hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 23/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giới hạn sinh thái là gì? 4 thành phần chính của giới hạn sinh thái

Các loài sinh vật khác nhau sở hữu đặc tính sinh học khác nhau và một khoảng giới hạn sinh thái nhất định. Vậy giới hạn sinh thái là gì?, 4 thành phần chính của giới hạn sinh thái được thể hiện như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

 
Mục lục bài viết
  • Giới hạn sinh thái là gì?
  • Thành phần chính của giới hạn sinh thái
  • Điểm giới hạn trên
  • Khoảng cực thuận
  • Khoảng chống chịu

Giới hạn sinh thái là gì?


Giới hạn sinh thái là gì

Các sinh vật chỉ tồn tại và phát triển ổn định được trong một khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường người ta gọi khoảng giá trị đó là giới hạn sinh thái.

Thành phần chính của giới hạn sinh thái

Khoảng giá trị của giới hạn sinh thái bao gồm 4 thành phần chính: Điểm giới hạn trên, khoảng cực thuận, khoảng chống chịu và điểm giới hạn dưới. Để hiểu rõ hơn về từng thành phần của giới hạn sinh thái chúng ta theo dõi bài viết tiếp nhé!

Sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam

Điểm giới hạn trên

Điểm giới hạn trên là điểm max mà khi vượt qua điểm đó sinh vật sẽ chết.

Ví dụ: Cá rô phi có khoảng giới hạn nhiệt độ từ 5,6⁰C đến 42⁰C. Theo đó điểm giới hạn trên của cá rô phi là 42⁰C, vượt qua nhiệt độ này cá rô phi sẽ chết.

Khoảng cực thuận

Khoảng cực thuận là khoảng giá trị mà ở đó sinh vật có điều kiện phù hợp thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật.

Ví dụ: Khoảng cực thuận của cá rô phi đó là khoảng nhiệt độ từ 5,6⁰C đến 42⁰C. Đây là nhiệt độ mà cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Khoảng chống chịu

Khoảng chống chịu là khoảng mà ở đó các nhân tố sinh thái gây ra sự ức chế sinh học cho hoạt động sống thường ngày của sinh vật. 

Điểm giới hạn dưới

Điểm giới hạn dưới là điểm giá trị min mà khi sinh vật vượt qua điểm đó sẽ chết.

Ví dụ: Trong ví dụ về giới hạn sinh thái của cá rô phi ở trên thì ta thấy nhiệt độ nhỏ nhất mà loài cá này có thể chịu được là 5,6⁰C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn mức này thì cá sẽ yếu dần đi và chết.

Giới hạn sinh thái của một số loài trong tự nhiên

Giới hạn sinh thái của một số loài trong tự nhiên

Giới hạn sinh thái của loài cá rô phi

Cá rô phi là loài cá nước ngọt thường được nuôi ở ao hồ. Ở nước ta cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6⁰C đến 42⁰C. 5,6⁰C được gọi là điểm giới hạn dưới của cá rô phi, 42⁰C được gọi là điểm giới hạn trên của cá rô phi. Khoảng cực thuận hay nói cách khác là nhiệt độ thuận lợi cho cá rô phi thực hiện hoạt động sống của mình đó là nhiệt độ từ 20⁰C đến 35⁰C.

Ở những vùng nhiệt đới thì hầu hết các loại cây trồng thực hiện tốt chức năng quang hợp ở khoảng nhiệt độ có giá trị từ 20⁰C đến 30⁰C.

Ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng tự nhiên. Trong các suối nước nóng này có loài vi khuẩn sống được trong khoảng nhiệt độ từ 0⁰C đến 90⁰C. Nghĩa là loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 0⁰C đến 90⁰C. Vượt qua 0⁰C hoặc 90⁰C vi khuẩn sẽ yếu dần và chết. Đó cũng là giới hạn sinh thái của loại vi khuẩn này.

  • Sa mạc là nơi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Thảm thực vật ở đây cũng thưa thớt. Xương rồng là loại cây phổ biến sống ở các vùng sa mạc. Giới hạn sinh thái của cây xương rồng trong khoảng từ 0⁰C đến 56⁰C. Qua đó ta thấy điểm giới hạn trên là 56⁰C, điểm giới hạn dưới là 0⁰C.

