Mô là thuật ngữ trong lĩnh vực sinh học. Đây cũng là một kiến thức cơ bản mà học sinh được tiếp cận từ chương trình giáo dục. Để giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ sinh học này, bài viết này sẽ cung cấp thêm các kiến thức về mô là gì và phân loại các loại mô có trong cơ thể thực vật và động vật
Tìm hiểu định nghĩa mô là gì?
Trong sinh học, mô là một tập hợp các tế bào chuyên hóa có cùng cấu tạo và cùng thực hiện chức năng. Vậy có thể hiểu đơn giản mô là gì thì đây là một tổ chức các tế bào có chung nguồn gốc và chức năng trong hệ thống cơ thể.
Ở cơ thể người và động vật, mô là một mức độ tổ chức của cơ thể. Theo đó, cơ thể có mức độ tổ chức từ thấp đến cao bao gồm: hệ thống cơ quan, cơ quan, mô và tế bào. Một số loại mô đặc biệt dù không có cấu trúc tế bào nhưng vẫn là được gọi là mô như huyết tương.
Mô là tập hợp tế bào có cùng cấu tạo cùng chức năng
Phân loại và vai trò của mô thực vật
Ở thực vật, mô được phân chia thành 6 loại theo chức năng sinh lý bao gồm: mô phân sinh, mô dinh dưỡng, mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
Mô phân sinh
Mô phân sinh thực vật là tập hợp các tế bào non phân hóa. Cấu tạo cảu mô phân sinh là tháng cellulose mỏng xếp khít nhau. Chức năng của mô phân sinh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật, tạo ra các mô khác. Mô phân sinh ở thực vật chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp.
Mô phân sinh sơ cấp: Là các tế bào ở phần đầu ngọn rễ và đầu ngọn thân. Chức năng của mô này tăng trưởng và phân hóa để bộ phận rễ và thân mọc dài ra.
Mô phân sinh thứ cấp: Tương tự mô phân sinh sơ cấp, mô phân sinh thứ cấp cũng là các tế bào non giữ nhiệm vụ phát
Mô dinh dưỡng
Mô dinh dưỡng hay còn được gọi là nhu mô. Đây là tập các tế bào sống chưa phân hóa nhiều. Màng tế bào của các mô này là cellulose mỏng. Nhu mô dinh dưỡng có hai loại và nhu mô đồng hóa và nhu mô dự trữ.
Tế bào nhu mô dinh dưỡng ở lá
Nhu mô đồng hóa: Các tế bào nhu mô đồng hóa nằm ngay dưới biểu bì của lá. Trong nhu mô đồng hóa, có chứa lục lạp với nhiệm vụ quang hợp.
Nhu mô dự trữ: Là các tế bào cùng cấu tạo ở trong hạt, quả, củ. Nhu mô dự trữ chứa nhiều chất dạng dinh dưỡng như: saccarozo, tinh bột, lipid…
Mô che chở
Ở thực vật, mô che chở hay chính là mô biểu bì. Các tế bào mô biểu bì thường có vách dày bao bọc các cơ quan thực vật như: lá, thân, rễ. Mô biểu bì có hình thái tế bào đều đặn, không chứa lục lạp. Cấu tạo chính là lớp cutin với đặc tính không thấm nước. Trên bề mặt lớp cutin vẫn có xảy ra sự trao đổi khí và hơi nước. Một số loại mô biểu bì ở thực vật có tạo thành lớp lông mỏng.
Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ (mô cơ giới) là tập hợp các tế bào có thành cứng, dày. Chức năng của mô nâng đơn là để thực vật cứng có thể đứng thẳng. Ở thân cây, phần mô nâng đỡ được xếp thành vòng tròn ở gần phía ngoài. Ở trong rễ, các mô nâng đỡ thường phân bố ở vị trí trung tâm. Điều này sẽ hỗ trợ tăng tính chịu lực từ trên thân đè xuống.
Mô dẫn
Cấu tạo của môn dẫn là các tế bài dài xếp nối tiếp với nhau tạo thành đường dẫn chạy song song với trục cơ quan. Nhiệm vụ của mô dẫn là dẫn truyền 2 dòng nhựa. Nhựa nguyên là nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân, lá. Nhựa luyện là dưỡng chất hữu cơ được tổng hợp từ quá trình quanh hợp đi từ lá xuống các bộ phận khác.
