hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 30/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu biên bản hòa giải tại tòa án 2023

Mẫu biên bản hoà giải tại toà án được áp dụng là mẫu nào? Đương sự có được quyền vắng mặt tại buổi hòa giải tại tòa án nhân dân không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

 

Mẫu biên bản hoà giải tại toà án 

Mẫu biên bản hòa giải tại tòa án nhân dân được lập trong giai đoạn chuẩn bị xét xử khi các bên tiến hành thủ tục hòa giải.

Trong trường hợp các bên hòa giải thành thì vụ án không được đưa ra xét xử mà tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành cho các bên.

Vì thế, mẫu biên bản hòa giải được áp dụng trong giai đoạn này cũng gồm 2 loại Mẫu số 34-DS, mẫu số 35-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP:

Mẫu biên bản hòa giải - Mẫu số 34-DS

Đây là mẫu được áp dụng khi tòa án mở phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.

Nội dung của mẫu biên bản này như sau:

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 34-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)


TÒA ÁN NHÂN DÂN .......(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

BIÊN BẢN HÒA GIẢI

Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm …..

Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..…………………………………...

Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:….../…..../TLST-...…(2) ngày….. tháng….. năm .………

I. Những người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán - Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..…............

Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..……..........

II. Những người tham gia phiên họp(3)

………………………………………………………………………..…………

…………….………………………………………………………………..........

…………………..…………………………………………………………..........

PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI

Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)

.......……………………………………………………………………….………

……………….……………………………………………………………………

………………………………………………………………………...……..........

NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ

THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)

........………………………………………….……………………………………

…….………………………………………………………………………………

……………………………………………………………...………………..........

NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU

CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6)

........………………………………………….……………………………………

…….………………………………………………………………………………

……………………………………………………………...………………..........

Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …... năm……

CÁC ĐƯƠNG SỰ

THAM GIA PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN

CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

 đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 34-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).

(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.

(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.

(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.

Mẫu biên bản hoà giải tại toà án - Mẫu số 34Mẫu biên bản hoà giải tại toà án - Mẫu số 34

Mẫu biên bản hòa giải thành - Mẫu số 36-DS

Biên bản hòa giải thành được lập sau khi các bên đã tiến hành hòa giải và kết quả hòa giải là hòa giải thành.

Biên bản hòa giải thành là căn cứ để tòa án nhân dân ra quyết định công nhận hòa giải cho đương sự.

Nội dung cụ thể của biên bản hòa giải thành tại tòa án như dưới đây:

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 36-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)


TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày.........  tháng.........  năm.........

BIÊN BẢN

 HÒA GIẢI THÀNH

Căn cứ vào khoản 5 Điều 211 và khoản 1 Điều 212 của Bộ luật tố tụng Dân sự;

Căn cứ vào biên bản hoà giải ngày… tháng... năm...………..

Xét thấy các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:…/…./TLST-.....(2) ngày…tháng… năm.....

Lập biên bản hoà giải thành do các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, cụ thể như sau:(3)

1.………………………………………………………………………...

2……………………………………………………...…….…………….

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thoả thuận trên thì phải làm thành văn bản gửi cho Toà án. Hết thời hạn này, mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận trên thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

CÁC ĐƯƠNG SỰ

THAM GIA HÒA GIẢI

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN

CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

 đóng dấu)

Nơi nhận:

- Những người tham gia hoà giải;

- Ghi cụ thể các đương sự vắng mặt theo quy định

   tại khoản 3 Điều 209 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Lưu hồ sơ vụ án.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 36-DS:

(1) Ghi tên Toà án tiến hành hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).

(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM).

(3) Ghi đầy đủ cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thoả thuận được với nhau.

Chú ý: Biên bản hoà giải thành phải được giao (gửi) ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Như vậy, mẫu biên bản hoà giải tại toà án được lập khi đương sự giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Đương sự cần đọc kỹ, xem xét lại toàn bộ nội dung của biên bản hòa giải trước khi ký tên vào biên bản.

Mẫu biên bản hòa giải thành tại tòa án - Mẫu số 36-DSMẫu biên bản hòa giải thành tại tòa án - Mẫu số 36-DS 

Được vắng mặt tại buổi hòa giải tại tòa án không?

Căn cứ quy định tại Điều 207, Điều 209 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, đương sự có quyền vắng mặt tại buổi hòa giải.

Tuy nhiên, hậu quả của việc vắng mặt tại buổi hòa giải trong từng trường hợp là khác nhau, cụ thể:

  • Nếu vụ án có nhiều đương sự và người có mặt đồng ý tiếp tục tiến hành phiên họp kiểm tra về việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải mà việc tiến hành phiên họp không ảnh hưởng đến quyền lợi của người vắng mặt thì thẩm phán tiếp tục tiến hành phiên họp;

  • Nếu các đương sự có mặt tại phiên họp đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt đầy đủ đương sự thì Thẩm phán hoãn phiên họp;

  • Vụ án không tiến hành hòa giải được và tòa án chuyển sang các giai đoạn xét xử tiếp theo nếu thuộc một trong những trường hợp:

    • Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt;

    • Đương sự không thể tham gia phiên hòa giải vì lý do chính đáng;

    • Một trong số những đương sự của vụ án đề nghị không tiến hành hòa giải;

Như vậy, mẫu biên bản hoà giải tại toà án được áp dụng khi tòa án tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

Đương sự được vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý khác nhau tùy thuộc nguyên nhân không có mặt tại phiên hòa giải.

Trên đây là mẫu biên bản hoà giải tại toà án, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X