  • Cây mắm biển là loại cây sống phổ biến ở vùng rừng ngập mặn. Cây cao từ 15-20m phát triển tốt trên các vùng bùn lầy ven biển. Môi trường có độ mặn từ 0,36g đến 0,5g sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây sống và phát triển tốt. 

Giới hạn sinh thái phụ thuộc vào những yếu tố nào?


Giới hạn sinh thái phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Các yếu tố trong hệ sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giới hạn sinh thái. Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định nên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự phát triển ổn định của các loài sinh vật cũng khác nhau.

Từ đó người ta đã chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm nhân tố đó là:

- Nhóm nhân tố vô sinh: Là các yếu tố của môi trường tự nhiên như nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm,...

- Nhóm nhân tố hữu cơ: Là các sinh vật sống xung quanh nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp chẳng hạn như nấm, vi khuẩn, thực vật, động vật,...Con người cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của các loài sinh vật.

Để hiểu rõ hơn về những tác động của hai nhóm nhân tố trên đến giới hạn sinh thái mời các bạn cùng theo dõi tiếp bài viết nhé.

Yếu tố ánh sáng:

Dựa trên đặc tính hướng sáng của thực vật người ta chia thực vật thành hai nhóm đó là nhóm thực vật ưa sáng và nhóm thực vật ưa bóng.

  • Đối với các thực vật ưa sáng thường sống ở những nơi quang đãng hoặc tầng trên của các tán cây lớn trong rừng. Nhóm thực vật này có các đặc tính riêng biệt như phiến lá dày hơn, mô giậu cây phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh các tia nắng theo phương thẳng đứng.

  • Đối với nhóm thực vật ưa bóng lại thường sinh sống ở những nơi râm mát, sống dưới tán của các cây cao lớn. Nhóm thực vật này mang đặc tính như có phiến lá mỏng, mô giậu ít hoặc bị tiêu biến, phiến lá nằm ngang đế nhận được nhiều ánh nắng tán xạ hơn.​

Yếu tố nhiệt độ: 

Dựa trên sự thích nghi về nhiệt độ của các loài sinh vật người ta chia các loài động vật ra thành hai đặc tính về kích thước cơ thể và kích thước thước của các bộ phận.

  • Nhóm động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có đặc điểm là kích thước của nó lớn hơn kích thước của các động vật cùng loài sinh sống ở vùng nhiệt đới. Lớp mỡ dưới da ở động vật vùng ôn đới, hàn đới sẽ dày hơn so với động vật vùng nhiệt đới.

  • Nhóm động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, chi và đuôi bé hơn so với các động vật sống ở vùng nhiệt đới. 

Ý nghĩa của giới hạn sinh thái

Bên cạnh việc tìm hiểu “giới hạn sinh thái là gì” và các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái thì ta cũng cần biết ý nghĩa của giới hạn sinh thái là gì. Sau đây sẽ là những ý nghĩa cơ bản và khái quát nhất của giới hạn sinh thái.

  • Giới hạn sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân bố của các loài sinh vật trên trái đất. Thông qua giới hạn sinh thái con người có thể hiểu được đặc tính của các cá thể và của loài từ đó ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi trong nông nghiệp một cách hiệu quả.

  • Giới hạn sinh thái cho chúng ta biết sự tác động của các nhân tố sinh thái đến các loài sinh vật nằm trong một khoảng giá trị nhất định. Khi vượt qua điểm giới hạn trên hoặc điểm giới hạn dưới sinh vật sẽ yếu dần và chết.

  • Giới hạn sinh thái của loài có tính ổn định, khi sinh vật sống trong khoảng nào sẽ phải thích nghi với điều kiện ở khoảng giá trị đấy. Điều đó có nghĩa là sinh vật sẽ phải tiến hoá nếu không sẽ bị tự nhiên đào thải. 

  • Ngoài ra giới hạn sinh thái còn được ứng dụng trong việc chăm sóc và bảo tồn các loài động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.

Thông qua bài viết trên chúng ta đã phân tích được “giới hạn sinh thái là gì?” các thành phần chính và ý nghĩa của giới hạn sinh thái. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích phục vụ cho học tập và cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết.

Có thể bạn quan tâm

X