Hệ thống viễn thông rất quan trọng tại mỗi quốc gia, đóng vai trò kết nối thông tin. Vậy hệ thống viễn thông là gì, cùng tìm hiểu rõ hơn về định nghĩ, cấu tạo, phân loại và vai trò của vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa hệ thống viễn thông là gì?
Hệ thống viễn thông hay mạng viễn thông là một hệ thống chức năng truyền thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện, Hệ thống này là một nhóm các nút được kết nối lại. Thông liên kết viễn thông, các nút có thể trao đổi thông điệp với nhau.
Không chỉ vậy, các nút có thể hợp tác để tạo đường dẫn truyền chuyển thông điệp từ một nút gốc đến một nút đích. Phương thức này được gọi là bước nhảy mạng. Như vậy, mỗi nút trong mạng viễn thông đều có chức năng định tuyến nhằm định vị nút trên hệ thống mạng. Để nhận dạng dễ dàng, mỗi nút trong mạng viễn thông đều được gán một địa chỉ mạng cố định, cụ thể.
Hệ thống viễn thông là tập hợp các nút liên kết với nhau
Để hiểu đơn giản khái niệm hệ thống viễn thông, bạn có thể hình dung đây một tập hợp các nút thiết bị đầu cuối kết nối với nhau qua các nút trung gian để truyền thông tin. Do đó, các dữ liệu (hình ảnh, chữ viết, âm thanh…) có thể truyền qua lại giữa chính các thiết bị đầu cuối. Thực tế, phương thức truyền dữ liệu ở mạng viễn thông không chỉ có sóng vô tuyến điện mà còn có thể là: đường dây dẫn kim loại, cáp quang hay các hệ thống điện tử khác…
Một hệ thống viễn thông gồm có gì?
Để hiểu rõ về khái niệm hệ thống viễn thông là gì, bạn cần biết thêm về thành phần của chúng. Một hệ thống viễn thông sẽ gồm có 5 thành phần cơ bản:
Thiết bị mạng
Thiết bị mạng của hệ thống viễn thông bao gồm các thiết bị được kết nối với nhau thông qua liên kết viễn thông. Trong mạng viễn thông, thiết bị mạng có thể là máy tính, máy in, điện thoại cố định, thiết bị di động,…
Máy trạm
Đối với mạng viễn thông, máy trạm hay máy chủ có thể cài đặt cho nhiều loại máy khác nhau. Nhiệm vụ của các máy trạm là đảm bảo thông tin được an toàn và tránh sự cố khi phát sinh ở một máy chủ bất kỳ trong toàn hệ thống viễn thông.
Máy trạm là thành phần quan trọng của hệ thống viễn thông
Hệ thống lưu trữ
Hệ thống lưu trữ trong mạng viễn thông giữ một vai trò quan trọng. Giống với tên gọi, thành phần này thực hiện lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ với đa dạng kiểu định dạng khác nhau.
Hệ thống quản trị
Hệ thống quản trị là một tập hợp thiết bị, công cụ hoạt động với mục đích quản trị và kiểm soát hệ thống. Tập hợp này thực hiện quản trị: hệ thống lưu trữ, các máy trạm, phần cứng và phần mềm của toàn mạng viễn thông.
Hạ tầng mạng
Đây là các cơ sở hạ tầng, các công trình nhằm phục vụ cho hệ thống mạng viễn thông. Các công trình hạ tầng mạng có như là: cột thu phát sóng, dây cáp…
Cột thu phát sóng là hạ tầng mạng viễn thông
Phân loại hệ thống viễn thông
Hệ thống viễn thông nổi bật nhất mà ai cũng biết có lẽ là internet. Nhưng thực tế, internet không phải là hệ thống viễn thông duy nhất. Vậy các dạng của hệ thống viễn thông là gì? Cùng phân loại có dạng hệ thống viễn thông hiện nay nhé!
Hệ thống cố định
Mạng viễn thông cố định có thể hiểu đơn giản là các thiết bị đầu cuối hay nút trong hệ thống là cố định, không thay đổi về mặt vị trí địa lý.
Mạng điện thoại cố định
Đây là dạng hệ thống viễn thông thực hiện các cuộc gọi đường dài giữa các nút mạng có khoảng cách địa lý xa:
Mạng điện thoại nội hạt: Có phạm vi trong 1 thành phố hoặc 1 tỉnh:
Mạng điện thoại đường dài trong nước: Có phạm vị trong một nước giữa thành phố này sang thành phố hoặc tỉnh khác và ngược lại từ tỉnh này sang tỉnh khác hoặc thành phố khác.
