Bảng lương được dùng nhiều trong các doanh nghiệp. Có vai trò quan trọng đối với cả người sử dụng lao động và người lao động. Thông qua bảng lương, người lao động có thể biết được chi tiết các khoản tiền mình nhận được.
1. Mẫu bảng lương là gì?
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền doanh nghiệp thực trả cho người lao động gồm các khoản như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…trong 01 thời gian nhất định, thường là trong 01 tháng. Thu nhập mà người lao động được hưởng ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc, khối lượng công việc người lao động hoàn thành.
Thông qua bảng lương giúp người lao động nắm được chi tiết số lương của mình và các khoản khấu trừ (nếu có).
Bảng lương cũng là căn cứ để người lao động có thể kiểm tra, đối chiếu chính sách về tiền lương, chế độ nhận được với thời gian, công sức thực tế người lao động đã bỏ ra.
Đối với người sử dụng lao động, việc theo dõi bảng lương giúp họ dễ dàng kiểm soát vấn đề thanh toán tiền lương cho người lao động, và kiểm soát được nguồn tài chính của doanh nghiệp để sự điều chỉnh hợp lý thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp.
2. Biết được thông tin gì qua bảng lương?
Theo khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019,
“3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Như vậy, bảng lương là bảng kê trả lương cho người lao động. Trong bảng lương có ghi rõ:
- Tiền lương
- Tền lương làm thêm giờ
- Tiền lương làm việc vào ban đêm
- Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)
Mẫu bảng lương thường được gửi cho người lao động dưới 02 dạng:
- Bảng lương file mềm gửi qua email cho người lao động
- Bảng lương dưới dạng file excel hoặc file word được in ra và đưa trực tiếp cho người lao động.
Thông qua bảng lương bộ phận kế toán cũng như nhân sự dễ theo dõi quá trình làm việc của người lao động.
Trong bảng lương sẽ có chi tiết các thông tin của người lao động. Đó là các thông tin về việc nghỉ phép, nghỉ có lương, không lương, phạt các lỗi vi phạm… Nhờ đó, công tác quản lý, đánh giá nhân viên cũng có thêm cơ sở.
3. Mẫu bảng lương cần có nội dung gì?
Mỗi cơ quan/tổ chức thường có riêng mẫu bảng lương, tuy nhiên nhìn chung trong mẫu bảng lương phải thể hiện rõ những thông tin cơ bản của người lao động.
- Họ tên của người lao động
- Chức vụ trong công việc
- Số tiền lương cố định.
- Số tiền thưởng hoặc số tiền bị phạt trừ do phạm lỗi.
- Số ngày ngày có lương – nghỉ không lương.
- Số tiền cho khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn.
- Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
4. Mẫu bảng lương phổ biến hiện nay
4.1. Mẫu bảng lương số 1
Công ty ................... | ||||||
Địa chỉ:....................... | ||||||
PHIẾU LƯƠNG | ||||||
Ngày ... tháng ... năm ..... | ||||||
Mã Nhân Viên | Lương đóng BHBB | |||||
Họ Và Tên | Ngày công đi làm | |||||
Chức Danh | Ngày công chuẩn | |||||
STT | Các Khoản Thu Nhập | STT | Các Khoản Trừ Vào Lương | |||
1 | Lương Chính | 1 | Bảo Hiểm Bắt Buộc | ............... | ||
2 | Phụ Cấp: | ................ | 1,1 | Bảo hiểm xã hội (8%) | ||
2,1 | Trách nhiệm | 1,2 | Bảo hiểm y tế (1,5%) | |||
2,2 | Ăn trưa | 1,3 | Bảo hiểm thất nghiệp (1%) | |||
2,3 | Điện thoại | 2 | Thuế Thu Nhập Cá Nhân | |||
2,4 | Xăng xe | 3 | Tạm Ứng | |||
2,5 | Nhà ở | 4 | Khác | |||
2,6 | Nuôi con nhỏ | |||||
Tổng Cộng | Tổng Cộng | |||||
Tổng Số Tiền Lương Thực Nhận | ||||||
Bằng chữ: | ||||||
Người lập phiếu | Người nhận tiền | |||||
Ký và ghi rõ họ tên | Ký và ghi rõ họ tên |
4.2. Mẫu bảng lương số 2
LOGO CÔNG TY | PHIẾU LƯƠNG NHÂN VIÊN THÁNG .... NĂM .... |
Đơn vị tính: VNĐ
Họ tên | ............................... | |
Phòng ban | ............................... | |
Số ngày công | ............................... | |
Ngày nghỉ bù | ............................... | |
Ngày nghỉ không tính phép | ............................... | |
Ngày nghỉ hưởng lương | ............................... | |
Ngày nghỉ tính phép | ............................... | |
Mức lương | ............................... | |
Tổng tiền lương | Lương cơ bản | ............................... |
Lương hiệu quả | ............................... | |
Lương làm thêm giờ | ............................... | |
Các khoản cộng lương | ............................... | |
Các khoản trừ lương | ............................... | |
Phụ cấp điện thoại | ............................... | |
Phụ cấp ăn ca | ............................... | |
Công tác phí | ............................... | |
Tổng thu nhập | ............................... | |
Tạm ứng lương kỳ I | ............................... | |
Các khoản phải khấu trừ vào lương | BHXH (7%) | ............................... |
BHYT (1.5%) | ............................... | |
BHTN (1%) | ............................... | |
Truy thu | ............................... | |
Thuế TNCN | ............................... | |
Tổng | ............................... | |
Thực lĩnh | ............................... | |
Ghi chú | Lương trách nhiệm trừ phạt HC: ........................................ |
4.3. Mẫu bảng lương số 3 (dành cho công nhân)
PHIẾU LƯƠNG THÁNG..............
