Chúng ta thường xuyên tìm kiếm thông tin trên các website. Vậy những câu hỏi thường được đặt ra như: Website là gì? Mỗi website bắt buộc phải có những thành phần nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé.
Website là gì?
Website chính là một trang thông tin điện tử, một nơi lưu trữ thông tin trên internet. Các thông tin được lưu trữ bởi nhiều trang khác nhau, chúng có thể chuyển hóa linh động dựa trên liên kết.
Website cho phép chúng ta truy cập vào xem hoặc đăng tải những nội dung bài viết, hình ảnh, các video, tài liệu… nếu được sự cho phép của chủ sở hữu website đó.
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vào các website để tìm kiếm các thông tin cần thiết thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Cốc Cốc,...
Mỗi trang của website chứa thông tin nội dung khác nhau nhằm mục đích đáp ứng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tin tức, sản phẩm của người dùng.
Ví dụ về một số website: Hieuluat.vn, Facebook.com,...
Phân loại các loại website phổ biến hiện nay:
Theo cấu tạo và cách thức hoạt động: bao gồm có 2 loại
Website động: các thông tin sẽ được số liệu hóa tổ chức thành các cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu hóa thường trình bày thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video…
Website tĩnh: các trang thông tin mà dữ liệu của nó hầu như sẽ không bị thay đổi thường xuyên. Các thông tin thường chủ yếu được hiện diện dưới dạng văn bản.
Theo mục đích cần sử dụng:
Website thương mại điện tử: đây là loại website nổi bật trong thời gian gần đây. Một số ví dụ: Shopee.vn, Lazada.vn, …
Website tin tức: các website dùng để cập nhật các tin tức mới hằng ngày. Ví dụ: 24h.com.vn, vietnamnet.vn, vnexpress.net, …
Blog: các blog thường dùng để xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ các thông tin hữu ích, giới thiệu một số dịch vụ…
Diễn đàn: nơi mọi người có thể giao lưu, trao đổi thông tin…
Website doanh nghiệp: hầu hết các công ty đều sở hữu cho mình những website riêng. Loại website này dùng để giới thiệu về công ty, cũng như các dịch vụ mà công ty cung cấp.
Mỗi website bắt buộc phải có những thành phần nào?
Một website để có thể đảm bảo hoạt động hoàn chỉnh, hiệu quả nhất để mang lại thông tin cho người dùng thì phải kết hợp các thành phần với nhau.
Mỗi website bắt buộc phải có những thành phần: Domain (tên miền), Hosting, Mã nguồn, Nội dung. Nếu thiếu một trong các thành phần thì một website không thể nào hoạt động bình thường được. Vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thành phần của một website.Các thành phần tạo nên một website (nguồn:internet)
Domain (tên miền)
Thành phần quan trọng bắt buộc phải có đầu tiên là tên miền. Vậy tên miền là gì?
Tên miền chỉ đơn giản là một địa chỉ, đường liên kết dẫn đến website. Một địa chỉ mà người truy cập phải sử dụng để tìm ra website trên mạng lưới internet rộng lớn.
Thao tác đơn giản là khi bạn gõ một tên miền vào trình duyệt web thì ngay lập tức nó sẽ dẫn bạn đến website thuộc tên miền đó. Và không có tên miền nào trùng nhau, mỗi một tên miền sẽ chỉ dẫn đến một website duy nhất.
Tên miền còn có tác dụng để thay thế một IP dài thành tên dễ nhớ và thông dụng hơn.
Mỗi website bắt buộc phải có tên miền, nếu như không có tên miền thì website không thể nào hoạt động được. Ví dụ như, bạn hãy tưởng tượng nếu như cửa hàng của bạn không có địa chỉ thì làm sao khách hàng có thể biết thông tin về cửa hàng của bạn. Vì vậy, đối với một website tên miền cũng có nhiệm vụ như vậy.
Cấu tạo thành tên miền có 2 thành phần:
Phần tên: bao gồm các chữ cái, các số, ký tự “_”. Ví dụ phần tên thường đặt là tên cửa hàng, công ty, tên thương hiệu, tên website thường liên quan đến phần nội dung...
Phần mở rộng: phía sau dấu “.” . Ví dụ .com, .vn,...
Các loại tên miền cơ bản”
Tên miền quốc tế: Thường có phần mở rộng là .com, .net, ....
