hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 21/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất chuẩn và cách ghi

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất chuẩn pháp lý đang được áp dụng là mẫu nào? Có buộc phải công chứng hợp đồng này không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

 

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất chuẩn 2023

Hiện nay, pháp luật chưa ban hành mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất.

Căn cứ quy định của Điều 398 về nội dung của hợp đồng, Mục 13 Chuơng XVI về một số hợp đồng thông dụng - Hợp đồng ủy quyền của Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất như dưới đây:

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày.... tháng.... năm....., tại địa chỉ ........ chúng tôi gồm có:

BÊN ỦY QUYỀN

Ông/Bà .................., mang CCCD số............ do...................cấp ngày..................., đăng ký thường trú tại: ......................................

Ông/Bà .................., mang CCCD số................ do...................cấp ngày................, đăng ký thường trú tại: ......................................

 (Dưới đây, trong Hợp đồng này gọi tắt là Bên B)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Ông/Bà .................., mang CCCD số............ do...................cấp ngày..................., đăng ký thường trú tại: ......................................

Ông/Bà .................., mang CCCD số................ do...................cấp ngày................, đăng ký thường trú tại: ......................................

 (Dưới đây, trong Hợp đồng này gọi tắt là Bên B)

Hai Bên cùng nhau lập và ký kết Hợp đồng này để thực hiện việc ủy quyền và được ủy quyền với những nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1. CĂN CỨ ỦY QUYỀN

Bên A là chủ sử dụng toàn bộ thửa đất số..... tờ bản đồ số.... và nhà ở trên đất tại địa chỉ: ...theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền ở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” số ..., Số vào sổ cấp GCN: ... do ... cấp ngày ... – cấp cho ...

Thông tin chính về thửa đất cụ thể như sau:

  • Diện tích: ... m2 (Bằng chữ: ... mét vuông)

  • Hình thức sử dụng: Riêng: ... m2, chung: ...

  • Mục đích sử dụng: ...

  • Thời hạn sử dụng: ...

  • Nguồn gốc sử dụng: ...

Thông tin chính về nhà ở như sau:

  • Loại nhà ở:.............

  • Diện tích xây dựng: .........

  • Diện tích sàn: ........

  • Hình thức sở hữu: .......

  • Cấp (hạng): ..........

  • Thời hạn sở hữu: ...........

ĐIỀU 2. PHẠM VI ỦY QUYỀN

Bằng Hợp đồng này Bên A uỷ quyền cho Bên B được thay mặt Bên A toàn quyền thực hiện các việc sau:

1. Bên B được toàn quyền quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích đất và nhà ở nêu tại Điều 1 của bản Hợp đồng này.

2. Bên B được toàn quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để chuyển nhượng (bao gồm nhận đặt cọc để chuyển nhượng), tặng cho, cho thuê một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất và nhà ở thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của Bên A; Giá chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng, người nhận tặng cho, người nhận đặt cọc, người thuê, phương thức thanh toán, giao nhận tiền và các điều kiện khác do Bên B hoàn toàn quyết định.

3. Được làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để thế chấp vay vốn Ngân hàng đối với toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất và nhà ở nêu trên.

4. Trong trường hợp diện tích đất, nhà ở nêu trên bị thu hồi, phá dỡ, giải tỏa bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bên B được quyền giải quyền mọi vấn đề liên quan đến việc thu hồi đó (bao gồm cả việc nhận tiền đền bù nếu có).

5. Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, Bên B được lập và ký các giấy tờ cần thiết tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Đồng thời, được thay mặt Bên A nộp các khoản phí, nhận các khoản tiền phát sinh từ việc được ủy quyền nói trên.

6. Bên B được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các giao dịch mà mình đã xác lập với tư cách là người được uỷ quyền với các bên khác trong khi thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền nêu trên theo quy định của pháp luật.

7. Bên B được phép ủy quyền cho bên thứ ba với nội dung ủy quyền theo đúng các nội dung đã được ghi nhận tại Điều 2 Hợp đồng này.

