Mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc tốt là những điều làm nên sức hút của pháp chế ngân hàng. Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng gồm những gì? Làm sao để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng cực khó tính? Chúng tôi sẽ mách nhỏ bạn qua bài viết sau!
Tổng quan cơ hội việc làm ngành pháp chế ngân hàng
Pháp chế ngân hàng là đích đến của nhiều sinh viên theo học chuyên ngành Luật. Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng, hãy cùng hiểu rõ hơn về vị trí này.
Nhiệm vụ của vị trí pháp chế ngân hàng
Những chuyên viên pháp chế ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng được vận hành theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, ngân hàng được đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp, hạn chế rủi ro pháp lý.
Môi trường làm việc
Khi đảm nhận công việc của một chuyên viên pháp chế ngân hàng, bạn sẽ được làm việc trong một môi trường làm việc linh hoạt và có sự trao đổi đa chiều. Pháp chế ngân hàng cần có sự tương tác, trao đổi với nhiều đối tượng. Cụ thể:
Nhận nhiệm vụ từ Ban lãnh đạo.
Làm việc nhóm cùng các nhân viên pháp chế khác để hoàn thành công việc.
Quản lý và phụ trách công việc với những đối tượng ngoài ngân hàng như cơ quan chính quyền địa phương, tư vấn viên pháp luật ngoài ngân hàng,...
Trở thành người đại diện cho ngân hàng làm việc với báo chí, truyền thông và công chúng.
Pháp chế ngân hàng có môi trường làm việc linh hoạt
Những tiêu chuẩn cần có của người làm pháp chế ngân hàng
Tiêu chuẩn về kỹ năng chuyên môn
Bộ phận pháp chế ngân hàng có vị trí quan trọng hàng đầu trong quy trình vận hành của một ngân hàng. Chuyên viên pháp chế ngân hàng chuyên môn yếu, chỉ mắc một sai lầm nhỏ cũng có thể mang lại sự rủi ro rất cao. Do vậy, chuyên viên không vững chuyên môn nghiệp vụ rất khó có thể đảm đương công việc này.
Yêu cầu đầu tiên là ứng viên phải theo học ngành luật, thường cần tốt nghiệp đại học từ loại Khá trở lên.
Ứng viên cần đảm bảo có đủ 2 chứng chỉ quan trọng: chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Ứng viên có trình độ ngoại ngữ kém, không thành thạo tin học rất khó đáp ứng được cường độ công việc của một chuyên viên pháp chế.
Ứng viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên, có cơ hội làm việc trong các văn phòng pháp chế là một điểm cộng.
Tiêu chuẩn kỹ năng mềm
Để định lượng và đánh giá được toàn bộ kỹ năng mềm của một chuyên viên pháp chế ngân hàng nếu chỉ nhìn qua CV là không đủ. Thông qua cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đánh giá những kỹ năng mềm mà một chuyên viên cần có. Những kỹ năng đó bao gồm:
Sự chỉnh chu, cẩn thận, chính xác
Kỹ năng làm việc độc lập
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng đàm phán, thuyết trình
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Khả năng thích nghi với môi trường làm việc và chịu được áp lực lớn
Pháp chế ngân hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng
Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng
Như đã đề cập ở trên, những kỹ năng, bằng cấp bạn thể hiện trên CV thường khó nhận được cái gật đầu từ nhà tuyển dụng. Phần lớn các nhà tuyển dụng đều cho rằng, thông qua buổi phỏng vấn mới quyệt đinh có nên tuyển chọn ứng viên hay không!
Nằm lòng kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng mà chúng tôi chia sẻ sau đây bạn đã nắm được 70% cơ hội trúng tuyển.
Tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển dụng
Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng cũng giống với kinh nghiệm phỏng vấn bất kỳ công việc nào ở chỗ: Bạn không tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển dụng, về doanh nghiệp mà mình đầu quân cũng giống với việc đi cày quên trâu.
Bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều khi hiểu được những thông tin quan trọng nhất về công ty. Những yếu tố chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ bao gồm: vị trí việc làm mình đang ứng tuyển; cơ cấu tổ chức, quản lý và kiểm soát ngân hàng; các vấn đề pháp lý khác; thông cáo báo chí gần đây…Bạn có thể truy cập vào trang web hoặc trang fanpage của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm.
Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng của chúng tôi chỉ ra rằng: Bất cứ ứng viên nào cũng sẽ nhận được câu hỏi “Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí pháp chế ngân hàng của chúng tôi?” Tìm hiểu trước về doanh nghiệp, bạn sẽ đưa ra đáp án nhà nhà tuyển dụng mong muốn.
