hieuluat
Chia sẻ email

Học luật ra làm gì? Lương ngành luật có cao không?

Học luật ra làm gì? Mức lương cao không? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào là ba trong số rất nhiều những câu hỏi liên quan đến ngành luật được các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy tham khảo bài viết sau đây nếu như bạn cũng có những nghi vấn tương tự về ngành học này nhé.

Mục lục bài viết
  • Ngành luật là gì? Các chuyên ngành luật phổ biến hiện nay
  • Ngành luật là gì?
  • Các chuyên ngành luật phổ biến hiện nay
  • Học luật ra làm gì?
  • Luật sư

Ngành luật là gì? Các chuyên ngành luật phổ biến hiện nay

Để biết được học luật ra làm gì, trước tiên ta phải tìm hiểu khái niệm về ngành luật cũng như những chuyên ngành phổ biến hiện nay của nó.

Ngành luật là gì?

Ngành luật hiểu một cách đơn giản là một thành phần cấu tạo nên hệ thống pháp luật, gồm tất cả những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng chung nội dung, tính chất thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội cụ thể.

Ngành luật cũng là ngành học giảng dạy kiến thức luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, con người, hôn nhân và gia đình…

Hệ thống pháp luật Việt Nam có những ngành luật cơ bản dưới đây:

  • Luật Hiến pháp

  • Luật Hành chính

  • Luật Tài chính

  • Luật Đất đai

  • Luật Dân sự

  • Luật Hôn nhân và gia đình

  • Luật Lao động

  • Luật Hình sự

  • Luật Kinh tế

  • Luật Quốc tế

  • Luật Tố tụng dân sự

  • Luật Tố tụng hình sự

Các chuyên ngành luật phổ biến hiện nay

Khi đăng ký học một ngành luật bất kì, sinh viên sẽ được đào tạo và cung cấp kiến thức về những chuyên ngành cụ thể có liên quan trực tiếp với ngành học đó.

Ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, ngành luật gồm có 6 chuyên ngành phổ biến nhất, đó là:

  • Luật Hành chính

  • Luật Thương mại

  • Luật Dân sự

  • Luật Hình sự

  • Luật Quốc tế

  • Quản trị - Luật

Học luật ra làm gì?

Có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên luật sau khi ra trường. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 nghề nghiệp liên quan đến ngành học này:

Luật sư

Luật sư chắc hẳn được đa số mọi người nghĩ tới ngay lập tức vì đây là một nghề nghiệp khá phổ biến. Luật sư được phép hành nghề khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.

Họ thường thực hiện các công việc như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người đại diện trong các vụ án về hình sự, tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình… cũng như thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định.

Sau khi có thẻ luật sư, bạn hoàn toàn có thể công tác tại các đoàn luật sư hoặc các công ty luật khác nhau.

Luật sư là đáp án đầu tiên cho câu hỏi học luật ra làm gì?

Luật sư là đáp án đầu tiên cho câu hỏi học luật ra làm gì?

Giảng viên

Nghề nghiệp thứ hai mà sinh viên luật có thể tham khảo chính là giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ.

Nếu bạn thực sự yêu thích ngành học này, có tố chất phù hợp và mong muốn đem kiến thức cũng như kinh nghiệm, kỹ năng của mình truyền lại cho những người có cùng đam mê nhằm đào tạo ra nguồn lực ưu tú thì đây là một lựa chọn  thích hợp.

Chuẩn bị tài liệu, trực tiếp đứng lớp giảng dạy, ra đề, chấm thi, tham dự các buổi họp chuyên ngành… đều là công việc của một giảng viên.

Công chứng viên

Theo tiêu chuẩn chung của các nước, công chứng viên bắt buộc phải là công dân của nước đó. Thêm nữa, công chứng viên cũng không được tham gia bào chữa trong các vụ kiện.

Khi trở thành công chứng viên, bạn có thể công tác tại các văn phòng công chứng, các tổ chức trực thuộc nhà nước, tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân…

Nhiệm vụ chính của công chứng viên bao gồm tư vấn cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật; soạn thảo tài liệu; đảm bảo sự chính xác và hợp pháp của các loại hợp đồng, văn bản giao dịch, bản dịch các loại giấy tờ…

Chuyên viên pháp chế

Trở thành chuyên viên pháp chế trong tương lai cũng là một hướng tốt dành cho những sinh viên có mong muốn gắn bó lâu dài với ngành.

Chuyên viên pháp chế là người chịu trách nhiệm trong mọi việc liên quan đến vấn đề pháp lý của công ty, tổ chức, doanh nghiệp nơi họ đang công tác nhằm đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra một cách suôn sẻ và theo đúng quy định.

Một số công việc cụ thể của chuyên viên pháp chế bao gồm: tư vấn, giải quyết những phát sinh có liên quan đến pháp luật; nghiên cứu, soạn thảo các hợp đồng, tài liệu pháp lý; làm việc với các cơ quan nhà nước; cập nhật nhanh chóng những sửa đổi bổ sung mới về luật được ban hành…

Để trở thành chuyên viên pháp chế với mức thu nhập cao, sinh viên luật có thể tham khảo một số khóa học pháp chế, điển hình là khóa học pháp chế doanh nghiệp của Học viện Đào tạo pháp chế ICA.

Học luật xong có dễ xin việc hay không?

Vấn đề xin việc dễ hay khó sau khi học xong ngành luật là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ các bậc phụ huynh, học sinh trung học phổ thông và ngay cả những sinh viên đang theo học.