Con đường vận chuyển nước, muối khoáng qua mô dẫn
Mô tiết
Mô tiết là các tế bào có màng bằng cellulose. Chức năng của mô tiết là tạo ra các dịch chất bã cây như: nhựa, mủ, tinh dầu… Tùy theo hình thái và phân hóa, mô tiết được chia làm 2 loại:
Mô biểu bì tiết: Phần mô tiết ra tinh dầu hoặc resin.
Mô lông tiết: Tế bào biểu bì mọc dài ra tiết ra tinh dầu. Lông tiết sẽ có cấu tạo 1 chân và 1 đầu.
Phân loại và vai trò của mô ở động vật, con người
Để hiểu rõ hơn mô là gì, bạn cần tìm hiểu thêm về mô ở động vật. Trong hệ thống sinh học, cơ thể người và động vật là một hệ thống toàn vẹn và thống nhất. Cơ thể này được chia thành nhiều tổ chức với mức độ khác nhau từ nhỏ đến lớn lần lượt là phân tử - tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan. Nếu tế bào là đơn vị sống cơ bản thấp nhất thì mô động vật là tập hợp của các tế bào cùng cấu tạo để thực hiện chức năng thống nhất.
Ở cơ thể động vật và con người, mô được được phân chia thành 4 loại bao gồm: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
Mô biểu bì
Đây là các tế bào xếp rất sát với nhau và bao phủ bên ngoài cơ thể. Mô biểu bì ở động vật và người là: da hoặc các tế bào ở lớp ngoài của các bộ phận rỗng như bóng đái, dạ con, ống hệ… Mô biểu bì của các cơ quan này có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết chất thải. Qua cơ chế thẩm thấu, các loại mô này có thể lấy chất dinh dưỡng từ bên ngoài để nuôi dưỡng và loại bỏ chất thải không tốt ra ngoài để bảo vệ cơ thể.
Vị trí của mô biểu bì
Mô liên kết
Mô liên kết có mặt ở hầu kết các bộ phận cơ quan của cơ thể. Đối với cấu tạo và chức năng của cơ thể người và động vật, mô liên kết được chia làm 2 loại chính là liên kết đậm cơ học và liên kết dinh dưỡng:
Mô liên kết đệm cơ học: Là dạng mô sợi, mô sụn và mô xương. Trong đó, mô sợi vừa mang chức năng là đệm cơ học vừa chuyển dẫn các chất dinh dưỡng .
Mô liên kết dinh dưỡng: Là các tế bào máu, bạch huyết. Chức năng chính của mô liên kết dinh dưỡng là vận chuyển dưỡng chất nuôi cơ thể.
Mô cơ
Với đặc tính co giãn, mô liên kết có chức năng tạo nên sự vận động của cơ thể. Trong cơ thể của cả người và động vật, mô liên kết được chia làm 3 loại:
Mô cơ vân: Là các sợi cơ có khả năng co lại và phình to ra để khiến cơ thể cử động dưới sự kích thích của hệ thần kinh.
Mô cơ trơn: Là hệ thống các cơ cấu tạo nên mạch máu và các nội quan của cơ thể. Chức năng của mô cơ trơn là tạo nên các cử động ngoài ý muốn của cơ thể.
Mô cơ tim: Là loại mô chỉ phân bố ở tim. Cấu tạo của mô cơ tin có phần tương tự như mô cơ vân. Tuy nhiên, chức năng của mô cơ này là thực hiện các hoạt động co bóp của tim. Về cơ chế hoạt động, mô cơ tim là hoạt động ngoài ý muốn giống với mô cơ trơn.
Mô thần kinh
Mô thần kinh hay còn được gọi với cái tên khác nơron thần kinh. Thực tế, mô thần kinh còn bao gồm cả các tế bào thần kinh đệm. Các mô thần kinh giữ một vai trò quan trọng trọng hoạt động sống của động vật và con người.
Mô thần kinh
Chức năng chính của các nơron thần kinh là tiếp nhận kích thích từ môi trường. Sau đó, xử lý kích thích và chi phối hoạt động của cơ quan khác nhằm giúp cơ thể thích ứng với môi trường.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về mô là gì, phân loại và vai trò của các loại mô trong cơ thể. Để tìm hiểu thêm về thuật ngữ sinh học phổ biến khác, bạn có thể theo doi Hieuluat ngay nhé!