hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 08/12/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lãnh địa phong kiến là gì? Quan hệ sản xuất trong lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến xuất hiện thời gian nào? Các quan hệ sản xuất và xã hội trong lãnh địa phong kiến ra sao? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Lãnh địa phong kiến là gì? 
  • Lãnh địa phong kiến xuất hiện thời gian nào?
  • Quan hệ sản xuất và xã hội của lãnh địa ra sao? 
  • Quan hệ sản xuất của lãnh địa phong kiến
  • Quan hệ xã hội của lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là gì? 

Để hiểu được lãnh địa phong kiến là gì thì cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ “phong kiến”.

Phong kiến ​​là một từ Hán Việt và nguồn gốc của từ này xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời điểm này, vua Chu đã đưa ra một chính sách cấp đất cho bà con để thành lập các nước chư hầu gọi là phong kiến thân thích. Chế độ này tương tự như chính sách cấp đất cho các đại thần ở châu Âu, bởi từ “phong kiến” có nghĩa tương đồng với từ “féodalité” trong tiếng Pháp. Theo đó thì từ “féodalité” có nguồn gốc từ chữ “feed” trong tiếng LaTinh được hiểu là “ lãnh địa cha truyền con nối”. 

Quan hệ sản xuất phong kiến ​​Tây Âu được hình thành với hai giai cấp: Lãnh chúa phong kiến ​​- tức là các tầng lớp quan lại, quý tộc, tăng lữ vừa giàu vừa có thế lực và nông nô được tạo thành từ các tầng lớp nông dân và nô lệ khác nhau. Mỗi lãnh chúa phong kiến ​​sẽ có một vùng đất tự trị, họ sẽ quản lý riêng và được gọi là lãnh địa phong kiến.

Vậy lãnh địa phong kiến ​​là gì? Lãnh đại phong kiến là một vùng đất rộng lớn do các lãnh chúa phong kiến ​​kiểm soát. Vùng đất này bao gồm nhiều phần đất đai như đất canh tác, đất trồng trọt, rừng rậm, đồng cỏ,… Ngoài ra, trong đất của các lãnh chúa phong kiến ​​còn có nhà cửa, kho thóc, nhà thờ, nhà kho, lâu đài,... tạo thành những pháo đài kiên cố, khó công phá. Khu vực này giống như một quốc gia thu nhỏ hoặc một khu vực biệt lập, khép kín, sống theo chế độ tự cung tự cấp, không giao tiếp với thế giới bên ngoài. 

lanh dia phong kien la gi

Lãnh địa phong kiến ​​là một vùng đất rộng lớn do các lãnh chúa phong kiến ​​kiểm soát

Phần lãnh thổ này được chia thành hai loại chính: đất thái ấp và đất phần. Trong đó, đất thái áp là vùng đất thuộc vùng sở hữu của lãnh chúa được sử dụng để xây dựng các tòa tháp, dinh thự và nhiều phương tiện vận chuyển phục vụ nhu cầu của lãnh chúa. Còn đất phần là các phần đất còn lại, bao gồm đất canh tác, đầm lầy, ao hồ... được lãnh chúa chia cho nông nô hoặc cho nông nô thuê để canh tác và thu thuế.

Lãnh địa phong kiến xuất hiện thời gian nào?

Cuối thế kỷ V, người Giéc-man đã xâm lược và tiêu diệt nhiều nước châu Âu, thành lập nhiều vương quốc mới ở đó. Người Giéc-man chiếm đóng khu vực xung quanh Rome, chia nhau ruộng đất và tự phong các tướng lĩnh hoặc quý tộc thành các lãnh chúa phong kiến để cai quản ruộng đất đó. Các lãnh địa phong kiến cũng được hình thành từ đó và thuộc quyền cai trị của các lãnh chúa.

Vậy quyền hạn của mỗi lãnh chúa - người sở hữu lãnh địa phong kiến là gì?  Mỗi lãnh địa là một khu chính trị độc lập riêng biệt. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh thổ của họ với tư cách là một vị vua và họ có quân đội, luật pháp, tòa án, tiền tệ và hệ thống thuế của riêng mình.

Quan hệ sản xuất và xã hội của lãnh địa ra sao? 

Quan hệ sản xuất của lãnh địa phong kiến

Nền kinh tế của lãnh địa phong kiến là nền kinh tế đóng, các hoạt động buôn bán với các nước khác rất hạn chế và không thường xuyên. Họ chỉ trao đổi với bên ngoài những mặt hàng mà họ không thể sản xuất như sắt, muối, đồ trang sức, tơ lụa. 

Lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa này là nông nô. Tầng lớp này sống dựa trên đất đai của lãnh chúa và rất phụ thuộc vào lãnh chúa. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và phải nộp thuế nặng.  Lãnh địa còn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác như vũ khí, xưởng may, đồ gốm,...nên nông nô cũng được thuê để dệt vải, may quần áo, đóng giày, làm đồ đạc, vũ khí...trong các lĩnh vực này. 

lanh dia phong kien la gi

Nông nô là lực lượng sản xuất chính của lãnh địa phong kiến 

Quan hệ xã hội của lãnh địa phong kiến

Vì nông nô là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa vậy nên họ cũng là những người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất trong chế độ phong kiến. Nông nô hoàn toàn lệ thuộc vào ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, bị giai cấp quyền lực này ​​chiếm đoạt ruộng đất, nộp thuế cao và bắt phải làm nhiều công việc tạp vụ để phục vụ họ. Bên cạnh đó, bao nhiêu tài sản mà nông nô làm ra cũng bị chiếm đoạt và khi lãnh chúa bán ruộng đất, nông nô cũng phải bán theo. 

Nông nô cực khổ, làm lụng vất vả là thế, vậy còn đời sống của lãnh chúa ra sao? Vai trò của họ trong quan hệ sản xuất của lãnh địa phong kiến là gì? Trái ngược lại với cuộc sống của giai cấp nông nô, lãnh chúa lại có một cuộc sống xa hoa, nhàn rỗi. Hầu như họ chỉ ăn chơi sa đọa, cưỡi ngựa, xem hoa và tổ chức tiệc tùng bằng chính sức lao động tiền bạc mà họ bóc lột, chiếm đoạt được của nông nô mà không tham gia vào sản xuất. 

Vì sao các lãnh địa phong kiến lại lạc hậu?

Các lãnh địa phong kiến rất lạc hậu là một nhận định đúng. Vì như chúng ta có thể thấy, hầu như các lãnh địa phong kiến sống trong nền kinh tế tự cung, tự cấp và không có nhiều hoạt động giao thương với nền kinh tế bên ngoài. Do đó mà các mặt hàng sử dụng hằng ngày của họ sẽ không đa dạng so với khi họ thực hiện trao đổi mua bán với nhiều nước khác. 

Ngoài ra thì nền kinh tế tự cung tự cấp này cũng khiến cho đời sống của người dân trong các lãnh địa khổ cực hơn, khi họ phải tự sản xuất ra tất cả hàng hóa để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Vì họ phải sản xuất tất cả mọi thứ ngay cả khi những thứ đó không phải là chuyên môn của mình nên càng làm họ tốn thời gian, công sức hơn. 

Một điều khác làm cho các lãnh địa phong kiến bị lạc hậu nữa đó chính là sự ăn chơi sa đọa của các lãnh chúa, giai cấp sở hữu quyền lực cao nhất trong các lãnh địa. Mặc dù họ làm chủ và sở hữu rất nhiều tài sản cũng như ruộng đất nhưng tất cả những gì họ làm là chỉ giao chúng cho nông nô làm lụng mà không hề trông coi hay đưa ra bất cứ chính sách nào để phát triển chúng, đơn cử là giao thương với các nước khác. 

lanh dia phong kien la gi

Lãnh địa phong kiến lạc hậu vì nền kinh tế tự cung tự cấp 

Tiền bạc hay tài sản mà họ có được đều đến từ việc bóc lột sức lao động, chiếm đoạt của những nông dân nghèo khổ. Do đó nên đời sống của nông dân luôn cùng cực, suốt ngày chỉ cắm mặt vào ruộng đất và làm các công việc thủ công bằng tay bên trong các lãnh địa. Còn lãnh chúa thì chỉ nghĩ đến các cuộc vui tao nhã và sống một cuộc sống nhàn hạ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi cung cấp để giải thích cho khái niệm lãnh địa phong kiến là gì. Một số kiến thức lịch sử về thời gian ra đời, các mối quan hệ giữa 2 giai cấp lãnh chúa và nông nô thời phong kiến hay giải thích lý do về sự lạc hậu của các lãnh địa phong kiến cũng được chúng tôi cung cấp trong bài viết này. Hy vọng mọi người có thể nhìn vào cuộc sống cực khổ của giai cấp nông nô ở thời đó để thấy trân trọng những gì mình đang có của ngày hôm nay. 

Có thể bạn quan tâm

X