ĐIỀU 3. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để Bên B  thực hiện công việc được ủy quyền;

- Chịu trách nhiệm về cam kết do Bên B thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

2. Bên A có các quyền sau đây:

- Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;

- Được bồi thường thiệt hại, nếu Bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

ĐIỀU 4. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện công việc theo ủy quyền của Bên A và báo cho Bên A về việc thực hiện công việc đó;

- Báo cho bên thứ ba và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung công việc ủy quyền;

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu đã được giao để thực hiện việc ủy quyền;

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;

- Giao lại cho Bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Bên B có các quyền sau đây:

- Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, bàn giao tài liệu cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền;

- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền;

- Được làm các thủ tục cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền và các quyền khác mà pháp luật không cấm.

ĐIỀU 5. THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Hợp đồng ủy quyền này có thời hạn từ khi bản Hợp đồng này được ký kết và công chứng cho đến khi Bên B hoặc bên thứ ba thực hiện xong các công việc được ủy quyền.

ĐIỀU 6. THÙ LAO

Hai bên thỏa thuận việc ủy quyền này không có thù lao.

ĐIỀU 7. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng ủy quyền này chấm dứt trong các tr­ường hợp sau đây:

1. Thời hạn ủy quyền đã hết.

2. Theo thỏa thuận của các bên.

3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng Uỷ quyền này mà phát sinh tranh chấp, các Bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau.

Trong trường hợp không thương lượng được thì một trong hai Bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

- Hai Bên cùng thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng này;

- Bên A cam đoan mọi thông tin được ghi trong Hợp đồng này về diện tích đất là trung thực, chính xác;

- Bên A cam đoan trước khi ký Hợp đồng này, Bên A chưa ủy quyền cho ai thực hiện nội dung ủy quyền nói trên. Tại thời điểm giao kết hợp đồng này, bên A chưa chuyển nhượng, thỏa thuận chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố thế chấp, bảo lãnh... với ai;

- Bên A cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả của các việc do Bên B thực hiện theo nội dung được Bên A ủy quyền trong bản Hợp đồng này;

- Bên A cam đoan không tự mình thực hiện những công việc đã ủy quyền cho Bên B theo nội dung Hợp đồng ủy quyền này;

- Bên B đồng ý nhận thực hiện công việc ủy quyền nói trên của Bên A và cam đoan thực hiện toàn bộ những công việc mà Bên A ủy quyền;

- Hai Bên cam kết các giấy tờ do hai Bên xuất trình để làm căn cứ lập Hợp đồng này được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung các giấy tờ này. Tài sản có kích thước, cấu trúc và hiện trạng được miêu tả trong Hợp đồng này (nếu công chứng thì ghi thêm: và không yêu cầu Công chứng viên tiến hành xác minh tài sản và giám định giấy tờ sở hữu);

- Hai Bên cam kết tự chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp diện tích đất có tranh chấp, bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành Quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dùng để đảm bảo nghĩa vụ hoặc vi phạm những cam kết tại Điều 9 Hợp đồng này (và không có khiếu nại gì về việc Công chứng viên chứng nhận Hợp đồng này trong trường hợp nêu trên).

ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hai Bên xác nhận:

(1. Hai bên đã được nghe Công chứng viên ký tên dưới đây giải thích những quy định của pháp luật về Hợp đồng ủy quyền, về ý nghĩa và hậu quả pháp lý của Hợp đồng uỷ quyền. Hai bên đều hiểu và nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Hợp đồng này).

2. Hai Bên đã tự đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, đều hiểu và chấp thuận toàn bộ các điều khoản của Hợp đồng, không có gì vướng mắc và cùng ký tên/điểm chỉ vào Hợp đồng này để làm bằng chứng.

3. Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hoặc hủy bỏ Hợp đồng này theo thoả thuận chỉ có giá trị khi được hai Bên lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng viên theo quy định./.