Cân nhắc khi nộp hồ sơ ứng tuyển
Sau khi đã tìm hiểu kỹ những thông tin tuyển dụng, bạn cần cân nhắc nên hay không nên ứng tuyển. Bạn không nên cố đấm ăn xôi, cố gắng ứng tuyển vào một môi trường mà ngay từ ban đầu đã không phù hợp với định hướng phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy thông tin tuyển dụng vị trí pháp chế ngân hàng không rõ ràng, hãy mạnh dạn liên lạc với doanh nghiệp để hỏi rõ rồi mới ứng tuyển. Điều này vừa giúp bạn ghi điểm trong mắt doanh nghiệp về sự chính xác, cẩn thận cùng vừa giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc.
Hiểu được ưu nhược điểm của bản thân
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn nắm được những thông tin của phía doanh nghiệp rồi cũng đừng quên lắng nghe bản thân mình. Bằng cách trả lời được ưu nhược điểm của bản thân, bạn sẽ nhận thấy được sự phù hợp của công ty với mình cũng như những kỹ năng mình còn thiếu.
Khi nhà tuyển dụng đề cập đến những điểm mạnh, điểm yếu bạn cũng sẽ không quá thụ động khi trả lời dẫn đến mất tự tin.
Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng giúp ứng viên tự tin hơn
Những sai lầm tối kỵ tuyệt đối tránh
Với các ứng viên, đặc biệt là các ứng viện là các bạn sinh viên mới ra trường, chưng có nhiều kinh nghiệm, các bạn rất dễ mắc phải những sai lầm tối kỵ. Kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng của chúng tôi sẽ điểm mặt những sai lầm bạn tuyệt đối không nên mắc phải!
Đi phỏng vấn muộn
Tranh phục không chỉn chu
Thái độ không tốt với người tiếp nhận hồ sơ
Không tìm hiểu trước về ngân hàng tuyển dụng mình
Quá tự tin hoặc quá tự ti
Thổi phồng về kiến thức chuyên môn
Không cảm ơn người phỏng vấn khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
Những câu hỏi thường có phỏng vấn
Sau khi đã nắm được kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng, các ứng viên nên điểm qua những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sau đây để có tâm thế tốt!
Câu hỏi thông tin chung
Những câu hỏi về thông tin chung thường có ở bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan hoặc quá tự ti khi trả lời những câu hỏi này. Dù không thể hiện được kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhưng nó cũng phản ánh được cách giao tiếp, kỹ năng tóm tắt, trình bày của bạn trước nhà tuyển dụng
Giới thiệu về bản thân
Tại sao bạn quyết định nghỉ việc/ chuyển việc tại công ty cũ (đối với ứng viên đã có kinh nghiệm)?
Ưu nhược điểm của bạn là gì?
Vị trí pháp chế ngân hàng là gì? Tại sao bạn phù hợp với vị trí này? Bạn có những tố chất gì?
Tại sao bạn lựa chọn ngân hàng chúng tôi?
Câu hỏi về chuyên ngành
Những câu hỏi về chuyên ngành sẽ quyết định bạn có được tuyển dụng hay không. Khi trả lời những câu hỏi này bạn cần vận dụng những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý tình huống. Một số nội dung bạn sẽ được hỏi bao gồm:
Câu hỏi chuyên ngành liên quan đến: Bộ luật Dân sự, Luật tín dụng, luật đất đai, các câu hỏi về pháp chế.
Câu hỏi chuyên ngành liên quan đến: Cầm cố tài sản, vay tín dụng, hình thức vay,...
Câu hỏi về rủi ro tài chính ngân hàng phải đối mặt. Yêu cầu ứng viên đưa ra phương án giúp giảm thiểu rủi ro.
Câu hỏi về soạn tharp hợp đồng và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
Những câu hỏi có phần tình huống: vay vốn, cầm cố tài sản, bảo lãnh, hợp đồng, yêu cầu ứng viên xử lý.
Pháp chế ngân hàng là giấc mơ của nhiều sinh viên
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm phỏng vấn pháp chế ngân hàng. Hy vọng các ứng viên phần nào hình dung được những điều mình cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn!
Để có thể chinh phục thành công vị trí pháp chế ngân hàng, các bạn không chỉ cần có kinh nghiệm mà cần có một môi trường thực hành để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Khóa học pháp chế tại ICA sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn toàn diện về công việc này. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng hệ sinh thái công việc dồi dào, khi tham gia khoác học bạn sẽ có định hướng cụ thể để trở thành một nhân viên pháp chế ngân hàng tiềm năng. Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết!