể đáp ứng được nhu cầu của con người. 

Ví dụ, gạo là hàng hóa có đáp ứng nhu cầu lương thực của con người. Giá trị sử dụng đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu của xã hội. Vì giá trị sử dụng của hàng hóa chính là để đáp ứng cho nhu cầu mà xã hội cần. 

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng hàng hóa có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, chúng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau. Về mặt thống nhất, hai thuộc tính này của hàng hóa luôn luôn cùng tồn tại trong hàng hóa. 

Có thể nói sản phẩm của quá trình lao động phải có đầy đủ cả hai thuộc tính này mới được coi là hàng hóa. Nếu sản phẩm đó chỉ có một trong hai thuộc tính trên thì sản phẩm đó không được coi là hàng hóa nữa.

Về mặt mâu thuẫn, nếu xét giá trị sử dụng hàng hóa thì các hàng hóa không có sự đồng nhất về chất. Ngược lại, giá trị của hàng hóa lại có sự đồng nhất về chất vì đều là sản phẩm kết tinh của quá trình lao động.

Bên cạnh đó, tuy luôn cùng tồn tại với nhau trong hàng hóa nhưng giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở giai đoạn lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong khi đó, giá trị sử dụng hàng hóa lại thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tức là sau khi hàng hóa đã được trao đổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa là gì
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa là gì

Giá trị của hàng hóa bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố sau đây:

Năng suất lao động

Yếu tố đầu tiên đó chính là năng suất lao động. Năng suất lao động chính là năng lực sản xuất của lao động, năng suất lao động được đo lường bằng số lượng sản phẩm sau quá trình lao động mà người sản xuất tạo ra được trong một quãng thời gian nhất định. 

Nếu năng suất lao động tăng có nghĩa là người sản xuất có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trong cùng một quãng thời gian như lúc trước. Khi đó, lượng hàng hóa trên thị trường cũng sẽ nhiều hơn. 

Năng suất lao động tăng thì thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ giảm, dẫn đến việc giá trị của hàng hóa sẽ giảm xuống so với lúc trước. Ngược lại, năng suất lao động giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ tăng kéo theo giá trị hàng hóa cũng tăng theo.

Cường độ lao động

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa chính là cường độ lao động. Khái niệm cường độ lao động chính là một đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian nhất định.

Cường độ lao động tăng thì sản phẩm sản xuất được càng nhiều, số lượng hàng hóa trên thị trường cũng tăng lên, dẫn đến giá trị của hàng hóa trong lưu thông và trao đổi trên thị trường sẽ giảm xuống.

Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với giá trị của hàng hóa. Nếu năng suất lao động và cường độ lao động tăng thì giá trị của hàng hóa sẽ bị giảm. Nguyên nhân là vì cả hai yếu tố này đều tác động làm số lượng hoặc khối lượng hàng hóa trên thị trường tăng lên.

Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động chính là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Dựa theo mức độ phức tạp của lao động, người ta chia mức độ lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Lao động giản đơn là quá trình lao động mà người lao động không cần phải trải qua đào tạo, không có kiến thức chuyên môn vẫn có thể lao động được. Lao động phức tạp là quá trình lao động đòi hỏi người sản xuất phải có chuyên môn, trải qua đào tạo mới có thể làm được.

Lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn trong cùng một thời gian nhất định như nhau. Trong quá trình lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, lao động phức tạp sẽ được quy đổi thành mức độ trung bình của lao động giản đơn. 

Cả lao động giản đơn và lao động phức tạp đều cùng tỉ lệ thuận với giá trị của hàng hóa. Mức độ phức tạp của lao động sẽ có tỉ lệ thuận với giá trị của hàng hóa, ngược lại với năng suất lao động và cường độ lao động.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin đầy đủ để giải đáp cho câu hỏi giá trị của hàng hóa là gì, các yếu tố nào cấu tạo nên giá trị của hàng hóa. Bên cạnh đó, ta cũng hiểu rõ hơn về các thuộc tính cũng như mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa đó với nhau. Các yếu tố lao động đã ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa như thế nào.

Có thể bạn quan tâm

X