hieuluat
Chia sẻ email

Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì?

Kỉ luật là gì? Dân chủ là gì? Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì? Hãy theo dõi hết bài chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về mối quan hệ này nhé.

Mục lục bài viết
  • Khái niệm kỷ luật và dân chủ là gì?
  • Khái niệm kỉ luật là gì?
  • Khái niệm dân chủ là gì? 
  • Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì? 
  • Ý nghĩa mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ

Khái niệm kỉ luật và dân chủ là gì?

Kỉ luật và dân chủ là hai khái niệm quen thuộc

Kỉ luật và dân chủ là hai khái niệm quen thuộc

Khái niệm kỉ luật là gì?

Kỉ luật là những quy tắc, quy định chung do tổ chức đặt ra và yêu cầu mọi thành viên trong tổ chức đó phải tuân thủ. Mục đích của kỉ luật trong tổ chức là tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động của tổ chức nhằm giúp cho công việc đạt hiệu quả và chất lượng.

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều có những quy định, văn hóa kỉ luật riêng, để nhân viên thực hiện và tuân thủ trên tinh thần tự giác. Nếu thành viên vi phạm kỉ luật sẽ bị xử phạt theo quy định của tổ chức đó.

Trong cơ quan, tổ chức nhà nước thì kỉ luật là những quy định khuôn mẫu nhất định và bắt buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ. Nếu cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện hoặc vi phạm quy tắc đó thì sẽ bị xử lý kỉ luật theo quy định.

Kỉ luật cá nhân là những yêu cầu do chính bản thân tự đặt ra và thực hiện để có thể đạt được mục tiêu và các kế hoạch đề ra cũng như phát triển bản thân đúng định hướng.

Ngoài ra, kỉ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý.

Biểu hiện của kỉ luật là:

  • Công dân chấp hành các quy định của nhà nước: đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không sử dụng rượu bia khi lái xe; xe máy, mô tô không được vượt đèn đỏ;…

  • Học sinh đi học phải tuân theo quy định của nhà trường như: Đi học đúng giờ; Mặc đồng phục khi đến trường; làm bài tập trước khi đến lớp…

  • Nhân viên chấp hành các quy nội của doanh nghiệp: Đi làm đúng giờ; nộp công việc đúng hạn;...

Khái niệm dân chủ là gì? 

Dân chủ là một chế độ chính trị mà trong đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu cử trực tiếp hoặc thông quan đại diện.

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội nhằm thiết lập và duy trì các nguyên tắc bình đẳng về giới tính, dân tộc, cũng như thừa nhận quyền con người, quyền tự do cá nhân.

Ngoài ra dân chủ còn được hiểu là mọi người được quyền làm chủ các công việc của tập thể, xã hội; có quyền được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát tất cả các công việc chung của tập thể, xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.

Các dạng dân chủ bao gồm dân chủ trực tiếp, dân chủ nửa trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Tính dân chủ được biểu hiện:

  • Người dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.

  • Người dân được tự do kinh doanh, sinh sống hay học tập trong phạm vi của pháp luật.

  • Trường học: Mỗi học sinh đều được quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch trong năm học của lớp.

  • Doanh nghiệp, cơ quan: Nhân viên, cán bộ được quyền tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng các kế hoạch của tổ chức, cơ quan, hay góp ý cho quản lý, lãnh đạo….

Nhân viên có quyền đóng góp ý kiến trong các cuộc thảo luận

Nhân viên có quyền đóng góp ý kiến trong các cuộc thảo luận

Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì? 

Bất cứ ai cũng biết, dân chủ và kỉ luật là yếu tố quan trọng trong một tổ chức, cộng đồng hay xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì?

Dân chủ và kỉ luật có tác động qua lại với nhau và mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là:

  • Dân chủ để cho mọi người được thể hiện và đóng góp ý kiến, xây dựng công việc cùng nhau, còn kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được phát huy ổn định.

  • Thực hiện tốt tính dân chủ và kỉ luật giúp mọi người phát huy được khả năng của mình từ đó các công việc được nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng và xây dựng được thêm nhiều mối quan hệ xã hội.

Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là giúp tổ chức, doanh nghiệp tạo nên sức mạnh tập thể.

  • Bởi tính dân chủ nên mỗi người có thể đóng góp ý kiến, xây dựng một tập thể vững mạnh có sự đồng nhất, thống nhất về hành động mà vẫn đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng và văn minh trong tổ chức đó.

  • Tính kỉ luật sẽ tạo nên sự đồng nhất về mặt tổ chức và có thể đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Những quy định, quy tắc, nội quy của kỉ luật giúp tập thể luôn tự giác và chủ động thực hiện, từ đó xây dựng nên một tập thể phát triển vững mạnh.

  • Dân chủ và kỉ luật có sự tác động lẫn nhau và hỗ trợ qua lại cho nhau. Nên khi tập thể có cả hai yếu tố dân chủ và kỉ luật cùng tồn tại song song thì tập thể đó sẽ tồn tại, ổn định và phát triển vững mạnh.

Thế nên, dù là cá nhân hay tổ chức xã hội, cộng đồng đều cần có tính kỉ luật và dân chủ, bởi vì trong môi trường xã hội chúng sẽ giúp mọi người phát triển tốt hơn.

Như vậy, mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là để dân chủ được đảm bảo thực hiện thì cần có kỉ luật làm điều kiện.

Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là giúp tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là giúp tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể

Ý nghĩa mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ

Ý nghĩa mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là cơ hội cho mọi người phát triển và tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động và ý chí từ đó hiệu quả, chất lượng công việc được nâng cao.

Ý nghĩa của mối quan hệ này chúng ta sẽ thấy rõ hơn trong các đơn vị, tổ chức, xã hội hay trong nhóm tập thể. Khi tính dân chỉ và kỉ luật được vận dụng sẽ phát huy tác dụng thì tất cả công việc của một tổ chức hay nhóm người sẽ có thấy được hiệu quả rõ nhất.

Ví dụ đơn giản như khi một nhóm bạn rủ nhau đi du lịch, khi cùng nhau bàn bạc, đóng góp ý kiến, kế hoạch và thống nhất với nhau về phương án đó thì cả nhóm sẽ có nhóm đi chơi thoải mái, vui vẻ và ý nghĩa hơn. Ngược lại nếu như chỉ có một người sắp xếp và quyết định cho cả chuyến đi thì sẽ có cá nhân thích và không thích những điều đó, từ đó chuyến du lịch sẽ mất đi ý nghĩa.

Bởi thế, mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ càng khăng khít chặt chẽ thì những việc của một nhóm sẽ càng suôn sẻ và kết quả tốt đẹp. Hoặc trong mối quan hệ khi mọi người đều bình đẳng và hai bên đều hiểu được nguyên tắc của nhau thì mối quan hệ đó luôn bền vững, khăn khít hơn.

Như vậy, trong tất cả các mối quan hệ đều cần có sự dân chủ và kỉ luật đi cùng nhau thì mối quan hệ mới bền vững và tốt đẹp hơn.

Bài viết Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là gì đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về tính dân chủ và kỉ luật cũng như mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ. Hy vọng những chia sẻ kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm

X