Khái niệm hợp đồng kinh tế là gì? Hợp đồng kinh tế bao gồm những nội dung nào? Hợp đồng kinh tế có những loại hợp đồng nào? Để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trên, hãy cùng tìm hiểu các thông tin mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhé.
Hợp đồng kinh tế là gì? Gồm những loại nào?
Hợp đồng kinh tế là gì?
Hiện nay, không có một khái niệm cụ thể nào để mô tả về hợp đồng kinh tế theo như quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ta có thể hiểu về hợp đồng kinh tế theo nghĩa như sau, hợp đồng là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên về việc thỏa thuận vấn đề nào đó, phụ thuộc vào mục đích của hợp đồng được ký kết mà sẽ phân loại hợp đồng thành các loại như sau:
Hợp đồng xây dựng, là những hợp đồng được ký kết với mục đích liên quan đến việc xây dựng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa, là loại hợp đồng kinh tế mà đôi bên hướng tới việc trao đổi, mua bán các loại hàng hóa.
Hợp đồng dịch vụ, là hợp đồng kinh tế giữa hai bên về việc cung cấp và sử dụng sử dụng dịch vụ.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, đây là hợp đồng mà mục đích giữa các bên ký kết cùng hướng tới mục đích liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Theo đó, một bên cần hàng hóa của mình được vận chuyển, một bên sẽ vận chuyển số hàng hóa đó.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ, là hợp đồng thỏa thuận giữa các bên với nhau về việc chuyển giao, sở hữu các sản phẩm công nghệ.
Hợp đồng giao nhận thầu, là hợp đồng kinh tế mà các bên ký kết, thỏa thuận với nhau về việc xây dựng các công trình.
Hợp đồng gia công hàng hóa, là loại hợp đồng kinh tế giữa hai bên là một bên cần thuê gia công tạo ra sản phẩm và một bên nhận việc gia công đó.
Theo đó, hợp đồng kinh tế cần tuân theo nguyên tắc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng giữa các bên, chấp hành đúng Luật Thương mại, hợp đồng có thể được lưu giữ bằng giấy hoặc nếu các bên ký kết online với nhau thì hợp đồng cũng có thể ở dưới dạng hợp đồng điện tử.
Nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế gồm những nội dung gì?
Trước khi đi vào phần nội dung chính của một bản hợp đồng kinh tế, phần đầu tiên hợp đồng cần phải có là tiêu ngữ và tiêu đề của hợp đồng. Sau đó, các căn cứ pháp lý sẽ được trích dẫn và nêu ra cụ thể. Ngày tháng hợp đồng được ký kết và có hiệu luật cũng được trình bày rõ ràng, kế đến chính là phần giới thiệu về chủ thể hợp đồng gồm bên A và bên B.
Cụ thể, các thông tin cá nhân và cần thiết của chủ thể hợp đồng cần được điền rõ ràng ra như tên doanh nghiệp, công ty, địa chỉ, các phương thức liên lạc như số điện thoại, email, họ tên người đại diện hay còn gọi là pháp nhân đứng ra ký kết. Lưu ý, người đại diện này cần phải có giấy ủy quyền của công ty cho việc ký kết hợp đồng này.
Tùy vào mục đích ký kết hợp đồng mà từng loại hợp đồng kinh tế có thể có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các loại hợp đồng kinh tế đều phải đảm bảo các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng, cụ thể, đối tượng cụ thể mà các bên hưởng tới cần được nêu rõ và chi tiết trong bản hợp đồng. Đối tượng ở đây có thể là hàng hóa, dịch vụ, vận chuyển ,...
- Quyền lợi và nghĩa cụ của các bên đối với hoạt động hợp tác này. Đôi bên sẽ được hưởng quyền lợi cụ thể như thế nào và phải có nghĩa vụ ra giao trong quá trình ký kết, hợp tác với nhau. Những điều này cần được thể hiện rõ trong hợp đồng kinh tế.
- Điều khoản bất khả kháng và điều khoản giải quyết tranh chấp trong bản hợp đồng ký kết. Điều khoản bất khả kháng nhằm miễn trách nhiệm cho bên xảy ra trường hợp bất khả kháng dẫn tới tình trạng vi phạm hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết khi tranh chấp xảy ra cần được thỏa thuận và nêu cụ thể trong bản hợp đồng. Khi hai bên xảy ra tranh chấp không thể tự giải quyết hòa bình được, thì tranh chấp sẽ được Tòa án có thẩm quyền đứng ra phân xử.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng là thỏa thuận giữa hai bên về việc một bên đơn phương chấm dứt hợp tác với bên còn lại. Cụ thể, nếu một bên có những hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết thì bên còn lại sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngừng hợp tác. Bên đơn phương chấm dứt cần phát văn bản thông báo việc chấm dứt của mình cho bên còn lại.
