Mẫu hóa đơn bán lẻ được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các cửa hàng kinh doanh, chợ, tạp hóa… Vậy, mẫu hóa đơn bán lẻ hiện nay được dùng là mẫu nào?
Mẫu hóa đơn bán lẻ thông dụng hiện nay
Trước hết, hóa đơn bán lẻ sản phẩm, hàng hóa là tên thường gọi của loại giấy tờ được sử dụng để kê khai số lượng, thành tiền, đơn giá và loại hàng hóa mà bên bán lập tại thời điểm giao hàng cho bên mua.Hóa đơn bán lẻ được sử dụng nhiều tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như cửa hàng tạp hóa, sạp hàng trong các chợ truyền thống,...
Đây là loại giấy tờ thường được sử dụng với chức năng thay cho bảng kê hàng hóa.
Hiện tại, hóa đơn bán lẻ không được pháp luật về thuế quy định, công nhận là hóa đơn hợp lệ mà loại giấy tờ này chỉ được coi là tài liệu chứng minh đã có việc lập, giao hàng hóa giữa các bên.
Điều này cũng có nghĩa rằng, các đơn vị bán hàng có thể tự đặt in, mua…hóa đơn bán lẻ hàng hóa.
Nơi đặt in có thể là các cơ sở in ấn, nơi đặt mua có thể tại chính các cửa hàng tạp hóa, hiệu sách...
Cần lưu ý rằng, hóa đơn bán lẻ hàng hóa khác với hóa đơn lẻ/hoặc hóa đơn bán hàng được đặt in tại cơ quan thuế.
Hóa đơn được đặt in, mua tại cơ quan thuế về bản chất là hóa đơn giá trị gia tăng được lập, quản lý, sử dụng theo pháp luật về thuế và phải được cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện.
Ngược lại, hóa đơn bán lẻ hàng hóa, sản phẩm, cung ứng dịch vụ là hóa đơn mà tự bản thân người kinh doanh, đơn vị kinh doanh tiến hành in ấn, quản lý, sử dụng và không phải là hóa đơn giá trị gia tăng.
Sau đây chúng tôi cung cấp mẫu hóa đơn bán lẻ được sử dụng nhiều hiện nay:
TÊN ĐƠN VỊ BÁN HÀNG | HÓA ĐƠN BÁN HÀNG |
Địa chỉ:............... Điện thoại:.................. | Mặt hàng bán (Hoặc ngành nghề kinh doanh) |
Tên khách hàng:..........................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................
Số điện thoại: ………………….
STT | TÊN HÀNG HÓA | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
CỘNG |
Thành tiền (bằng chữ):.................................................................................
...,ngày ......... tháng ......... năm 20.........
KHÁCH HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI BÁN HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên/hoặc ký/hoặc ký, đóng dấu) |
Như vậy, đây là là mẫu hóa đơn bán lẻ hàng hóa, sản phẩm, vật tư được sử dụng nhiều hiện nay.
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, nhu cầu của từng đơn vị bán hàng mà nội dung trên hóa đơn có thể thêm hoặc bớt so với những thông tin mà chúng tôi đã nêu trên.
Mẫu hóa đơn bán lẻ cho từng ngành, nghề kinh doanh
HieuLuat cung cấp một số mẫu hóa đơn bán lẻ được sử dụng trong một số ngành, nghề kinh doanh như dưới đây.
Mỗi ngành nghề kinh doanh sử dụng mẫu hóa đơn bán lẻ với các thông tin kê khai khác nhau.
Tuy rằng, các đơn vị kinh doanh sẽ phải lập hóa đơn bán hàng theo mẫu đặt in tại cơ quan thuế hoặc theo lập theo mẫu hóa đơn điện tử được ban hành nhưng hóa đơn bán lẻ vẫn được sử dụng để nhằm mục đích kiểm kê hàng hóa sản phẩm, cũng là căn cứ để xác định có quan hệ giao dịch mua bán đã diễn ra.
Mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tây
Mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tay được sử dụng tại các cửa hàng thuốc thành phẩm, cung cấp vật tư trang thiết bị y tế...
