Biên bản họp gia đình được xem là một văn bản thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó như phân chia đất đai, phân chia thừa kế,… Biên bản này còn thể hiện sự mong muốn, thống nhất chung của tất cả thành viên trong gia đình.
Cấu trúc của mẫu biên bản họp gia đình
Thông thường, trong biên bản họp gia đình phải có các yếu tố:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên văn bản và trích yếu nội dung (V/v phân chia tài sản…)
- Ngày… tháng… năm… giờ… (ghi cụ thể thời gian, giờ phút lập biên bản).
- Thành phần tham dự (gồm những ai, mối quan hệ …)
- Diễn biến sự kiện thực tế (nội dung chính của biên bản).
- Phần kết thúc (nêu thời gian, lý do).
- Thủ tục ký xác nhận.
Cấu trúc biên bản họp gia đình gồm 03 phần:
1. Phần mở đầu
- Thời gian, địa điểm lập biên bản
- Thành phần tham dự.
2. Phần nội dung chính
Ghi chép tiến trình, các sự kiện diễn ra, quan điểm, ý kiến của người tham dự.
3. Phần kết thúc
Ghi thời gian, địa điểm kết thúc việc lập biên bản;
Nếu biên bản được thông qua những người tham dự thì phải ghi rõ những người thông qua; nếu biên bản được lập thành nhiều bản thì ghi rõ số bản được lập.
Bên cạnh đó, biên bản tùy theo từng trường hợp mà phải có chữ ký của người lập biên bản, chữ ký của chủ trì hoặc người đại diện, người làm chứng,...
Ghi biên bản họp gia đình cần lưu ý điều gì?
Người viết cũng như những người có trách nhiệm liên quan cần lưu ý về biên bản họp gia đình.
- Người viết phải lắng nghe lời nói của những người tham gia để ghi chép lại. Cần nhớ và ghi lại ý chính để tiết kiệm thời gian, có sự tập trung tốt hơn.
- Nội dung trong biên bản là nội dung trọng tâm. Nếu là thông tin để biết, chỉ cần ghi ý là đủ; nếu thông tin quan trọng thì cần ghi chi tiết hơn.
Ví dụ như biên bản họp gia đình chia thừa kế theo luật thừa kế đất đai không di chúc, hoặc chia phần tài sản không được ghi nhận trong di chúc,...;- Người viết cần linh hoạt trong việc thay đổi cấu trúc câu, sử dụng câu ngắn gọn; đảm bảo ngắn gọn nhưng đủ và đúng ý. Một số từ có thể được viết tắt.
Tóm lại, người ghi biên bản cần họp gia đình cần có sự tập trung, kỹ năng lắng nghe tốt, có trí nhớ và vận dụng khả năng ghi chép nhanh, chính xác.
Biên bản họp gia đình chia thừa kế đất đai hợp pháp không?
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản có hiệu lực khi có người làm chứng và có chứng nhận của Ủy ban ban nhân dân xã (UBND xã)
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận về việc:
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc
- Cách thức phân chia di sản.
Ngoài ra, mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. (Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015)
Như vậy, khi có mặt của tất cả những người thừa kế mới tiến hành làm văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản.
Khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014, quy định:
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Có thể thấy, nếu xem biên bản họp gia đình như một văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế di sản do người đã mất để lại thì để văn bản này có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực và phải có mặt của tất cả những người thừa kế.
Nếu biên bản họp gia đình có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự, tuy nhiên đây cũng là chứng cứ quan trọng nếu có tranh chấp về sau vì biên bản này chứng minh đã có cuộc họp gia đình với sự có mặt tất cả các thành viên trong gia đình, mọi người đều đã nhất trí với nội dung biên bản và đã ký tên.
Mẫu biên bản họp gia đình phân chia đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……, ngày …. tháng …. năm 20….
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……... Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:
Thành phần tham dự cuộc họp:
Ông ……...........….. – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;
Ông ……………....;
Bà ………………. ;
Bà ……………….;
Bà ……………….;
Nội dung cuộc họp:
- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông ………. và cụ Bà ………… (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu đích tôn …….. m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông ………… và vợ là bà ………… và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.
- Phần đất còn lại là: ………. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:
+ Phần đất còn lại là: ……….. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……… do UBND huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...
+ 100 m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).
+ ……… m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, tiền bán được phải được chia đều cho 9 người con theo danh sách trên).
Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:
Tán thành: 100%
Không tán thành: không
Ý kiến khác: không
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chữ ký của người tham gia cuộc họp
Các thành viên Các thành viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..............
Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện cho các đồng thừa kế
Khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người đã mất, các đồng thừa kế có thể cử 01 người đại diện đứng ra làm các thủ tục này.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
(V/v Cử người đại diện cho các đồng thừa kế)
Hôm nay, ngày... tháng... năm... tại địa chỉ: Thôn... xã ... , huyện ..., tỉnh ....
Chúng tôi gồm có:
1. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
2. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
3. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
4. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
Chúng tôi đã tiến hành họp gia đình và thống nhất các nội dung dưới đây:
- Chúng tôi là vợ và các con đẻ của Ông ….. sinh năm …., mất ngày ... , nơi thường trú cuối cùng trước khi mất: ... Bố mẹ đẻ của ông ... đã mất trước ông ... Trước khi chết, ông ... có vợ là bà ... và ba người con đẻ là các anh/ chị: .... Và ...
- Ngày … /…. /….., ông ….. đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ..., với Công ty ……. để mua căn hộ số …., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án ... Chi tiết căn hộ và các điều khoản mua bán cụ thể được thể hiện trong hợp đồng nêu trên.
- Để thuận tiện cho việc làm các thủ tục liên quan đến quyền thừa kế tài sản của ông ...– chúng tôi thống nhất: bà... sẽ là người đại diện cho các đồng thừa kế của ông ... trực tiếp làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên Mua phát sinh tại “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ……….. nên trên. Bà ……. được đại diện và nhân danh các đồng thừa kế để làm thủ tục xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ số …., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án…….., theo quy định của Pháp luật.
Chúng tôi xin cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật;
- Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA LẬP BIÊN BẢN
Trên đây HieuLuat vừa giới thiệu về mẫu biên bản họp gia đình. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.