Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự đang được sử dụng là mẫu nào? Hậu quả của việc rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự
Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự được sử dụng là Mẫu số 02-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Đây là mẫu đơn được sử dụng cho người yêu cầu giải quyết việc dân sự sử dụng trong trường hợp không còn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự.
Lưu ý rằng, trong đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự, người làm đơn phải thực hiện:
Có lý do để rút yêu cầu giải quyết;
Có thể nhờ người khác soạn đơn nhưng phải tự mình ký/điểm chỉ, ghi rõ họ tên vào cuối đơn, trừ các trường hợp không thể tự mình ký tên, điểm chỉ theo quy định pháp luật;
Thông thường, nếu có tài liệu chứng minh cho yêu cầu rút đơn của mình thì người làm đơn có thể nộp kèm đơn;
Chúng tôi gửi tới bạn đọc mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự và hướng dẫn sơ bộ cách soạn đơn như dưới đây:
Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN RÚT YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …………………………)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)
Người rút đơn yêu cầu: (3) ...............................................................................................
Địa chỉ: (4) ........................................................................................................................
Số điện thoại (nếu có): ……………………; Fax (nếu có):............................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): .............................................................................................
Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự (5) ..................................................................................................................
Nay do (6) .........................................................................................................................
Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần) (7) …………….đơn yêu cầu ngày .... tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
………, ngày…. tháng…. năm…….
NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU (8)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:
(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).
(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).
(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.
(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.
Như vậy, mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự đang được sử dụng là mẫu số 02-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Người làm đơn cần phải có lý do để không đề nghị Tòa án tiếp tục giải quyết yêu cầu dân sự, đồng thời, phải ghi rõ lý do trong đơn.
Hậu quả của việc rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
Trước hết, đương sự trong việc dân sự có quyền rút yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Khi rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hậu quả pháp lý là tòa sẽ trả lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ và có thông báo, quyết định kèm theo.
Cụ thể, hậu quả khi người yêu cầu giải quyết việc dân sự rút đơn yêu cầu được quy định như sau:
Tòa án trả lại toàn bộ đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo và có thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do trả lại đơn tại giai đoạn nộp đơn yêu càu giải quyết việc dân sự (Điều 364);
Hoặc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu (sau khi đã có thông báo thụ lý việc dân sự) (khoản 2 Điều 366);
Theo phân tích, căn cứ nêu trên, trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, đương sự có quyền rút đơn yêu cầu.
Khi rút đơn yêu cầu, nội dung theo đơn yêu cầu đã rút/phần yêu cầu đã rút sẽ không được tòa án thụ lý, giải quyết.
Lúc này, tòa án thông báo về việc trả lại đơn, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn/hoặc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Đương sự có quyền làm lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn sau khi đã bị trả lại hoặc đình chỉ nếu có nhu cầu và có căn cứ.
Như vậy, mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự để rút toàn bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu số 02-VDS ban hành tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Khi có đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự, đương sự được trả lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn.
Trên đây là mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.