Thông thường người lập hóa đơn bán lẻ hàng hóa là nhân viên, chủ cửa hàng/nhà thuốc.
Hóa đơn bán lẻ thuốc tây được lập và giao cho khách mua hàng 1 liên như các trường hợp thông thường khác.
Mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tây thông thường sẽ bao gồm các nội dung như:
Số thứ tự của hóa đơn;
Tên đơn vị bán hàng, người mua hàng;
Đơn giá;
Số lượng;
Thành tiền
Chữ ký của người bán, người mua;
Chi tiết mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tây như sau:
Sửa/In biểu mẫu
TÊN ĐƠN VỊ BÁN HÀNG | HÓA ĐƠN BÁN HÀNG |
Địa chỉ:............... Điện thoại:.................. | (Bán lẻ thuốc/dụng cụ y tế…) Số: ……………/2023 |
Tên khách hàng:..........................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................
Số điện thoại: ………………….
STT | TÊN THUỐC/SẢN PHẨM Y TẾ | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
CỘNG |
Thành tiền (bằng chữ):.................................................................................
...,ngày ......... tháng ......... năm 20.........
KHÁCH HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI BÁN HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên/hoặc ký/hoặc ký, đóng dấu) |
Trên đây là mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tây được sử dụng phổ biến tại các nhà thuốc, cửa hàng bán lẻ thuốc thành phẩm hiện nay.
Trường hợp đơn vị kinh doanh còn có thêm các thông tin về sản phẩm, hàng hóa thì có thêm nội dung này vào hóa đơn bán lẻ của mình.
Mẫu hóa đơn bán lẻ thuốc tây
Mẫu hóa đơn bán lẻ nhà hàng ăn uống
Trong các cửa hàng, nhà hàng ăn uống, đây là loại hóa đơn có thể được sử dụng thay thế cho phiếu yêu cầu gọi món, là căn cứ để tính toán thành tiền sau khi đã được cung cấp dịch vụ.
Hóa đơn bán lẻ sử dụng trong nhà hàng ăn uống cũng có thể có thêm các thông tin về số lượng khách, thông tin đặt trước bàn/phòng... để nhà hàng có thể phục vụ được tốt nhất.
Cụ thể mẫu hóa đơn này như chúng tôi cung cấp phía dưới:
TÊN NHÀ HÀNG | Địa chỉ: …………….. Điện thoại: …………. Facebook: …… Website: …… |
Ngày: ………. Số bàn: ………………. Số phòng: ………. Giờ: …………….. Số lượng khách: …………. | Số: ……../2023 Nhân viên: ……………. Thông tin đặt trước bàn/phòng: ………………… ………………………………………………….. ………………………………………………….. |
STT | TÊN MÓN/COMBO | SỐ LƯỢNG | THÀNH TIỀN | GHI CHÚ |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 |
Thành tiền (bằng chữ):.................................................................................
...,ngày ......... tháng ......... năm 20.........
KHÁCH HÀNG | ĐÃ NHẬN ĐỦ TIỀN | NGƯỜI LẬP HÓA ĐƠN |
Đây là mẫu hóa đơn bán lẻ được sử dụng nhiều trong các nhà hàng ăn uống.
Mẫu hóa đơn bán lẻ tạp hóa
Mẫu hóa đơn bán lẻ tại các cửa hàng tạp hóa được sử dụng khi bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng.
Tại các cửa hàng tạp hóa, số lượng hàng hóa sản phẩm thường rất đa dạng về chủng loại và phong phú về hình thức, do vậy, việc quản lý, thống kê hàng hóa trở nên dễ dàng hơn khi có hóa đơn bán lẻ.
Hóa đơn bán lẻ hàng hóa sản phẩm tại cửa hàng tạp hóa cũng tương tự như bảng kê các loại sản phẩm hàng hóa mà khách hàng đã đề nghị mua.