Mạng điện thoại quốc tế: Có phạm vi giữa các quốc tế. Hiện nay, cuộc gọi điện thoại cố định quốc tế được thực hiện qua công nghệ VoIP.
Điện thoại cố định là hệ thống viễn thông thực hiện các cuộc gọi đường dài
Dịch vụ truyền dữ liệu, số liệu
Hệ thống mạng viễn thông truyền dữ liệu, số liệu có thể truyền dữ liệu đồng bộ hoặc không đồng bộ trong phạm vị rộng (trong nước và quốc tế). Dịch vụ này cung cấp đường truyền giữa nút – nút, nút- hệ thống…
Truyền hình
Mạng viễn thông cố định cung cấp dịch vụ truyền hình từ một số điểm nhất định. Một ví dụ để bạn dễ hiểu về loại mạng viễn thông này chính là các điểm cầu truyền hình trực tiếp được thu hình ảnh để phát về một địa khác.
Dịch vụ Telex
Telex là một dịch vụ truyền chữ giữa các máy Telex với có tốc độ 400 chữ cái/phút. Thiết bị đầu cuối là các máy Telex được đặt ở nhà thuê bao, các bưu điện được kết nối với nút mạng trung dân là trung tâm chuyển mạch – tổng đài của mạng Telex.
Điện báo
Đây là một dịch vụ viễn thông cố định sử dụng để truyền dưới dạng chữ viết (bằng tay, đánh máy) giữa các bưu điện với nhau. Thông qua mạng viễn thông của ngành bưu điện, các thông tin này có thể truyền đi cả trong và ngoài nước.
FAX
FAX là hình thức truyền tin dữ liệu trên giấy qua thiết bị mạng viễn thông. Hình thức này có thể thực hiện phạm vi trong nước và quốc tế.
Vệ tinh
Vệ tinh là một dạng hệ thống viễn thông cố định mổ rộng kết nối những khu vực xa xôi, hẻo lánh hơn.
Tổng đài riêng
Đây là dịch vụ cung cấp hệ thống viễn thông riêng biệt nhằm truyền dữ liệu nội bộ. Đây thường là hệ thống trong công ty, bệnh viện, khách sạn…
Hệ thống di động
Viễn thông di động chính là ứng dụng mà mỗi chúng ta đang sử dụng hằng ngày. Đó chính là mạng điện thoại di động. Tuy nhiên, hệ thống di động còn nhiều phân loại khác nhau:
Viễn thông di động mặt đất
Đây là hệ thống viễn thông di động vô tuyến hai chiều toàn cầu. Hệ thống này cho phép máy điện thoại di động gọi đi, nhận cuộc gọi từ bất kỳ máy trong cùng hệ thống, thậm chí cả mạng điện thoại cố định. Simcard chính là thiết bị đầu cuối mã hóa riêng cho từng máy điện thoại động.
Mạng di động cho phép gọi đi, nhận cuộc gọi từ thiết bị di động
Mạng GPRS
Không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ cuộc gọi cho các thiết bị di động, hệ thống mạng viễn thông GPRS còn mang đến nhiều dịch vụ hữu ích khác:
Truyền dữ liệu đa phương tiện.
Cho phép truy cập mạng nội bộ từ xa.
Cho phép truy cập internet.
Cho phép truy cập WAP (giao thức ứng dụng vô tuyến) trên nền GPRS.
Các dịch vụ khác…
Mạng 5G mở ra dịch vụ mạng viễn thông tiện ích cho con người
Với sự phát triển của công nghệ, GPRS ngày càng được cải thiện với nhiều tiện ích và tốc độ vượt trội. 3G, 4G hay 5G là các sản phẩm được phát triển trên nền tảng GPRS và mang đến sự thuận tiện cho người dùng mạng di động.
Vai trò quan trọng của hệ thống viễn thông
Vai trò chính của hệ thống viễn thông chính là truyền và nhận thông tin từ điểm này đến điểm khác. Do đó để thực hiện vai trò chính này, mạng viễn thông còn phải thực hiện nhiều chức năng khác:
Truyền thông tin, dữ liệu.
Thiết lập giao diện giữa người gửi và người nhận.
Thực hiện xử lý thông tin đảm bảo thông tin chuyển đến đúng điểm đích.
Hiệu chỉnh thông tin từ dạng khuôn này sang dạng khuôn khác.
Chuyển đổi tốc độ truyền thông tin (tốc độ máy tính sang tốc độ đường truyền).
Hệ thống viễn thông đóng vai trò cực quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày này. Chính vì vậy hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào về hệ thống viễn thông là gì.