hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 10/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khởi nghiệp là gì? Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hiện nay, ngày càng có nhiều người có ý định khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì và có những chính sách ưu nào dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và giúp các bạn biết thêm thông tin về khởi nghiệp.  

Mục lục bài viết
  • Khởi nghiệp là gì?
  • Tại sao phải khởi nghiệp?
  • Cần trang bị những gì để khởi nghiệp? 
  • Năng lực tư duy sáng tạo và tìm kiếm ý tưởng 
  • Nguồn vốn khởi nghiệp

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là việc cá nhân tự mình đứng ra làm chủ để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó.

Khởi nghiệp có thể hiểu là quá trình tạo ra lĩnh vực mới cho riêng mình. Quá trình đó có thể là cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hoặc kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng của riêng mình.

Khi khởi nghiệp, bạn là người quản lý doanh nghiệp của mình, được tự do trong công việc cũng như tạo nguồn thu nhập cho chính mình mà không phải đi làm thuê.

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là gì?

Tại sao phải khởi nghiệp?

Tại sao phải khởi nghiệp là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ở nội dung trên các bạn đã biết khởi nghiệp là gì. Nội dung sau đây sẽ giải đáp những lý do phải khởi nghiệp.

- Thứ nhất, bạn được tự do về thời gian:

Khi khởi nghiệp, thời gian đầu bạn sẽ phải làm việc nhiều và không có thời gian. Tuy nhiên, khi công việc đã ổn định thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cũng như được tự do chủ động sử dụng thời gian của mình.

- Thứ hai, bạn được chủ động về công việc:

Bạn là chủ doanh nghiệp của mình nên không cần phải lo lắng về việc bị công ty luân chuyển, bị sa thải. Bên cạnh đó, cũng không phải lo sợ bị rơi vào cảnh thất nghiệp khi công ty phá sản. Bạn hoàn toàn chủ động về công việc của mình và  chỉ cần quan tâm đến việc làm sao để phát triển công ty một cách tốt nhất.

- Thứ ba, bạn được tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng:

Làm một công việc cụ thể thì bạn chỉ cần có những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực công việc đó còn khi khởi nghiệp bạn phải có sự am hiểu nhiều kiến thức, thậm chí phải làm mọi việc để phát triển doanh nghiệp. Vì thế, trong quá trình đó, bạn đã tích lũy được cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng mà không một công việc nào có thể mang lại được.

- Thứ tư, tất cả doanh thu sẽ thuộc về bạn và có thể tự điều chỉnh thu nhập của bản thân:

Khi làm công ăn lương, bạn sẽ chỉ được trả một phần trong giá trị thực do bạn tạo ra còn khi khởi nghiệp thì mọi doanh thu thuộc về bạn.

Đồng thời, việc bạn có thể tạo ra  thu nhập bao nhiêu là phụ thuộc vào khả năng phát triển kinh doanh và mang lại lợi nhuận của bạn. Nếu kinh doanh tốt thì thu nhập tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so với đi làm thuê.

- Thứ năm, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội:

Các công ty khởi nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người giúp nhà nước giải quyết tình trạng thất nghiệp. Từ đó, góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra nhằm giảm áp lực nền kinh tế, trợ cấp xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Vì vậy, có thể thấy được, khởi nghiệp không chỉ mang lại nhiều giá trị cho bản thân người khởi nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, cho xã hội.

Cần trang bị những gì để khởi nghiệp? 

Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để khởi nghiệp nhưng trước khi khởi nghiệp cần phải trang bị cho những yếu tố sau đây:

Năng lực tư duy sáng tạo và tìm kiếm ý tưởng 

Yếu tố cơ bản đầu tiên khi chuẩn bị khởi nghiệp là những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Từ đó, áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận.

