Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn về mẫu đơn xin tạm trú để đi học mới nhất. Người thuê và người cho thuê trọ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định.
Đăng ký tạm trú là gì? Có bắt buộc phải xin tạm trú không?
Hiểu một cách đơn giản, đăng ký tạm trú là thủ tục hành chính mà công dân phải thực hiện khi di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác ngoài phạm vi hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên.
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định thì đây là thủ tục hành chính bắt buộc đối với công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.
Về hồ sơ thực hiện đăng ký tạm trú, tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ,
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Có bắt buộc đăng ký tạm trú không?
Mẫu đơn xin tạm trú để đi học mới nhất
Hiện nay, mẫu đơn xin tạm trú để đi học mới nhất là mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA.
Tải mẫu đơn xin tạm trú để đi học mới nhất tại đây.
Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA
ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
Kính gửi(1):.............................................................
1. Họ, chữ đệm và tên:................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:............/............/ ........... 3. Giới tính:...........
4. Số định danh cá nhân: |
5. Số điện thoại liên hệ:.......................6. Email:................
7. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:................. 8. Mối quan hệ với chủ hộ:............
9. Số định danh cá nhân của chủ hộ: |
10. Nội dung đề nghị(2):..................
............................................................
11. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
TT | Họ, chữ đệm và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Số định danh cá nhân | Mối quan hệ với chủ hộ |
.....,ngày.......tháng....năm....... Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3) | .....,ngày.....tháng....năm... Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỖ Ở HỢP PHÁP(4) (7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:................ | .....,ngày......tháng...năm... Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ(5) (7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:................ | .....,ngày....tháng...năm... NGƯỜI KÊ KHAI(6) |
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(4) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
(5) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(6) Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.
(7) Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.
Mẫu đơn xin tạm trú mới nhất
Hướng dẫn viết đơn xin tạm trú để đi học
Để tránh những sai sót khi viết đơn xin tạm trú để đi học, người khai báo tạm trú cần lưu ý:
- Ở mục kính gửi: Người khai báo cần ghi tên của cơ quan đăng ký tạm trú. Ví dụ: Công an nhân dân phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục thông tin người khai báo: Trong “Tờ khai thay đổi thông tin cư trú”, công dân phải điền đầy đủ và chính xác họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số CCCD, số điện thoại liên hệ, email, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp và nơi làm việc.
- Mục thông tin của chủ nhà trọ: Bao gồm họ và tên, số CCCD của chủ trọ.
- Mục nội dung đề nghị: Người khai ghi “đăng ký tạm trú”.
Hướng dẫn viết đơn xin tạm trú mới nhất
Trên đây là nội dung tư vấn Mẫu đơn xin tạm trú để đi học.Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 19006192 để hỗ trợ, giải đáp