Tên miền quốc gia Việt Nam: Phần mở rộng .vn, .net.vn, .edu.vn, ….
Các loại tên miền phải được đăng ký theo đúng quy định cũng như quy trình.
Một vài điều cần lưu ý khi đặt tên miền:
Tên miền nên ngắn gọn, dễ nhớ, tốt nhất nên đặt tên miền liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
Không được chứa các ký tự đặc biệt hoặc là các khoảng trống.
Đặt tên nên rõ ràng, nếu không sẽ gây nên các nhầm lẫn không mong muốn.
Xem xét lịch sử tên miền đã từng được sử dụng hay chưa.
Ưu tiên chọn các tên miền có phần mở rộng .com.
Hosting
Nếu ta ví von tên miền là địa chỉ cửa hàng thì hosting chính là mảnh đất đặt cửa hàng đó. Nơi đây chính xác là một không gian lưu trữ các thông tin dữ liệu được chia nhỏ từ các server. Cung cấp không gian giúp bạn có thể đăng tải các thông tin lên website, cũng như giúp website duy trì hoạt động trong 24 giờ mỗi ngày.
Những dữ liệu được lưu trữ nơi đây là toàn bộ dữ liệu của website bao gồm các thông tin, email,....Nếu không có hosting, website sẽ không thể xuất hiện và không thể tiếp cận được với người dùng.
Khác với tên miền, hosting có thể được mua hoặc thuê tùy vào nhu cầu sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của hosting:
Phía nhà cung cấp: bên cung cấp sẽ chuẩn bị các server sau đó chia nhỏ thành các hosting tạo một không gian lưu trữ giữ liệu cho người dùng.
Phía người dùng: người dùng chỉ việc đăng tải các files tài liệu lên hosting.
Một số loại hosting phổ biến:
Shared hosting
Dedicated hosting
- WordPress hosting…
Không gian lưu trữ của hosting (nguồn: internet)
Source code (mã nguồn)
Một thành phần không thể thiếu tiếp theo mà mỗi website bắt buộc phải có đó chính là mã nguồn.
Mã nguồn là tập hợp của rất nhiều dòng lệnh khác nhau được các lập trình viên viết ra giúp tạo ra những tác vụ, giao diện mà người dùng có thể thực hiện ngay trên website.
Nếu tên miền là địa chỉ, hosting là mảnh đất đặt cửa hàng vậy mã nguồn chính là khung xương, hình dạng cấu trúc của cửa hàng. Muốn thu hút nhiều khách hàng phải thiết kế được một giao diện đẹp, có cấu trúc chuẩn thì mới được nhiều người biết đến.
Mã nguồn sẽ tạo ra các câu lệnh tương ứng với mục đích các hành động của một khách hàng khi truy cập vào một website cụ thể. Ví dụ như: “thêm vào giỏ hàng” đối với các trang có nhu cầu mua sắm, “tìm kiếm thêm thông tin tại”, “tải xuống”, “truy cập để biết thêm”, …Việc này sẽ tạo sự thuận lợi cho người truy cập.
Có 2 loại mã nguồn:
Mã nguồn mở: là các dòng lệnh được công khai, cho phép mọi người có thể dễ dàng tải xuống để sử dụng, chỉnh sửa tùy theo mục đích riêng.
Mã nguồn đóng: còn chính là mã nguồn thương mại, được thiết kế theo những yêu cầu được đưa ra cụ thể.
Nội dung
Nội dung chính là thành phần cuối cùng mà mỗi website bắt buộc phải có, cũng là một phần khá quan trọng nhưng rất nhiều người không quan tâm để ý đến gần như không quan tâm.
Đây chính là mảnh ghép cuối cùng của cửa hàng, thành phần không thể thiếu, đồ trang trí nội thất trong cửa hàng.
Nói một cách chính xác thì nội dung là tất cả thông tin dữ liệu về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cần cung cấp cho khách hàng. Chúng có thể được trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…để giới thiệu đến người truy cập.
Nội dung không chỉ đơn thuần là sự copy, sao chép mà nội dung cần mang tính sáng tạo, các nét đặc trưng riêng. Mỗi website sẽ xây dựng cho mình mỗi hướng đi riêng, tìm hiểu, mang lại những thông tin bổ ích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng thông tin kiến thức cho người truy cập.
Xây dựng nội dung trên website (nguồn: internet)