hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 13/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót tài sản thế chấp

Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót thông tin bảo đảm nhà đất là mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký bảo đảm? Cùng tìm hiểu nhé.

Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót

Hiện nay, việc thay đổi thông tin về biện pháp bảo đảm và sửa chữa sai sót thông tin về giao dịch bảo đảm mà tài sản bảo đảm là đất, tài sản gắn liền với đất của người yêu cầu sẽ sử dụng Mẫu 02a, ban hành tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Cũng có nghĩa là, căn cứ Điều 19, Điều 32 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, Mẫu 02a được sử dụng để áp dụng trong cả hai trường hợp:

  • Có thay đổi thông tin so với phiếu yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm ban đầu: Ví dụ như thay đổi tài sản bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, tăng thêm tài sản bảo đảm, yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót, được thừa kế, được xác lập quyền theo luật định..;

  • Có sai sót về thông tin trong nội dung đã đăng ký do lỗi của người đăng ký: Ví dụ sai sót về tên, số hiệu tài sản, tên của người bảo đảm, người nhận bảo đảm…;

    • Nếu là do lỗi của cơ quan đăng ký thì cơ quan này có trách nhiệm chỉnh lý khi phát hiện và sử dụng mẫu thông báo việc chỉnh lý bằng văn bản theo Mẫu số 07a ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Điều 19 Nghị định 99/2022/NĐ-CP);

Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót thông tin bảo đảm nhà đấtMẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót thông tin bảo đảm nhà đất

Nội dung cụ thể của Mẫu 02a - mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót (tên gọi cũ theo Thông tư 07/2019/TT-BTP) nay được sửa đổi thành mẫu đăng ký thay đổi thông tin biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 02a1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 …., ngày..tháng….năm…

PHIẾU YÊU CẦU ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Kính gửi2:……

PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ:

Quyển số….số thứ tự…..

Người tiếp nhận

(Ký và ghi rõ họ, tên)

PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI YÊU CẦU ĐĂNG KÝ

1. Người yêu cầu đăng ký3

□ Bên nhận bảo đảm □ Bên bảo đảm

□ Bên kế thừa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm

□ Quản tài viên4/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

□ Chi nhánh của pháp nhân, người đại diện5

Họ và tên đầy đủ đối với cá nhân6/tên đầy đủ đối với tổ chức7: (viết chữ IN HOA)……………….

……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết:

Họ và tên:……………………………

Số điện thoại ……………………Fax (nếu có):…… Thư điện tử (nếu có):……………………

2. Hợp đồng bảo đảm8/Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm/Văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ/Văn bản khác chứng minh có căn cứ đăng ký thay đổi

Tên văn bản:……………………………………………………………………….…..

Số: (nếu có) ………;  thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm ký9:…….….  Ngày……. tháng….. năm……

3. Nội dung yêu cầu đăng ký thay đổi10

…...............................................................................................................................................................

…...............................................................................................................................................................

4. Thuộc đối tượng không phải nộp phí đăng ký □

…...............................................................................................................................................................

…...............................................................................................................................................................

5. Giấy tờ kèm theo11:

…...............................................................................................................................................................

…...............................................................................................................................................................

6. Cách thức nhận kết quả đăng ký

□ Nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

□ Nhận qua dịch vụ bưu chính (ghi rõ tên và địa chỉ người nhận): ………………….

□ Cách thức điện tử (nếu pháp luật quy định):…………………

□ Cách thức khác (nếu được cơ quan đăng ký đồng ý): ……….

Người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về trung thực trong kê khai và về tính chính xác của thông tin được kê khai trong Phiếu yêu cầu này.

 BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN)

Ký, ghi rõ họ và tên, chức danh (nếu có),
đóng dấu (nếu có)


BÊN NHẬN BẢO ĐẢM

(HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN)

Ký, ghi rõ họ và tên, chức danh (nếu có),
đóng dấu (nếu có)


NGƯỜI YÊU CẦU ĐĂNG KÝ KHÁC12
(HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN)

Ký, ghi rõ họ và tên, chức danh (nếu có), đóng dấu (nếu có)

PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

Cơ quan đăng ký có thẩm quyền: …………………………………………………………………..

Chứng nhận việc ……………….. đã được đăng ký theo nội dung kê khai tại Phiếu yêu cầu này tại thời điểm …. giờ….phút…..ngày….tháng…..năm….

……Ngày…tháng….năm….

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

(Ký ghi rõ họ và tên, chức danh, đóng dấu)

______________

1 Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ. Phiếu yêu cầu đăng ký này cũng được áp dụng đối với trường hợp người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm hoặc cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP chỉ yêu cầu rút bớt một, một số tài sản bảo đảm để xóa đăng ký đối với tài sản này.

2 Ghi đúng tên cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Một Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ gửi đến một cơ quan đăng ký.

