hieuluat
Chia sẻ email

03 mẫu bản giải trình thuế mới nhất hiện nay

Mẫu bản giải trình thuế được sử dụng khi nào? Mẫu bản giải trình thuế có được ban hành theo mẫu không?... Đây là những câu hỏi liên quan đến việc giải trình với cơ quan thuế của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức đang có các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

 

Mẫu bản giải trình thuế được lập khi nào?

Mẫu bản giải trình thuế hay công văn/biên bản giải trình về thuế có thể được hiểu là văn bản do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lập để nhằm thực hiện giải trình các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn… đã thực hiện với cơ quan thuế có thẩm quyền.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 37, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện trong các trường hợp:

Một là, khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;

Hai là, khi có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP; hoặc khoản 3 Điều 20; Hoặc khoản 7 Điều 21; Hoặc Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Cụ thể các hành vi vi phạm được liệt kê ở trên gồm:

- Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;

d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

- Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt các hành vi trốn thuế gồm:

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
...

- Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt các hành vi hành chính của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế, gồm:

1. Phạt tiền tương ứng với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước (trừ số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán cho người nộp thuế) đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế tại ngân hàng thương mại đó không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền mà người nộp thuế phải nộp.

2. Người bảo lãnh phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo nội dung cam kết tại văn bản bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp vào ngân sách nhà nước.

Nếu quá thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh bị tính tiền chậm nộp do chậm nộp tiền thuế, tiền phạt và bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Khoản 3 Điều 20 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn;

- Khoản 7 Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn;

- Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính khi cho, bán hóa đơn. Gồm các hành vi cụ thể sau đây:

+ Thực hiện cho hoặc bán hóa đơn đặt in nhưng chưa phát hành;

+ Thực hiện cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Thực hiện hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;

- Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

Như vậy, khi có một trong các hành vi nêu trên thì người vi phạm thực hiện việc giải trình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

mau ban giai trinh thue

Mẫu bản giải trình thuế gồm có nội dung gì?

Như chúng tôi đã cung cấp, phân tích ở trên, biên bản giải trình được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, do đó, mỗi công văn/văn bản giải trình đều có thể có những yêu cầu, nội dung khác biệt. Hiện nay, pháp luật chưa ban hành mẫu bản giải trình thuế, do vậy dựa trên những quy định chung về văn bản hành chính, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một số mẫu biên bản giải trình thuế thông dụng như dưới đây:

Mẫu 1: Mẫu bản giải trình thuế theo yêu cầu tại công văn của cơ quan thuế

TÊN CÔNG TY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số hiệu văn bản

..., ngày…tháng…năm

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v trả lời Công văn số:....... của Chi cục Thuế Quận/Huyện….)


Kính gửi: ...................................


CÔNG TY.........................

Trụ sở chính: ......................................

Số điện thoại: ........................................

Mã số thuế: ..........................................

Người đại diện pháp luật: Ông/bà…………. Chức vụ:.......

Ngành nghề kinh doanh:......................

Nội dung giải trình:
.......................................................................................
........................................................................................
.......................................................................................
(Tại đây, doanh nghiệp cần ghi rõ nội dung cần phải giải trình; Căn cứ thực hiện giải trình giải trình ví dụ như theo biên bản làm việc/biên bản vi phạm hành chính số/ngày, tháng năm, hoặc theo yêu cầu tại Công văn số.../của cơ quan thuế nào; trình bày các tài liệu, giấy tờ kèm theo để chứng minh, giải thích cho vấn đề cần giải trình của mình).

Trên đây là toàn bộ nội dung giải trình của Công ty…. Chúng tôi cam kết các nội dung trình bày là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính pháp lý của công văn giải trình.

Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu VP;

Công ty...

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu 2: Mẫu bản giải trình thuế khi doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng

Công ty …...

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …………………

..., ngày ... tháng ... năm........

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v Chậm nộp tờ khai thuế GTGT quý …./….)


Kính gửi: Chi cục thuế quận .........................


CÔNG TY ....................................

Mã số thuế: .....................

Trụ sở chính: .........................

Điện thoại: .................................

Người đại diện pháp luật: ..................................... - Chức vụ: …………..

Lời đầu tiên cho phép chúng tôi được gửi lời chào trân trọng đến Quý cơ quan!

Ngày ..... tháng ........ năm ..............., chúng tôi nhận được công văn của Chi cục thuế quận ......................... về việc chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý …/….. (hoặc ngày....tháng....năm....chi cục thuế/cục thuế quận/thành phố....lập biên bản số ....về việc chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý.../....). Chúng tôi xin trình bày lý do của việc chậm nộp như sau:

- .........................................

- .........................................

- ........................................

(Lưu ý: Nếu việc chậm nộp là do những lý do khách quan thì doanh nghiệp có thể xem xét, trình bày theo hướng các tình tiết giảm nhẹ để được giảm nhẹ mức phạt theo quy định pháp luật)

Từ những lý do trên, Công ty ................................................ kính đề nghị Chi cục thuế Quận .............................. xem xét toàn diện vụ việc, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Chúng tôi cam kết các nội dung trình bày là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính pháp lý của Công văn giải trình. Nếu có sai sót, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan!.

Tài liệu kèm theo:

- Biên bản vi phạm hành chính/Công văn;

- .......

Người đại diện theo pháp luật

(ký, đóng dấu)


Mẫu 3: Mẫu bản giải trình thuế trong trường hợp hủy tờ khai thuế Giá trị gia tăng

CÔNG TY……………. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ………………....

.....,ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v Thông báo về việc hủy tờ khai thuế GTGT tháng …/….)

Kính gửi: .....……….

CÔNG TY………………………………

Mã số thuế: ………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………

Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

Điện thoại: ………………………………

Kính thưa Quý cơ quan!

Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan, Công ty tôi thuộc đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý, nhưng do nhầm lẫn nên bộ phận kế toán của chúng tôi đã vô ý nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng vào tháng …/…. vào ngày …/…/…..

Vì vậy bằng văn bản này, Công ty... kính mong Chi Cục Thuế Quận/huyện………. hủy tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng …/…. mà chúng tôi đã vô ý kê khai để Công ty chúng tôi kê khai thuế theo quý đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chúng tôi xin cam đoan, mọi thông tin chúng tôi cung cấp trên đây là sự thật, nếu sai, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

CÔNG TY....

GIÁM ĐỐC

(Ký, đóng dấu)

Trên đây là một vài mẫu giải trình thuế thông dụng. Tùy thuộc từng vi phạm, từng trường hợp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn mẫu phù hợp.

Trên đây là giải đáp về mẫu bản giải trình thuế, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Các mẫu bản tường trình thông dụng hiện nay

Có thể bạn quan tâm

X