hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mạng máy tính gồm các thành phần gì?

Mạng máy tính là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong đó, Internet chính là một loại mạng máy tính phổ biến nhất. Nếu đang cần tìm kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến mạng máy tính gồm các thành phần nào, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới của chúng tôi nhé!

 

Khái niệm mạng máy tính


Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau thông qua kênh truyền dẫn vật lý theo một dạng cấu trúc nhất định.

Ngày nay, mạng máy tính là cách gọi tắt của mạng viễn thông kỹ thuật số bao gồm tập hợp các nút mạng. Các nút mạng trong cùng một mạng máy tính có thể chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu với nhau nhờ vào các liên kết dữ liệu.

Mạng máy tính là một tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau

Mạng máy tính là một tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau

Các liên kết dữ liệu ở mạng máy tính được hình thành bởi phương tiện có dây (cáp quang) hoặc phương tiện không dây (Wifi).


Mạng máy tính gồm các thành phần nào?

Mạng máy tính là một tập hợp các nút mạng máy tính. Tuy nhiên để nói chính xác mạng máy tinh gồm các thành phần nào, thì đây sẽ gồm có 4 thành phần cơ bản bao gồm:

Thiết bị kết nối mạng

Thiết bị kết nối mạng là thành phần để kết nối các thành phần cấu tạo khác của mạng máy tính lại với nhau. Tùy thuộc vào quy mô, phân loại mạng máy tính, thiết bị kết nối mạng có thể là: bridge, hub, bộ chuyển mạch, bộ tuyến tính, vỉ mạng, modem,…

Môi trường truyền dẫn

Môi trường truyền dẫn chính là kênh vật lý để kết nối các máy tính trong một mạng máy tính nhất đinh. Môi trường truyền dẫn có hai loại cơ bản: hữu tuyến và vô tuyến:

  • Truyền dẫn hữu tuyến: Là các dạng cáp nối có cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang.

  • Truyền dẫn vô tuyến: Có sóng vô tuyến, sóng điện từ và sóng hồng ngoại.

Thiết bị đầu cuối

Trong chuyên ngành kỹ thuật, thiết bị đầu cuối còn được gọi với tên khác là “host”. Thiết bị đầu cuối là thành phần quan trọng của mạng máy tính. Vai trò của các thiết bị này là nhằm khai thác các tài nguyên chung.

Host là một máy tính sử dụng phần mềm của người dùng được đặt trong mạng với mục đích chia sẻ tài nguyên. Do đó, một host đồng nghĩa với một nút mạng. Không chỉ có máy tính, thiết bị đầu cuối còn có thể là: điện thoại động, thiết bị cầm tay PDA, máy in,…

Một máy tính trong mạng máy tính được gọi là một host - thiết bị đầu cuối

Một máy tính trong mạng máy tính được gọi là một host - thiết bị đầu cuối

Giao thức truyền thông

Giao thức truyền thông là nhân số cấu thành nên mạng máy tính. Chúng là quy tắc truyền thông chung để các nút mạng có thể liên kết và trao đổi thông tin với nhau.


Cơ chế hoạt động của mạng máy tính

Một hệ thống máy tính được vận hành khi có đủ các thiết bị như: bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch và điểm truy cập.

Điểm truy cập hay chính là công tắc để kết nối các thiết bị không thông qua dây cáp. Bên cạnh đó, công tắc còn có vai trò bảo mật có thành phần nội bộ của mạng như: máy chủ, máy tính, máy in, các thiết bị khác được kết nối trong mạng.

Vai trò hoạt động của bộ định tuyến kết nối mạng với các mạng khác. Giống như một bộ phận điều phối, bộ định tuyến thực hiện phân tích dữ liệu gửi đến một mạng. Từ kết quả phân tích đó, bộ định tuyến lựa chọn tuyến đường tốt nhất để truyền dữ liệu và gửi dữ liệu đó đến mạng đích qua đường truyền đã chọn. Bộ tuyến tính còn giống như lớp bảo vệ dữ liệu thông tin của mạng máy tính cá nhân khỏi mối đe dọa bảo mật bên ngoài.

Bộ định tuyến có vai trò quan trọng trong cơ chế hoạt động của mạng máy tính

Bộ định tuyến có vai trò quan trọng trong cơ chế hoạt động của mạng máy tính

Trong mạng máy tính, công tắc và bộ định tuyến có thể có vai trò gần tương tự. Tuy nhiên, cách xác định thiết bị đầu cuối của chúng có sự khác biệt. Công tắc chỉ xác nhận duy nhất một thiết bị đầu cưới bằng địa chỉ MAC có sẵn. Ngược lại, bộ định tuyến lớp xác định duy nhất kết nối mạng của thiết bị đầu cuối bằng địa chỉ IP chỉ định.