3 Trường hợp gồm nhiều người thì kê khai từng người theo thông tin thể hiện trên Phiếu yêu cầu đăng ký này. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân thì kê khai người yêu cầu đăng ký theo quy định tại khoản 9 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

4 Kê khai thêm chức danh, số Chứng chỉ hành nghề, cơ quan cấp và ngày, tháng, năm cấp Chứng chỉ.

5 Trường hợp này, đánh dấu đồng thời ô Chi nhánh của pháp nhân, người đại diện và ô Bên bảo đảm hoặc ô Bên nhận bảo đảm là pháp nhân thực hiện đăng ký thông qua chi nhánh hoặc của người được đại diện.

6 Kê khai theo thông tin thể hiện trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đối với công dân Việt Nam; Chứng minh quân đội đối với người đang công tác trong quân đội và không có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân; Hộ chiếu đối với công dân nước ngoài; Thẻ thường trú đối với người không quốc tịch.

Kê khai theo thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế (áp dụng cả trong trường hợp kê khai đối với chi nhánh).

8 Áp dụng trong trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

9 Đối với hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng, văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ: Kê khai ngày công chứng, chứng thực (áp dụng đối với hợp đồng, văn bản được công chứng, chứng thực); ngày có hiệu lực theo thỏa thuận trong hợp đồng, văn bản (áp dụng đối với hợp đồng, văn bản không được công chứng, chứng thực); ngày ký hợp đồng, văn bản (áp dụng đối với hợp đồng, văn bản không được công chứng, chứng thực và các bên không có thỏa thuận về ngày có hiệu lực trong hợp đồng, văn bản). Đối với văn bản khác chứng minh căn cứ thay đổi: Kê khai ngày có hiệu lực thể hiện trên văn bản hoặc ngày ký văn bản nếu trong văn bản không thể hiện ngày có hiệu lực.

10 Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP thì nội dung được kê khai là bổ sung thông tin về hợp đồng hoặc văn bản có nội dung thỏa thuận về bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thể hiện tại Mục 2 của Phiếu yêu cầu đăng ký này.

11 Kê khai đầy đủ giấy tờ phải có trong hồ sơ đăng ký theo quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

12 Người yêu cầu đăng ký thay đổi theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.


HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Nội dung kê khai phải trung thực, đầy đủ, chính xác.

2. Đối với phần kê khai có lựa chọn thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng được lựa chọn.

3. Thông tin được kê khai, nội dung liên quan trong Phiếu yêu cầu có thể được thể hiện trên nhiều trang. Trường hợp này, các trang phải được đánh số thứ tự và người yêu cầu đăng ký phải ký nháy vào từng trang.

4. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc bổ sung tài sản bảo đảm thì việc kê khai về đối tượng được bổ sung thực hiện theo thông tin tương ứng thể hiện trên Mẫu số 01a thuộc Phụ lục này.

Sửa/In biểu mẫu

Như vậy, mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót/phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được sử dụng là mẫu số 02a.

Mẫu 02a được ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảmCơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản

Căn cứ quy đinh tại Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm được phân chia dựa theo loại đối tượng tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm.

Cụ thể, các đơn vị, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quyền đăng ký biện pháp bảo đảm và biện pháp bảo đảm tương ứng là:

  • Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh (cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường): Thẩm quyền thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được liệt kê tại Điều 25 của Nghị định 99 năm 2022 của Chính phủ (thế chấp);

  • Cục Hàng không Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải): Có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay (gồm thế chấp, cầm cố, bảo lưu quyền sở hữu);

  • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc các chi cục (trực thuộc Bộ giao thông vận tải): Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển và tài sản khác theo quy định tại Điều 41 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (thế chấp, bảo lưu);

  • Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam: Có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

  • Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản (của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm bảo thuộc Bộ Tư pháp):

  • Có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải tàu bày, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung và trường hợp khác theo quy định tại Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cụ thể gồm:

    • Thế chấp, bảo lưu quyền sở hữu động sản;

    • Biện pháp cầm cố/hoặc đặt cọc/hoặc ký cược/ hoặc ký quỹ bằng động sản theo thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm;

    • Biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán chưa đăng ký tập trung/hoặc cổ tức, quyền tài sản phát sinh từ chứng khoán (trừ trường hợp cổ tức này hoặc quyền tài sản này là chứng khoán đã đăng ký tập trung);

    • Biện pháp bảo đảm được đăng ký bằng tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm, công trình tạm;

Như vậy, mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót được sử dụng là mẫu số 02a được ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (áp dụng đối với đối tượng của hợp đồng bảo đảm là đất, tài sản gắn liền với đất).

Cơ quan tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu thay đổi về biện pháp bảo đảm được là một trong những cơ quan được chúng tôi nêu trên tùy thuộc tài sản đăng ký.

Trên đây là mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi sửa chữa sai sót, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X