Thực tế, đây là một ngành học cần lượng nhân sự lớn với nhiều cơ hội nghề nghiệp như: luật sư, giảng viên, công chứng viên, pháp chế doanh nghiệp, thẩm phán, công tố viên, kiểm sát viên, thư ký tòa án, cán bộ nghiên cứu pháp luật….

Để thuận lợi tìm việc làm, sinh viên không những cần nắm vững kiến thức trên sách vở mà còn phải rèn luyện thêm kỹ năng mềm, khả năng giải quyết các tình huống phát sinh thực tế qua việc tham gia các đợt thực tập. Ngoại ngữ và tin học văn phòng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trong ngành.

Vậy nên, nếu như thực sự yêu thích luật và đáp ứng được những yêu cầu kể trên thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội công việc tốt để chọn lựa.

Mức lương của ngành luật trên thị trường lao động hiện nay 

Mức lương của bất kỳ công việc nào cũng phụ thuộc dựa trên những tiêu chí như thị trường, ngành nghề, số năm kinh nghiệm, hiệu quả công việc thực tế…

Mức lương ngành là điều mà mọi sinh viên theo học luật quan tâm

Mức lương ngành là điều mà mọi sinh viên theo học luật quan tâm

Theo VietnamSalary, trên thị trường lao động hiện nay, những công việc liên quan đến ngành luật có mức lương tại một số vị trí cụ thể như sau:

  • Giảng viên: lương trung bình 9.8 - 19.9 triệu/tháng.

  • Luật sư: lương trung bình 14 - 20.5 triệu/tháng.

  • Chuyên viên pháp chế: lương trung bình 10.9 - 15.8 triệu/tháng

Giải đáp một số câu hỏi về việc học ngành luật 

Ngoài việc biết được học luật ra làm gì, mức lương như thế nào thì còn có những câu hỏi khác về ngành này cũng nhận được sự quan tâm không kém, đó là:

Học luật cần giỏi môn gì?

Muốn trả lời câu hỏi học luật cần giỏi môn gì, ta phải xác định đối tượng tìm hiểu là những thành phần nào.

Với học sinh trung học phổ thông thì để tương lai có thể đỗ vào ngành luật, các bạn nên học tốt: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật) bởi vì đa phần ngành này tuyển sinh các khối A,C,D.

Với sinh viên đang theo ngành luật, các bạn cần hiểu là môn nào trong chương trình đào tạo cũng nên học tốt và nắm vững. Tuy nhiên, sẽ có một số môn phải lưu tâm hơn cả là: Logic học, Luật hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Luật dân sự.

Học luật ra làm công an được không?

Những trường chuyên đào tạo cán bộ công an đều tổ chức tuyển sinh đều đặn mỗi năm, lượng thí sinh đăng ký đông nhưng chỉ tiêu xét tuyển không nhiều dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh tương đối cao. Vậy nên, thi thẳng vào trường là một quyết định khá mạo hiểm.

Nếu bạn vẫn muốn làm công an thì có thể chọn cách học các ngành như Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế… tại các trường chuyên đào tạo luật bởi hàng năm công an địa phương vẫn tổ chức thi tuyển để bổ sung thêm nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải đảm bảo được các tiêu chuẩn, quy định riêng của ngành công an về phẩm chất đạo đức, học vấn, chính trị, sức khỏe và sẽ được cử đi tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn nếu trúng tuyển.

Những khó khăn khi học ngành luật

Sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn khi học luật

Sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn khi học luật

Khi theo học ngành luật, sinh viên sẽ đối mặt với khó khăn về việc chọn cơ sở đào tạo bởi có rất nhiều trường dạy về luật, cả chuyên lẫn không chuyên. Để tìm ra được một nơi uy tín và phù hợp hướng đi của bản thân, bạn nên chọn những trường có thời gian hoạt động lâu năm và chỉ chuyên đào tạo các ngành về luật.

Trong quá trình học tập, ngoài học phí đóng theo quy định thì sinh viên còn chi ra thêm các khoản phí phụ khác như giáo trình, văn bản, sinh hoạt cá nhân… Vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc làm thêm, kiếm học bổng, mượn hoặc mua lại sách của khóa trước.

Lượng kiến thức luật rất lớn, bắt buộc người học phải hiểu, thuộc và nắm rõ. Pháp luật nước ta hiện nay cũng có thêm nhiều bổ sung, sửa đổi, ban hành văn bản luật mới nên việc nắm bắt, cập nhật, ghi nhớ thông tin một cách kịp thời và chính xác cũng là khó khăn hay gặp phải.

Trong quá trình đào tạo, sẽ có nhiều tình huống phát sinh cần học viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm lẫn kinh nghiệm thực tế để giải quyết. Vậy nên, đây cũng là ngành học yêu cầu cao về sự kết nối giữa sách vở và cuộc sống, ngoài đam mê còn cần có sự kiên trì và lòng ham học hỏi.

Kết luận

Bài viết trên đây nhằm trả lời cho câu hỏi học luật ra làm gì? Mức lương cao hay không, những khó khăn mà sinh viên có ý định theo học cần biết rõ cùng nhiều vấn đề khác có liên quan tới ngành luật.

Mong rằng bạn đọc sau khi tham khảo sẽ có thể giải đáp những thắc mắc của cá nhân mình cũng như tìm ra được hướng đi phù hợp cho bản thân trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

X