Khách hàng và cửa hàng tạp hóa dựa trên hóa đơn bán lẻ để kiểm tra số lượng, thành phần hàng hóa, sản phẩm đã giao dịch trước khi vận chuyển ra khỏi nơi chứa hàng.
Về cơ bản, mẫu hóa đơn bán lẻ tạp hóa có các thông tin cơ bản như mẫu hóa đơn thông dụng, cụ thể như mẫu chúng tôi cung cấp dưới đây:
TÊN CỬA HÀNG | |
Địa chỉ: …………………….. Điện thoại: ………………….. | Số tài khoản ngân hàng: …………………….. Chủ tài khoản ngân hàng: …………………… |
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG |
Khách hàng: ………………………..…….. Điện thoại: ……………………………..
Địa chỉ: ………………………………….
STT | TÊN SẢN PHẨM | SỐ LƯỢNG | ĐƠN GIÁ | THÀNH TIỀN |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
CỘNG |
Thành tiền (bằng chữ):.................................................................................
..., ngày ......... tháng ......... năm 20.........
KHÁCH HÀNG | NGƯỜI BÁN HÀNG |
Như vậy, nếu bạn kinh doanh cửa hàng tạp hóa, có thể sử dụng mẫu hóa đơn bán lẻ như chúng tôi cung cấp ở trên để đặt in, sử dụng cho hoạt động của mình.
Mẫu hóa đơn bán lẻ tại cửa hàng tạp hóa
Mẫu hóa đơn bán lẻ cửa hàng xăng dầu
Trường hợp cây xăng/cửa hàng xăng dầu sử dụng mẫu hóa đơn bán lẻ để sử dụng khi bán xăng, dầu cho khách hàng.
Mẫu hóa đơn bán lẻ tại cửa hàng xăng dầu được sử dụng phổ biến có các nội dung như sau:
TÊN CỬA HÀNG Địa chỉ: ……………………………………… Mã số thuế: …………………………………. Điện thoại: …………………………………… | |
Người mua hàng: ……………………………….. Địa chỉ: …………………………………………… Điện thoại: ………………………………………. Mã số thuế: ……………………………………… |
HÓA ĐƠN BÁN LẺ XĂNG DẦU
Số: …………./2023
Stt | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 | |||||
CỘNG |
Thành tiền (bằng chữ):.................................................................................
..., ngày ......... tháng ......... năm 20.........
KHÁCH HÀNG | NGƯỜI BÁN HÀNG |
Chúng tôi cung cấp mẫu hóa đơn bán lẻ cửa hàng xăng dầu đang được áp dụng như trên.
Bạn đọc có thể áp dụng mẫu hóa đơn bán lẻ này để kê khai thông tin về sản phẩm, giá tiền gửi đến khách hàng.
Nguyên tắc lập hóa đơn bán lẻ cần biết
Căn cứ thực tiễn áp dụng mẫu hóa đơn bán lẻ chung và trong một số ngành nghề, có một số nguyên tắc lập hóa đơn bán lẻ mà người lập cần lưu ý như sau:
Kê khai đúng, đầy đủ thông tin về số lượng, thành phần, đơn giá, thành tiền khi phát sinh giao dịch;
Cần chú ý đến ngày giờ, tháng năm và chữ ký của các bên để đảm bảo hàng hóa/dịch vụ được kiểm kê chính xác trước khi thanh toán;
Thường hóa đơn bán lẻ nên lập thành 2 liên hoặc 3 liên để thuận tiện cho việc lưu trữ cũng như xác định số lượng hàng hóa tồn kho;
Trong một số trường hợp, hóa đơn bán lẻ có thể sử dụng để làm căn cứ lập hóa đơn giá trị gia tăng, tính toán/đóng nộp các loại thuế và là chứng từ giải quyết tranh chấp; do vậy, cần kiểm soát chặt nội dung của hóa đơn;
Chỉ ghi nhận thông tin về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã bàn giao cho người mua mà không được lập, ghi nội dung về các sản phẩm hàng hóa dự kiến bàn giao cho người mua;
Như vậy, khi ghi thông tin trên mẫu hóa đơn bán lẻ hàng hóa, người lập hóa đơn cần lưu ý tới một số thông tin như chúng tôi trình bày ở trên để giảm thiểu rủi ro, tranh chấp.