Trên thị trường có rất nhiều công ty kinh doanh cùng một sản phẩm hay dịch vụ giống với bạn, sự tư duy sáng tạo sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng và thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Từ đó, đưa ra được các giải pháp phục vụ nhu cầu khách hàng. Đồng thời, lên kế hoạch kinh doanh hợp lý, tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nguồn vốn khởi nghiệp

Nguồn vốn là điều kiện kiện cần thiết trước tiên khi có ý tưởng khởi nghiệp. Nếu không có nguồn vốn thì bạn không thể thực hiện được kế hoạch kinh doanh. Nguồn vốn có thể do bạn tự chuẩn bị hoặc lên kế hoạch huy động và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư.

Kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn 

Khi khởi nghiệp thì điều cơ bản cần có là bạn phải trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về lĩnh vực mà mình có ý định khởi nghiệp. Đồng thời, trau dồi kiến thức thêm kiến thức chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực khởi nghiệp cũng như các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp.

Đó là những kiến thức hiểu biết về thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, các quy phạm pháp luật liên quan doanh nghiệp khởi nghiệp…..Việc trang bị những kiến thức đó để tránh sự thất bại do thiếu kiến thức cơ bản và sự cố ngoài ý muốn .

Tinh thần kiên trì, nỗ lực 

Khởi nghiệp là quá trình nhiều khó khăn và thử thách nên đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của người khởi nghiệp. Khởi nghiệp không phải lúc nào cũng thành công ngay từ lúc đầu. Tỷ lệ những người khởi nghiệp thất bại chiếm đa đa số.

Sau những lần thất bại đó, các bạn cần tự đúc rút kinh nghiệm, kiên trì và nỗ lực từng ngày để tránh những sai lầm lần trước cũng như có những bước tiến đổi  mới phát triển khởi nghiệp.

Các kỹ năng cần thiết 

Khi khởi nghiệp, việc trang bị các kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết góp phần quyết định sự thành công hay thất bại khi khởi nghiệp.

Những kỹ năng cần thiết trước khi khởi nghiệp bao gồm:

- Thứ nhất là kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường: Trước khi có ý định kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cần phải nghiên cứu, phân tích thị trường để thu thập những thông tin cần thiết nhằm tìm ra thị trường tiềm năng.

- Thứ hai là kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng: Khi có kỹ năng này thì người khởi nghiệp sẽ biết cách tổ chức, sắp xếp công việc  tốt hơn và đạt hiệu quả hơn.

- Thứ ba là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý rủi ro: Kỹ năng này đảm bảo đưa ra những kế hoạch khả thi và hướng toàn hệ thống làm việc theo mục tiêu, kế hoạch cũng như giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.

- Thứ tư là kỹ năng quản lý tài chính: người khởi nghiệp nghiệp cần nắm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp để đảm bảo phát triển các hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh.

- Thứ năm là kỹ năng xây dựng thương hiệu: Đây là kỹ năng giúp cho các sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của bạn được nổi bật, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và khách hàng.

- Thứ sáu là kỹ năng kết nối: Thông qua kết nối giao tiếp có thể tìm kiếm được những người đồng hành, các nhà đầu tư hoặc những khách hàng tiềm năng.

Cần trang bị những kỹ năng cần thiết khi khởi nghiệp 


Những chính sách ưu đãi hiện nay dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Căn cứ các quy định pháp luật sau:

+ Điều 15 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020

+ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017

+ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Thông tư 96/2015/TT - BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thông tư số 45/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 19/07/2019

Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như sau:

- Chính sách ưu đãi thuế như là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa truyền thống. Bên cạnh đó còn ưu đãi tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Chính sách chi ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Tạo các kênh huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ, thực hiện cấp bù lãi suất.

  • Hỗ trợ thiết bị cơ sở vật chất cho doanh nghiệp khởi nghiệp

  • Thực hiện hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

  • Chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Như vậy, có thể thấy được các doanh nghiệp khởi nghiệp được tạo điều kiện hình thành và phát triển với nhiều chính sách ưu đãi.

Qua bài viết, các bạn đã biết được khởi nghiệp là gì cũng như các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hy vọng bài chia sẻ ở trên mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về khởi nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

X