Nếu các bên cần làm rõ hơn từ ngữ của các điều khoản trong hợp đồng thì nên soạn thảo thêm phần giải thích để tránh việc hiểu lầm giữa đôi bên.
- Chữ ký thể hiện việc hợp tác thành công và thái độ thỏa thuận đối với các điều khoản được nêu ra trong bản hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế mang những nét đặc trưng cụ thể sau đây:
- Mục đích của hợp đồng kinh tế. Các bản hợp đồng kinh tế đều vì một mục đích chung đó chính là mục đích kinh doanh.
- Hợp đồng kinh tế gắn liền với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, trao đổi, vận chuyển hàng hóa, người sản xuất, kinh doanh.
- Các nội dung mà hai bên đã thỏa thuận hợp tác cần phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Hợp đồng kinh tế được ký kết dưới dạng văn bản có xác nhận đồng ý của hai bên.
Các đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Mẫu hợp đồng kinh tế ngắn gọn, chuẩn xác
Để hiểu rõ hơn về cách trình bày nội dung của một bản hợp đồng kinh tế cụ thể, hãy tham khảo mẫu hợp đồng kinh tế ngắn gọn, chuẩn xác, được ưa chuộng nhất 2023 dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: /HĐKT
V/v ..............................................
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày.......;
- Căn cứ nghị định số 16/NĐ CP ngày ....... của Chính phủ về ...........................
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm ........, tại .............chúng tôi gồm có:
A/ Đại diện bên A:
Đại diện:......................................... Chức vụ:............................
Địa chỉ trụ sở chính:..............................................
Tài khoản:.........................................................
MST:.......................................... Điện thoại:.....................................
B/ Đại diện bên B:
Đại diện:..................................... Chức vụ:..............................
Địa chỉ trụ sở chính:..............................................
Tài khoản:................................................................
MST:................................................. Điện thoại:...................
Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:
ĐIỀU I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý giao cho bên B nhận lắp đặt công trình:.............................
..............................................
ĐIỀU II: ĐỊA ĐIỂM THI CÔNG
..............................................................................................
................................................................................................
ĐIỀU III: TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH
- Ngày khởi công : Ngày......tháng......năm............
- Ngày hoàn thành : Ngày......tháng........năm ...........
ĐIỀU IV : GIÁ TRỊ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
- Giá trị hợp đồng trước thuế là: ..................................
- Thuế VAT 10%: ..................................
- Tổng giá trị hợp đồng: .................................
(Bằng chữ: .............................................)
- Hình thức thanh toán: ..................................
ĐIỀU V: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
+ Quyền lợi và nghĩa vụ bên A:
............................................................................................
............................................................................................
.+ Quyền lợi và nghĩa vụ bên B:
..............................................................................................
............................................................................................
ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN VI PHẠM
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
ĐIỀU VII: ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
ĐIỀU VII: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
............................................................................................
............................................................................................
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Cần lưu ý những gì khi ký kết hợp đồng kinh tế?
Trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần chú ý những vấn đề sau.
Hình thức ký kết hợp đồng đúng theo pháp luật quy định. Đôi bên ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, đôi bên cùng có lợi, không ép ưởng hoặc trong tình trạng không tỉnh táo.
Các thông tin về chủ thể hợp đồng cần minh bạch, rõ ràng và chính xác.
Các điều khoản trong nội dung hợp đồng cần tuân theo các quy định của pháp luật, chấp hành đúng Luật Thương mại, tránh tình trạng trái luật để trục lợi trong hoạt động mua bán.
Thời gian hợp đồng bắt đầu có hiệu luật và thời gian kết thúc hợp đồng cần được trình bày rõ ràng.
Từ ngữ sử dụng trong hợp đồng chuẩn chính tả, đúng mực, có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh.
Tóm lại, hợp đồng kinh tế là hợp đồng được hai bên ký kết với nhau nhằm hướng đến những mục tiêu trong lĩnh vực kinh tế như thương mại, vận chuyển, dịch vụ,... Hợp đồng kinh tế là văn bản bảo vệ quyền lợi cho cả đôi bên trong quá trình hợp tác đồng thời đảm bảo nghĩa vụ mà các bên cần phải thực hiện đầy đủ.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin chi tiết về các nội dung chính cần phải có trong hợp đồng, các đặc điểm của hợp đồng kinh tế cũng như giới thiệu về mẫu hợp đồng kinh tế được sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết còn lưu ý cho người đọc những điều cần chú ý trước khi đặt bút ký kết một hợp đồng kinh tế để đảm bảo được quyền lợi của bản thân.