Vì nhiều nguyên nhân mà nhiều người phải gặp cản trở lớn khi mắc chứng loạn thị. Vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân nào gây ra loạn thị? Có cách nào ngăn ngừa không và đặc biệt theo luật mới nhất thì người mắc chứng loạn thị có phải đi nghĩa vụ không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Loạn thị là gì?
Loạn thị là gì? Loạn thị là một tật của mắt, còn có tên gọi khác là Astigmatism. Một người mắc chứng loạn thị có hình dạng giác mạc khác thường khiến các tia sáng khuếch tán trên võng mạc thay vì hội tụ tại một điểm như mắt thường. Điều này làm cho hình ảnh thu được bị mờ và méo.
Loạn thị là một tật của mắt
Để hiểu rõ hơn về khái niệm loạn thị là gì, chúng tôi sẽ giải thích hiện tượng này như sau:
Ánh sáng phản xạ từ một vật bị khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ tập trung tại võng mạc của mắt. Trong võng mạc, các tế bào chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thần kinh và gửi đến não. Bộ não tạo ra hình ảnh dựa trên những tín hiệu đó. Do vậy, khi một người bình thường nhìn thấy một vật thể, các tia ảnh sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc, còn người loạn thị thì các tia ảnh này hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc.
Điều này có thể khiến hình ảnh bị nhòe và không rõ ràng dù vật thể ở gần hay ở xa, sẽ khó nhìn hơn khi trời tối và thường cảm thấy đau đầu, mỏi mắt khi cố gắng tập trung nhìn hoặc thường phải nheo mắt.
Có hai loại loạn thị chính:
Loạn thị giác mạc là sự lệch lạc của giác mạc.
Loạn thị thấu kính là sự lệch lạc của ống kính.
Những người bị loạn thị thường có các dị tật khác về mắt, chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị.
Nguyên nhân bị loạn thị
Đầu tiên phải biết nguyên nhân loạn thị là gì thì mới tìm ra cách để chữa trị. Nguyên nhân chính nhất phải kể đến là loạn thị do tình trạng giác mạc bị biến dạng. Giác mạc của người bình thường sở hữu một độ cong chuẩn giúp các tia sáng có thể hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Còn giác mạc của người bị tật loạn thị có độ cong bị biến dạng nên các tia sáng tụ lại nhiều điểm trên võng mạc, tạo ra hình ảnh không chính xác có thể bị mờ hoặc méo.
Hình ảnh nhìn được bởi mắt thường và mắt bị cận thị
Còn một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra chứng loạn thị, chẳng hạn như:
Do bẩm sinh.
Những vết sẹo do phẫu thuật hoặc chấn thương nào đó để lại ở mắt.
Người mắc bệnh keratoconus cũng có thể khiến giác mạc bị biến dạng.
Sinh non có thể dẫn đến loạn thị ở trẻ em.
Những người bị dị tật mắt nghiêm trọng, chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị, có nguy cơ cao bị loạn thị.
4 dạng loạn thị phổ biến hiện nay
Loạn thị đều
Ở dạng này, có sự thay đổi dần kinh tuyến của mắt (giữa kinh tuyến có chiết suất cao nhất và kinh tuyến có chiết suất thấp nhất). Hai triệu chứng điển hình là:
Quáng mắt: khi gặp ánh sáng mặt trời mắt sẽ đau nhức và khó chịu.
Song thị: khi nhìn một đồ vật người bệnh sẽ thấy được 2 hình ảnh nằm cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau, khiến cho người bệnh gặp nhiều cản trở trong việc di chuyển cũng như đọc viết.
Loạn thị cận
Loạn thị cận là trường hợp mắt có một hoặc cả 2 kinh tuyến chính bị cận thị được chia làm những dạng sau:
Loạn thị cận đơn thuận
Loạn thị cận đơn nghịch
Loạn thị cận đơn chéo
Loạn thị cận kép thuận
Loạn thị cận kép nghịch
Loạn thị cận kép chéo
Loạn thị viễn
Loạn thị viễn là trường hợp mắt có một kinh tuyến hoặc cả 2 kinh tuyến chính bị viễn thị được chia làm những dạng sau:
Loạn thị viễn đơn thuận
Loạn thị viễn đơn nghịch
Loạn thị viễn đơn chéo
Loạn thị viễn kép thuận
Loạn thị viễn kép nghịch
Loạn thị viễn kép chéo
Loạn thị hỗn hợp
Mắt có một kinh tuyến bị cận thị và một kinh tuyến bị viễn thị.