Nguyên tắc lập hóa đơn bán lẻ
Bên bán có buộc phải xuất hóa đơn bán hàng cho bên mua không?
Trước hết, hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn được bên bán/bên cung cấp dịch vụ lập dưới hình thức điện tử hoặc được đặt in tại cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hóa đơn bán hàng phải được bên bán/bên cung cấp dịch vụ lập khi phát sinh hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ (Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
Nói cách khác, lập hóa đơn bán hàng là việc bắt buộc phải thực hiện đối với bên bán/bên cung ứng dịch vụ.
Theo Nghị định này, hóa đơn bán hàng có một số đặc điểm cần lưu ý như sau:
Buộc phải được bên bán lập khi phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa;
Là hóa đơn giá trị gia tăng nên sẽ không phải là hóa đơn bán lẻ như các mẫu mà chúng tôi đã nêu ở trên;
Đây là loại hóa đơn được quản lý, sử dụng, in ấn, phát hành theo quy định pháp luật, cơ quan quản lý thuế đối với đơn vị kinh doanh;
Hóa đơn bán hàng phải được lập theo hình thức điện tử từ 1/7/2022 trừ hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định này thì được sử dụng hóa đơn giấy đặt in tại cơ quan thuế trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 1/7/2022. Điều kiện gồm:
Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử;
Và không có hạ tầng công nghệ thông tin;
Không có hệ thống phần mềm kế toán cũng như phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế;
Như vậy, hóa đơn bán hàng và hóa đơn bán lẻ là hai loại hóa đơn khác nhau.
Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn giá trị gia tăng và buộc phải được đơn vị bán hàng lập cho bên mua khi giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra.
Mẫu hóa đơn bán lẻ có thể được chủ cơ sở kinh doanh, đơn vị kinh doanh tự mình đặt in, tuy nhiên hóa đơn bán hàng thì phải được lập theo mẫu quy định của pháp luật và phải được cơ quan quản lý thuế chấp thuận.
Bán hàng không xuất hóa đơn, bị phạt bao nhiêu?
Như đã trình bày, lập hóa đơn bán hàng khi bán hàng là thủ tục bắt buộc của bên bán.
Khác với việc lập mẫu hóa đơn bán lẻ (có thể lập hoặc không), thì bên bán không lập hóa đơn bán hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP về hành vi trốn thuế hoặc hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, chứng từ.
Tùy thuộc giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra hoặc hành vi vi phạm mà mức phạt tiền có thể được áp dụng tối đa bằng 1 lần số thuế trốn hoặc có thể lên đến 20 triệu đồng.
Cụ thể Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như bảng dưới đây (bảng này chúng tôi đang lập để dựa trên số tiền phạt áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, mức phạt đối với tổ chức được tính gấp đôi):
Trường hợp xử phạt về hành vi không lập hóa đơn | Mức phạt tiền (đơn vị tính: đồng) | Căn cứ pháp lý áp dụng | Ghi chú |
Hành vi không lập hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế | 1 lần số thuế trốn | khoản 1 Điều 17 | Khi có 1 tình tiết giảm nhẹ |
| 500.000 - 1 triệu | khoản 2 Điều 24 | -/- |
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua (trừ trường hợp tại điểm b khoản 2 Điều 24) | 10 - 20 triệu | khoản 5 Điều 24 | -/- |
Như vậy, khác với mẫu hóa đơn bán lẻ mà bên bán có quyền lập hoặc không lập, hóa đơn bán hàng hóa là hóa đơn giá trị gia tăng nên buộc phải được bên bán, bên cung ứng dịch vụ.
Trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ, bên bán/bên cung ứng dịch vụ có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức tiền phạt lên đến 20 triệu với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
Đối với tổ chức, mức phạt này được tính lên gấp đôi.
Trên đây là giải đáp về mẫu hóa đơn bán lẻ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.