4 phân loại phổ biến của mạng máy tính

Ngoài biết về mạng máy tính gồm các thành phần nào, phân loại mạng máy tính cũng sẽ là kiến thức hữu ích mà bạn nên tìm hiểu. Theo quy mô, mạng máy tính chia ra thành 4 loại: LAN, WAN, Internet, SAN

Mạng máy tính LAN

Mạng LAN có tên tiếng Anh đầy đủ là Local Area Network. Đây là loại mạng máy tính kết nối các máy tính trong phạm vi nhỏ như: văn phòng, phòng học, công ty, trường học,…

Mạng LAN là mạng máy tính có quy mô nhỏ

Mô hình mạng LAN được thiết kế dựa theo máy chủ hay mạng P2P nhằm đáp ứng đủ nhu cầu truy cập của số lượng máy trong mạng. Yêu cầu cơ bản để thiết lập mạng LAN là có đủ: thiết bị truyền (có dây hoặc không dây), card giao tiếp mạng (NIC)

Mạng máy tính WAN

WAN là mạng máy tính có quy mô lớn diện rộng. WAN cho phép kết nối các máy tính với nhau ở khoảng cách xa. Thực tế, mạng WAN bao gồm tập hợp của nhiều mạng LAN ở trên diện tích lớn. Các mạng LAN được kết nối với nhau thông qua đường dây của nhà cung cấp dịch vụ.

Có thể hiểu đơn giản, hai hay nhiều mạng LAN kết nối với nhau sẽ tạo nên thành mạng WAN.

Mạng WAN là tập hợp từ 2 mạng LAN trở lên

Mạng WAN là tập hợp từ 2 mạng LAN trở lên

Mạng Internet

Mạng Internet là mạng máy tính thông dụng, phổ biến và có quy mô lớn nhất hiện nay. Mạng Internet cho phép kết nối máy tính ở bất kỳ đâu trên thế giới với nhau. Có thể nói, mạng Internet là mạng WAN lớn nhất hiện nay.

Mạng máy tính SAN

Mạng máy tính SAN còn được gọi là Storage Area Network. SAN cung cấp cơ sở hạ tầng tốc độ cao với vai trò chuyển đổi dữ liệu giữa máy chủ và các thiết bị một cách nhanh chóng. Hiệu suất của mạng máy tính SAN có hiệu quả rất cao có thể lên tới khoảng cách 10km. Bên cạnh đó, SAN còn có sẵn các tính năng dự phòng. Với chi phí cực thấp, mạng SAN là sự lựa chọn mạng nội bộ của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Lợi ích của mạng máy tính

Với sự kết nối máy tính với nhau, mạng máy tính có sử dụng chung máy chủ sẽ hỗ trợ việc lưu trữ và chia sẻ thông tin thuận tiện. Mỗi mạng máy tính khác nhau sẽ có cách thức truyền tin, giao thức truyền thông khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến tổ chức lưu lượng, kích thước, cấu trúc liên kết, cơ chế điều khiển và tổ chức mạng khác nhau.

Lợi ích của mạng máy tính là kết nối, chia sẻ

Lợi ích của mạng máy tính là kết nối, chia sẻ

Hiện nay, mạng máy tính lớn nhất chính là Internet. Với sự hỗ trợ của Internet hay các mạng máy tính nói chung, cuộc sống, công việc của con người sẽ đơn giản hơn:

  • Chia sẻ thông tin cho người dùng khác có kết nối cùng mạng.

  • Xem, chỉnh sửa và sao chép dữ liệu trên một máy tính khác thông qua đối tượng hỗ trợ trên chính máy tính cá nhân một cách dễ dàng.

  • Tất cả thiết bị trong cùng mạng máy tính có thể sử dụng chung tài nguyên: máy in, thiết bị lưu trữ, máy fax, máy scan,…

  • Kết nối trao đổi người dùng với thông qua thiết bị trong cùng một mạng máy tính.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc một vài thông tin liên quan đến mạng máy tính gồm các thành phần nào. Với sự phát triển của công nghệ viễn thông, Internet – mạng máy tính hiện nay đã và đang dần khiến cuộc sống của con người bước vào thời kỳ công nghệ 4.0. Mọi công việc (giải trí, mua sắm, kiếm tiền) đều có thể được hỗ trợ thực hiện chỉ với một thiết bị có kết nối Internet.

Có thể bạn quan tâm

X