hieuluat
Chia sẻ email

[Giải đáp] Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở điểm nào?

Tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu của nước ta trong các chính sách kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế bền vững là gì? Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở điểm nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho những vấn đề trên nhé!

Khái niệm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế bền vững

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia bình quân đầu người (PCI) trong thời gian nhất định (thường là quý hoặc năm)

2 quá trình quyết định sự tăng trưởng kinh tế là: sự tích lũy tài sản (vốn, đất đai, lao động) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn.

Tăng trưởng kinh tế bền vững là duy trì trạng thái phát triển liên tục trong thời gian dài. Thực tế là có những nền kinh tế khởi đầu khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng sản xuất công nghiệp cao,..nhưng thời gian duy trì sự phát triển này không lâu. Sau một thời gian ngắn thì nền kinh tế này tỏ ra “hụt hơi”, “mất đà”, tăng trưởng chậm thậm chí là suy thoái, đó là biểu hiện của phát triển kinh tế không hiệu quả và không bền vững.

Tăng trưởng kinh tế bền vững không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người mà phải gắn với yếu tố phát triển bền vững cả 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở điểm nào?

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế hợp lý.

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là nền kinh tế đáp ứng đủ các yêu cầu:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì được trong thời gian dài

  • Sự phát triển có hiệu quả được thể hiện qua năng suất lao động; năng suất tài sản; hệ số, hiệu quả sử dụng vốn ổn định, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TPF) cao.

  • Tính cạnh tranh của nền kinh tế cao.

  • Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo và nâng cao đời sống xã hội.

  • Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát triển môi trường sinh thái.

một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở đâu?

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở điểm nào? (nguồn: internet)

Khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là một trong hai biểu hiện của một nền kinh tế phát triển bền vững.

Khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ số cho biết sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia bình quân đầu người (PCI) là nhanh hay chậm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng phần trăm thể hiện tốc độ thay đổi GDP hoặc GNP của một quốc gia từ năm này sang năm khác. Chỉ số GNP được ưu tiên hơn nếu nền kinh tế của quốc gia đó phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập nước ngoài.

Các chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP (hay tổng sản phẩm quốc nội) là giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng - nghĩa là hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng cuối cùng được sản xuất tại một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như một quý hoặc một năm). GDP bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên lãnh thổ của một quốc gia, kể cả khi hàng hóa và dịch vụ đó do công dân nước ngoài sản xuất.

GNP (Tổng sản phẩm quốc gia) là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một thời kỳ nhất định bằng các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu của dân cư một quốc gia. GNP được tính bằng cách lấy tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chi tiêu chính phủ, đầu tư tư nhân trong nước, xuất khẩu ròng và bất kỳ thu nhập nào mà cư dân kiếm được từ đầu tư ở nước ngoài, sau đó trừ đi thu nhập mà cư dân nước ngoài kiếm được.

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.

Khái niệm cơ cấu kinh tế

“Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tế khác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng”

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những thay đổi trong các bộ phận cấu thành của nền kinh tế sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lực lượng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế là:

  • Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý và khí hậu.

  • Trình độ của lực lượng sản xuất, lao động.

  • Sự phát triển của công nghệ và cơ sở hạ tầng kinh tế.

  • Các yếu tố văn hóa - xã hội.

  • Các cơ chế chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

  • Cơ cấu thành phần kinh tế.

Các thành phần của cơ cấu kinh tế

  • Cơ cấu ngành kinh tế:

    • Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế mà trong đó những bộ phận hợp thành là một ngành hoặc một nhóm ngành kinh tế.

    • Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành kinh tế. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.

Cơ cấu ngành kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2022

Cơ cấu ngành kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2022 (nguồn: internet)

  • Những nội dung được thể hiện thông qua cơ cấu ngành kinh tế là:

    • Số lượng các ngành được hình thành: Sự phân công lao động xã hội sẽ tạo ra ngày càng nhiều những ngành kinh tế mới.

    • Mối quan hệ về số lượng giữa các ngành kinh tế: Thể hiện ở tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế.

    • Mối quan hệ về chất lượng: Phản ánh vị trí và tầm quan trọng của từng ngành.

  • Nhìn chung, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động mà mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trên cả phương diện chất lượng và số lượng đều có sự biến đổi thường xuyên và ngày càng phức tạp hơn.

  • Theo phân loại của Liên Hợp Quốc, có 3 nhóm ngành kinh tế, đó là:

    • Nông - lâm - ngư nghiệp.

    • Công nghiệp - xây dựng.

    • Dịch vụ.

  • Cơ cấu thành phần kinh tế

    • Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nhất định, từ đó hình thành nên những hình thức tổ chức kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành nền kinh tế nhiều thành phần.

    • Nước ta có bốn thành phần kinh tế bao gồm: Nhà nước, tập thể, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

    • Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận của nó là một thành phần kinh tế. Có thể xem xét cơ cấu thành phần kinh tế trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế hoặc theo từng ngành kinh tế, từng lãnh thổ.

    • Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong sự phát triển kinh tế của đất nước hoặc trong từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

  • Cơ cấu lãnh thổ

    • Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, bên cạnh cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Các đơn vị hành chính, tài nguyên, dân cư và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu lãnh thổ.

    • Dựa vào cơ cấu lãnh thổ để định hướng chính sách và đưa ra các quyết định kinh tế, cơ cấu lãnh thổ càng hợp lý thì kinh tế càng phát triển.

Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý

Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế phát huy được hết mọi tiềm năng nội lực của nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế.

thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lýThế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý (nguồn: internet)

Cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu:

  • Phù hợp với các quy luật khách quan trên các phương diện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội.

  • Thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tiến tới sự phát triển bền vững.

  • Gắn liền với xu thế chung của khu vực và của thế giới.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi “Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở những điểm nào?” Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết quý bạn đọc vui lòng liên hệ Hieuluat.vn để được giải đáp chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

X