BÊN ỦY QUYỀN

(Bên A)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Bên B)

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất chuẩn 2023Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất chuẩn 2023

Hướng dẫn cách soạn hợp đồng ủy quyền:

  • Thông tin về bên ủy quyền, bên được ủy quyền: Ghi đầy đủ họ và tên, số CCCD, ngày cấp, nơi cấp và nơi thường trú theo Giấy chứng nhận được cấp, nơi đăng ký thường trú;

  • Thông tin về nhà, đất ủy quyền: Ghi theo thông tin được ghi nhận tại Giấy chứng nhận được cấp;

  • Nếu không có thông tin về nhà thì không được ủy quyền bán nhà;

  • Ghi đúng, đầy đủ các thông tin như Giấy chứng nhận đã được cấp, nếu có thông tin ở phần Ghi chú, Phần IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận thì cũng ghi vào hợp đồng;

  • Điều khoản về phạm vi hợp đồng: Có thể thêm hoặc bớt phạm vi ủy quyền, tùy thuộc thỏa thuận của các bên;

  • Điều khoản về quyền, nghĩa vụ của các bên: Tương tự, các bên có thể thỏa thuận thêm hoặc bớt các điều khoản đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và sự thương lượng của các bên;

  • Điều khoản về thời hạn thực hiện: Tùy thuộc các bên lựa chọn;

  • Điều khoản về thù lao: Nếu ủy quyền có thù lao, các bên có thay đổi về nội dung này thành hợp đồng ủy quyền có thù lao và mức thù lao được các bên thỏa thuận cụ thể;

  • Các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp, cam đoan và điều khoản cuối cùng: Các bên cũng có thể thỏa thuận để lược bỏ, thêm, bớt, chỉnh sửa để thích hợp với trường hợp của mình;

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất.

Dựa trên thực tế cùng quy định chung của pháp luật về ủy quyền, quy định về việc chuyển nhượng nhà đất, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất với nội dung ở trên.

Nên công chứng hợp đồng ủy quyền bán nhà đấtNên công chứng hợp đồng ủy quyền bán nhà đất

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất có phải công chứng không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, Công văn 3373/TCT-TNCN của Tổng Cục thuế ngày 20/09/2011 về thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS thông qua hợp đồng ủy quyền, Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng ủy quyền bán nhà đất không buộc phải công chứng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hợp đồng ủy quyền bán nhà đất có công chứng sẽ là văn bản được chấp thuận giao dịch tại các cơ quan, tổ chức có liên quan đến giao dịch về nhà đất.

Lý do là, nếu không công chứng, sẽ phát sinh một số vấn đề sau đây:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không có thẩm quyền, không có căn cứ để xác định điều kiện về chủ thể, nội dung, chữ ký, hình thức của hợp đồng là hợp pháp theo quy định;

  • Có thể phát sinh trường hợp nội dung ủy quyền trái quy định pháp luật, dẫn đến hợp đồng ủy quyền không thực hiện được hoặc bị vô hiệu;

  • Hợp đồng ủy quyền có công chứng cũng sẽ là nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu có phát sinh;

  • Hợp đồng ủy quyền có công chứng là tài liệu được sử dụng làm căn cứ để xác định tiền thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế thu nhập cá nhân, giảm thiểu việc bị thất thoát Ngân sách Nhà nước;

  • Trong một số trường hợp, về bản chất, việc ủy quyền chính là chuyển giao quyền sở hữu nhà đất từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền nên cần phải thực hiện công chứng để giảm thiểu các rủi ro;

Như vậy, pháp luật hiện hành không bắt buộc phải công chứng mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất.

Việc công chứng tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

Thực tế cho thấy, nếu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất không được công chứng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan sẽ không đủ căn cứ để xác định tính đúng đắn, hợp pháp về nội dung ủy quyền, người ủy quyền…

Do đó, hợp đồng này phải được ủy quyền thì mới được chấp nhận trong các giao dịch về nhà đất.

Trên đây là mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X