Cách ngăn ngừa loạn thị
Nếu bị loạn thị do di truyền hoặc bẩm sinh thì hầu như không có cách nào để chữa khỏi. Tuy nhiên, như đã tìm hiểu ở trên thì nguyên nhân gây ra tật loạn thị là gì thì còn do nhiều nguyên nhân khác nữa nên cách chữa trị tốt nhất là nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Cách chữa trị tốt nhất là gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn
Thường thì bác sĩ sẽ khuyên những người mắc chứng loạn thị điều trị một trong 2 cách sau đây:
Đeo kính: Việc đeo kính phù hợp với độ loạn thị sẽ giúp khắc phục được tình trạng giác mạc bị biến dạng. Đây là biện pháp phổ biến nhất và nó rất đơn giản để thực hiện, áp dụng cho những trường hợp bị loạn thị nhẹ. Nó cũng được áp dụng rộng rãi, và ít có biến chứng về sau.
Phẫu thuật: Nếu bị loạn thị nặng thì việc đeo kính cũng không thể điều chỉnh được. Do đó, những trường hợp này sẽ được khuyên để tiến hành phẫu thuật bằng tia laser hoặc vi phẫu nhằm chỉnh lại độ cong của giác mạc. Phương pháp phẫu thuật Lasik hiện là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất và cũng là phương pháp được nhiều người chọn nhất.
Những người không mắc tật này là một may mắn, tuy nhiên phải tham khảo những cách sau đây để ngăn ngừa bệnh loạn thị và bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
Làm việc trong điều kiện ánh sáng đầy đủ
Tránh để mắt nhìn những nơi quá tối và phải làm việc ở nơi có điều kiện ánh sáng quá mạnh và chói.
Tránh mọi tổn thương có thể xảy ra cho mắt
Cố gắng dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi trường hợp phải làm việc nhiều tiếng liên tục.
Nếu mắc các bệnh lý về mắt cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng gây loạn thị.
Ăn cà rốt, cà chua,...các thức ăn giàu vitamin A để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho mắt. Nếu phát hiện khi nhìn mà các hình ảnh nhìn được bị nhòe, mờ thì cần đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Loạn thị có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
Muốn biết người mắc chứng loạn thị có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự hay không thì hãy cùng tìm hiểu xem luật quy định tiêu chuẩn tuyển chọn công dân đi nghĩa vụ quân sự đối với những công dân bị loạn thị là gì nhé.
Người mắc chứng loạn thị có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Phân loại sức khỏe tuyển chọn nghĩa vụ quân sự được quy định rõ tại khoản 4, điều 9 thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Cụ thể, dựa vào tổng điểm chấm cho 8 chỉ tiêu trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại như sau:
Loại 1: cả 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1
Loại 2: Có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 2
Loại 3: Có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 3
Loại 4: Có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 4
Loại 5: Có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 5
Loại 6: Có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 6
Cùng với đó, tiêu chuẩn phân loại bệnh loạn thị tại phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định rằng các loại loạn thị đều có điểm là 6. Tuy nhiên, điểm a khoản 3, điều 4, thông tư 148/2018/TT-BQP lại quy định rằng chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe đạt loại 1,2,3. Điều này có nghĩa là những công dân bị bệnh loạn thị sẽ tạm được hoãn nghĩa vụ quân sự do không đảm bảo về tiêu chuẩn sức sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho ai muốn tìm hiểu loạn thị là gì? Ngoài khái niệm và tất tần tật những thông tin liên quan về loạn thị như nguyên nhân, các dạng loạn thị hay cách phòng ngừa,...thì chúng tôi còn trả lời cho những bạn nào thắc mắc liệu loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Hy vọng, mọi người đã hài lòng với những thông tin trên.