hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 14/05/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh file Word và file Excel

Bản kế hoạch kinh doanh là cần thiết với mọi loại hình doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, dù là cá nhân kinh doanh riêng lẻ…

Mục lục bài viết
  • Kế hoạch kinh doanh là gì?
  • Mẫu bản kế hoạch kinh doanh có vai trò gì?
  • Viết kế hoạch kinh doanh cần lưu ý những gì?
  • Mẫu bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh, tiếng Anh được gọi là Business Plan là dạng tài liệu chưa nội dung phác thảo chi tiết tiến trình kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Người xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thường là chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hoặc những người liên quan…

Trong bản kế hoạch kinh doanh thể hiện đầy đủ các thông tin về:

- Mục tiêu thực hiện

- Dự trù chi phí

- Tính toán ngân sách

- Kêu gọi đầu tư, vay vốn,…

Xây dựng kế hoạch kinh là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và là yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành bại của các dự án kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh có nội dung càng chi tiết, càng cụ thể thì khả năng thực hiện càng cao.

mau ban ke hoach kinh doanh

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh có vai trò gì?

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có các mẫu bản kế hoạch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là bản kế hoạch kinh doanh mô phỏng những các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua bản kế hoạch, doanh nghiệp nắm được những cơ hội cũng như thách thức.

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò định hướng tương lai của một công ty/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp hoạch định được hướng đi đúng trong quá trình kinh doanh ở mỗi thời điểm nhất định.

Bản kế hoạch kinh doanh đưa ra được những chiến lược bán hàng hiệu quả, định hướng mức độ khả thi của các dự án… Một bản kế hoạch kinh doanh tốt còn thu hút được các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp xác định được những mốc quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Viết kế hoạch kinh doanh cần lưu ý những gì?

Trước khi viết bản mẫu kế hoạch kinh doanh đừng bỏ qua bước phác thảo ý tưởng kinh doanh. Cần thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bạn đang quan tâm để phác thảo được chính xác hơn và có thể đánh giá tổng quan tính khả thi của ý tưởng đó.

Sau khi phác thảo ý tưởng, bạn cần phải lên ý tưởng kinh doanh cụ thể. Chọn đúng ý lĩnh vực kinh doanh để lên ý tưởng và xây dựng chiến lược kinh doanh là bước quan trọng. Vì để bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo bản thân có kinh nghiệm chuyên môn, đam mê với lĩnh vực đó để cớ thể theo đuổi tới cùng.

Một ý tưởng kinh doanh khi triển khai sẽ đối diện với nhiều khó khăn thử thách, tuy nhiên nếu xác định được ý tưởng kinh doanh, tạo dựng được bản kế hoạch tốt xem như bạn đã gặt hái được một nửa thành công.

Bước tiếp theo là triển khai nghiên cứu thị trường. Đây là bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Trước khi bắt đầu triển khai kinh doanh, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát để kiểm tra xem sản phẩm, dịch vụ định cung cấp có phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?.  Nhu cầu của thị trường góp phần lớn vào sự thành công trong kinh doanh.

Kế đến bạn cần tìm cộng sự để hỗ trợ, đó là những người có năng lực, có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh, có kỹ năng xây dựng kế hoạch, đặc biệt là có tư cách, đạo đức tốt.

Điều cần lưu ý nữa chính là việc kiểm soát tài chính. Để thực hiện tốt điều này, bạn cầ có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán. Nếu nắm vững các kỹ năng này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán, dự trù chi phí thích hợp, nâng cao tính khả thi của dự án kinh doanh.

Cuối cùng là cần tập trung vào hoạt động kinh doanh

Nếu có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn kinh doanh bạn sẽ triển khai nó hiệu quả hơn những người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Bạn cần tìm ra điểm mạnh của mình, tập trung làm cho nó nổi bật lên để có thể cạnh tranh với bất kì đối thủ nào trên thị trường.

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh trên Excel

Được nhiều doanh nghiệp sử dụng, cho phép công ty xây dựng, thực thi và kiểm soát kế hoạch dự án một cách rõ ràng.

Mẫu lập kế hoạch trên Word

Dành cho những ai không thành thạo sử dụng các công cụ trên Excel.

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH MẪU

Giới thiệu chung:

1. Đối tượng

2. Nhiệm vụ

3. Mấu chốt cơ bản để thành công

2. Tóm tắt kinh doanh

2.1 Quyền sở hữu công ty

2.2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp

Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.

2.3 Các sản phẩm và dịch vụ

Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp

2.4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi

Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thơ, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ…

3. Các sản phẩm và các dịch vụ

3.1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ:

Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đã là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.

3.2 So sánh sự cạnh tranh

Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì?

3.3 Ấn phẩm quảng cáo chào hàng

3.4 Tìm nguồn

….

Tải về đề xem chi tiết hơn 
Trên đây là mẫu bản kế hoạch kinh doanh, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X