Kính gửi: Anh/ Chị.....................
Mã số nhân viên | |
Phòng ban làm việc | |
Họ & Tên | |
Ngày bắt đầu làm việc tại công ty | |
THU NHẬP CHUẨN / Tháng (....công) | |
Lương tham gia BH (Lương bậc + P/C trách nhiệm) | |
Số ngày làm việc | |
Lương theo bậc | |
Phụ cấp trách nhiệm quản lý | |
Thưởng kiểm soát năng suất SP | |
THU NHẬP NGOÀI GIỜ phải chịu THUẾ TNCN | |
Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nuôi con (nếu có) | |
Phụ cấp đi lại (xăng xe) | |
Phụ cấp điện thoại | |
Thưởng chuyên cần (Không vắng mặt, không đi trễ, về sớm, không nghỉ quá 1 ngày phép/ tháng...***) | |
Phụ cấp cơm giữa ca (đã tính cơm thêm - nếu có) | |
TỔNG LƯƠNG | |
Tổng số giờ làm thêm | |
Số giờ làm thêm (ban ngày) | |
Số giờ làm thêm (ban đêm) | |
Số giờ làm thêm (chủ nhật) | |
Số giờ làm thêm (Lễ) | |
Số giờ đi trễ, về sớm - NGÀY | |
Số giờ đi trễ, về sớm - ĐÊM | |
Số phần cơm tính thêm | |
Phép năm (chưa sử dụng - nếu có) | |
THƯỞNG SÁNG KIẾN KỶ THUẬT (nếu có) | |
THƯỞNG THÁNG 13/2020 - lần 1 | |
*Tổng số tiền đi trễ, về sớm | |
THU NHẬP NGOÀI GIỜ không chịu THUẾ TNCN | |
TỔNG THU NHẬP/ THÁNG của NLĐ | |
10.5% - trích trừ lương NLĐ (BHXH 8%, YT 1.5%,TN 1%) | |
Phí Công đoàn - trích trừ lương NLĐ | |
Giảm trừ gia cảnh và bản thân | |
Thuế thu nhập cá nhân - trích trừ lương NLĐ | |
Thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản phải trừ của NLĐ | |
Chi hoàn trả tiền ĐỒNG PHỤC (nếu có) | |
TẠM THU TIỀN ĐỒNG PHỤC nếu có) | |
Giữ lại tiền lương (nếu có) | |
Hoàn trả tiền lương (nếu có) | |
Truy thu BHXH, YT, TN | |
HOÀN THUẾ TNCN năm (nếu có) | |
THU THUẾ TNCN năm (nếu có) | |
TỔNG TIỀN THỰC NHẬN CÒN LẠI | |
23.5% - Cty phải nộp thay cho NLĐ ( BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ) | |
Ghi chú:
1-Số giờ LÀM THÊM > số giờ ĐI TRỄ: lấy số giờ làm thêm - số giờ đi trễ, còn lại tính công làm thêm
2-Số giờ ĐI TRỄ > số GIỜ LÀM THÊM: lấy số giờ làm thêm - số giờ đi trễ. Số giờ đi trễ còn lại tính hệ số 1 (công bình thường)
3-Thưởng chuyên cần: trong tháng làm đầy đủ số ngày công phát sinh, nghỉ có phép theo qui định, không đi trễ - về sớm, không nghỉ quá 1 ngày phép/ tháng (SAU THỬ VIỆC)
4- Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ chỉ được miễn thuế phần tiền lương, tiền công chênh lệch > phần tiền lương tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Trên đây là các mẫu bảng lương. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.