Mẫu biên bản họp uỷ ban kiểm tra công đoàn (viết tắt là mẫu biên bản họp ubkt công đoàn) hiện nay đang sử dụng là mẫu nào? Do cơ quan nào ban hành và sử dụng trong trường hợp nào?.... Mẫu biên bản trên rất thông dụng đối với các cán bộ là cơ quan kiểm tra của công đoàn nhưng không phải người nào cũng có thể hiểu rõ, sử dụng đúng được mẫu này. Trong phạm vi bài viết này, HieuLuat cung cấp đến bạn đọc mẫu biên bản họp ubkt công đoàn được sử dụng nhiều hiện nay?
Công đoàn là tổ chức gì?
Trước hết, để hiểu rõ mẫu biên bản họp ủy ban kiểm tra công đoàn (viết tắt là mẫu biên bản họp ubkt công đoàn) thì cần hiểu công đoàn là cơ quan gì? Căn cứ Điều 10 Hiến pháp 2013, công đoàn là:
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
=> Theo đó, một số đặc điểm cơ bản của công đoàn như sau:
+ Là tổ chức đại diện cho người lao động, được thành lập dựa trên sự tự nguyện của người lao động;
+ Công đoàn đóng vai trò chính là chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động;
+ Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội và được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, công đoàn là một tổ chức được thành lập, hoạt động với mục đích chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động là chính. Bởi đây là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam nên mọi văn bản do cơ quan này ban hành đều phải tuân thủ theo hình thức, nội dung luật định.
Mẫu biên bản họp ủy ban kiểm tra công đoàn được dùng khi nào?
Trong cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt Nam thì ủy ban kiểm tra công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây chính là cơ quan có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận (Điều 29 Quyết định 174/QĐ-TLĐ về việc ban hành Điều lệ công đoàn).
Mẫu biên bản họp ủy ban kiểm tra công đoàn là biên bản do ủy ban kiểm tra công đoàn ban hành trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Biên bản họp ủy ban kiểm tra công đoàn có thể sử dụng trong các trường hợp như:
+ Trong các cuộc họp thường niên hoặc đột xuất của Ủy ban kiểm tra công đoàn;
+ Trong cuộc họp xử lý kỷ luật;
+ Trong cuộc họp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm…các thành viên của ủy ban kiểm tra công đoàn;
+ Kiểm tra việc thu, chi, phân phối,...tài chính của công đoàn các cấp;
+ Tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn;....
Như vậy, mẫu biên bản họp ubkt công đoàn có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp như chúng tôi nêu trên. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào cũng cần lưu ý phải có đầy đủ các thông tin của cuộc họp và đúng hình thức được quy định.
Mẫu biên bản họp ubkt công đoàn gồm có điều khoản nào?
Hiện nay, pháp luật chưa ban hành mẫu biên bản họp ubkt công đoàn, dựa trên những quy định chung về văn bản quy phạm pháp luật, nội dung thường sử dụng trong biên bản, HieuLuat cung cấp mẫu biên bản họp ubkt công đoàn như dưới đây:
Mẫu 1: Mẫu biên bản thông báo về việc kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn (đối với công đoàn cấp dưới hoặc cơ quan có liên quan)
TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../TB-UBKT | ....., ngày. . . tháng. . . năm. . . |
THÔNG BÁO
(Về việc kiểm tra..........)
Kính gửi: .........
Thực hiện Kế hoạch số..../KH........ngày.......tháng.......năm......... về việc kiểm tra........., Ủy ban kểm tra........ tiến hành kiểm tra về.......tại........
I. NỘI DUNG KIỂM TRA
(Ghi toàn bộ hoặc một số nội dung kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra đã dự kiến trước.)
II. THỜI GIAN KIỂM TRA
.....................................
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
..........................................
IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA
.............................
(Ghi đầy đủ các yêu cầu cần thiết để thực hiện tốt cho cuộc kiểm tra.)
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN KIỂM TRA CHỦ NHIỆM (HOẶC PCN) |
- .................; - ..................; | (Ký và đóng dấu) |
Mẫu 2: Mẫu biên bản kết luận kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn (đối với công đoàn cấp dưới hoặc cơ quan có liên quan)
TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../TB-UBKT | ....., ngày. . . tháng. . . năm. . . |
KẾT LUẬN
(Về việc kiểm tra..........)
Thực hiện Quyết định số..../QĐ........ngày.......tháng.......năm......... của........., Đoàn kểm tra đã tiến hành kiểm tra việc...........tại...........
I. THÀNH PHẦN THỰC HIỆN KIỂM TRA
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
- Sơ lược lý lịch cá nhân được kiểm tra hoặc đặc điểm tình hình tổ chức được kiểm tra.
III. KẾT LUẬN KIỂM TRA
IV. YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận: | TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
- .................; - ..................; | (Ký và đóng dấu) |
Mẫu 3: Mẫu biên bản làm việc của Ủy ban kiểm tra công đoàn (sử dụng nội bộ)
TÊN CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../TB-UBKT | ....., ngày. . . tháng. . . năm. . . |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
(Về việc:.............................)
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
-Thời gian bắt đầu làm việc:......
- Địa điểm buổi làm việc: …..
II. THÀNH PHẦN THAM GIA
Stt | Họ tên | Chức vụ | Ghi chú |
II. NỘI DUNG BUỔI LÀM VIỆC
……………………………
III. Ý KIẾN THẢO LUẬN TRONG BUỔI LÀM VIỆC
…………………………………………..
(Ghi rõ tên của từng người có ý kiến đóng góp, phát biểu, thảo luận cho từng nội dung buổi làm việc).
IV. KẾT LUẬN
………………….
V. THỜI GIAN KẾT THÚC
Buổi làm việc kết thúc vào….giờ…phút….ngày…
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN KIỂM TRA |
- .................; - ..................; | (Ký và đóng dấu) |
Trên đây là 3 mẫu biên bản làm việc của ubkt công đoàn thường được sử dụng nhiều hiện nay. Tùy thuộc vào nội dung buổi làm việc và yêu cầu cụ thể của từng đơn vị, cơ quan mà nội dung làm việc có thể thêm hoặc bớt một số thông tin.