hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 03/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao chính xác nhất

Khấu hao là thuật ngữ quen thuộc đối với những người làm kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ được bản chất và phương pháp tính khấu hao. Vậy khấu hao là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết
  • Khấu hao là gì?
  • Khấu hao có ý nghĩa như thế nào?
  • Về mặt kinh tế
  • Về mặt tài chính
  • Cách tính khấu hao chuẩn xác nhất

Khấu hao là gì?

Khấu hao là sự định giá, phân bổ có hệ thống giá trị tài sản cố định vào chi phí theo từng thời kỳ do sự hao mòn của tài sản, nhằm mục đích báo cáo tài chính và tính thuế. Sự hao mòn này là kết quả của sự suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng của tài sản sau một thời gian doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh, hoặc do những tác động của tự nhiên, sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật,...

Khấu hao là sự định giá, phân bổ có hệ thống giá trị tài sản cố định vào chi phí theo từng thời kỳ.
Khấu hao là sự định giá, phân bổ có hệ thống giá trị tài sản cố định vào chi phí theo từng thời kỳ.

Những tài sản được tính vào khấu hao thường là những dạng tài sản có độ bền cao, hay còn gọi là tài sản cố định như: máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị sản xuất,...


Khấu hao có ý nghĩa như thế nào?

Khấu hao là khoản mục chi phí của doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả góc độ doanh nghiệp lẫn quốc gia về hai lĩnh vực sau đây:

Về mặt kinh tế

Hiện tượng hao mòn tài sản cố định sau thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Điều này gây khó khăn cho các nhà kinh tế trong việc định giá, quản lý và theo dõi tài sản. 

Tuy vậy, phương pháp trích khấu hao đã giúp cho doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề này. Doanh nghiệp sẽ phản ánh được giá trị thực còn lại của tài sản thông qua hình thức này. Khấu hao đó sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp và làm giảm lãi ròng.

Về mặt tài chính

Khấu hao được xem là phần giá trị tài sản cố định hao mòn quy đổi ra tiền. Nó đồng thời được tính vào chi phí và giá bán ra ngoài thị trường của sản phẩm. Phần tiền sau khi bán sản phẩm sẽ được lấy để lập quỹ khấu hao cho doanh nghiệp.

Cách tính khấu hao chuẩn xác nhất

Sau khi tìm hiểu khấu hao là gì và ý nghĩa của nó ở phần trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ba phương pháp phổ biến giúp bạn tính khấu hao chính xác nhất nhé!

Phương pháp khấu hao đường thẳng 

Khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) là một trong những phương pháp cơ bản và phổ biến nhất để xác định khấu hao

Ta sẽ có công thức tính như sau:

Chi phí khấu hao hằng năm = Nguyên giá tài sản cố định/thời gian trích khấu hao

Ví dụ: Doanh nghiệp mua tài sản cố định có nguyên giá là $10.000 với thời gian sử dụng là 5 năm. Giả sử giá trị thanh lý tài sản này khi hết thời hạn sử dụng không đáng kể. Chi phí khấu hao mỗi năm là bao nhiêu nếu doanh nghiệp khấu hao theo đường thẳng?

Vậy chi phí khấu hao hàng năm của dây chuyền sẽ là: $10.000/5 = $2.000/năm. 

Khấu hao đường thẳng là phương pháp tính khấu hao cơ bản và phổ biến nhất.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Đây là phương pháp thường phù hợp với những ngành nghề đề cao tốc độ nhanh nhẹn, chẳng hạn như ngành công nghệ, thiết bị,...

Phương pháp này sẽ có công thức như sau:

Chi phí khấu hao mỗi năm = Nguyên giá tài sản tại năm tính khấu hao x tỷ lệ khấu hao

Thông thường, giá trị ghi sổ của tài sản trong khoảng thời gian đầu sẽ cao hơn và sau đó qua vài năm sẽ bắt đầu giảm dần. Do vậy, trong những thời gian đầu thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ cao hơn và giảm dần sau mỗi năm.

Ta lấy một ví dụ sau, 50 triệu là giá bán của một dây chuyền sản xuất của công ty A. Giá trị còn lại dự tính là 10 triệu, sử dụng 5 năm với khấu hao 20%/ năm. Lúc này, khấu hao mỗi năm sẽ là:

  • Năm đầu: 40 x 20% = 8 triệu

  • Năm thứ 2: (40 – 8) x 20% = 6.4 triệu

  • Năm thứ 3: (40 – 8 – 6.4) x 20% = 5.12 triệu

  • …​

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Phương pháp này được áp dụng với các thiết bị, máy móc tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất. Trong trường hợp này, năng suất của tài sản cố định (thiết bị, máy móc) là yếu tố tính ra khấu hao của nó. Năng suất của tài sản cố định sẽ tỷ lệ thuận với chi phí khấu hao của tài sản (năng suất của thiết bị càng cao thì chi phí khấu hao càng lớn và ngược lại).

Công thức của phương pháp này như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Khấu hao trung bình của một đơn vị sản phẩm

Theo đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính của một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế.

Ví dụ: Một công ty mua một thiết bị sản xuất tự động giá 300 triệu. Theo thống kê, thiết bị sản xuất được 500.000 sản phẩm. Cho biết sản lượng thực tế trong tháng 12 là 5.000 sản phẩm. Khấu hao tháng 12 là bao nhiêu?

Ta có khấu hao trung bình cho một sản phẩm là: 300.000.000/500.000 = 600đ

Vậy mức trích khấu hao trong tháng 12 của máy là: 5000 x 600 = 3.000.000đ

Các loại khấu hao thường thấy 

Có 2 loại chi phí khấu hao thường thấy theo tiêu chuẩn của ngành kế toán, đó là:

Khấu hao tài sản cố định hữu hình

Hiểu một cách đơn giản, tài sản cố định hữu hình là những vật có độ bền cao mà bạn có thể sử dụng liên tục và thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như: 

  • Máy móc trong khâu sản xuất

  • Thiết bị văn phòng

  • Các phương tiện phục vụ cho việc di chuyển của doanh nghiệp,...

Khấu hao tài sản cố định vô hình

Ngược lại với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là những loại tài sản mà chúng ta không thể cầm nắm được bằng tay. Tuy vậy mà nó vẫn thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hoặc một tổ chức, ví dụ như: 

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Văn bằng sáng chế

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ,...

Kết luận

Trên đây là những thông tin, kiến thức mà chúng tôi muốn giới thiệu để giải đáp câu hỏi khấu hao là gì?. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. 

Có thể bạn quan tâm

X