hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 14/07/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu thông báo tăng mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/7/2024

Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tăng mức đóng BHXH. Vậy Mẫu thông báo tăng mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/7/2024 là mẫu nào?

Tăng mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất từ ngày 01/7/2024

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hằng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phải đóng số tiền sau vào quỹ hưu trí và tử tuất:

Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH

Tại Kết luận 83-KL/TW Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Như vậy, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so với năm 2023) từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất từ ngày 01/7/2024 cũng sẽ tăng lên 6% so với thời điểm trước 01/7/2024.

Mẫu thông báo tăng mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/7/2024Mẫu thông báo tăng mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/7/2024. (Ảnh minh họa)

Mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất, căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 được quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất

Vùng I

4.960.000

396.800

Vùng II

4.410.000

352.800

Vùng III

3.860.000

308.800

Vùng IV

3.450.000

276.000

Mẫu thông báo tăng mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/7/2024

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu sau để thông báo về tăng mức tiền lương đóng BHXH từ 01/7/2024:
Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------

Số: …./20….-QĐ-TL

ngày … tháng … năm 20….

THÔNG BÁO
‎ Về việc tăng mức tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động

- Giám đốc công ty:.........................................................................................................;

- Căn cứ luật bảo hiểm xã hội 2014; Luật bảo hiểm y tế; Luật việc làm; Luật vệ sinh, an toàn lao động 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Căn cứ thông báo số ... /BHXH - PT;

- Căn cứ hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động số... / HĐLĐ;

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp công ty xin thông báo về việc điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

Điều 1:  Tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ ……………. đồng lên ……………. đồng cho ông (bà) ……………….…………… kể từ ngày ... tháng ... năm ...

Điều 2:  Ông (Bà) ……………….…………… và phòng hành chính nhân sự và phòng tài chính có trách nhiệm thực hiện thông báo này.

Nơi nhận:
- Tổng Giám đốc
‎ - Như Điều 2
‎ - Lưu HS, HC

CÔNG TY…………….

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)


Các phương thức đóng BHXH bắt buộc

Các phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được quy định tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, và Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018).

Cụ thể:

(1) Đóng hằng tháng:

Chậm nhất đến ngày cuối cùng hằng tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của tất cả người lao động tham gia BHXH bắt buộc và trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

(2) Đóng 03 hoặc 06 tháng một lần:

Áp dụng đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán.

Theo đó, cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

(3)  Đóng theo địa bàn:

+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

+ Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.

Ngoài ra, đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại tiết a, c và d điểm 1.7 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 thì phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động quy định tại điểm 1.8 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

- Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X