hieuluat
Chia sẻ email

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là một quá trình bắt buộc cần có để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì? và những quy định trong cạnh tranh như thế nào? Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Cạnh tranh là gì? Cho ví dụ
  • Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
  • Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay
  • Một số quy định về cạnh tranh cần tuân thủ 
  • Một số câu hỏi thường gặp về cạnh tranh

Giải đáp thắc mắc Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là gì? Cho ví dụ

Cạnh tranh là những hoạt động ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Tại đó, họ sử dụng các phương thức, thủ thuật trong kinh doanh để tranh giành khách hàng, điều kiện sản xuất, phân khúc thị trường mang lại lợi ích cao nhất cho tổ chức.

Theo từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn hoặc phần thắng về mình giữa những chủ thể hoạt động kinh doanh với cùng mục đích đạt được lợi ích như nhau.

Trong kinh tế học, cạnh tranh là quá trình tranh đấu được tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm đạt được mục đích, mục tiêu về lợi ích kinh tế. Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế, xã hội và là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh.

Ví dụ: Một ví dụ cho việc cạnh tranh nổi tiếng là giữa Samsung và Apple. Hai hãng công nghệ liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới tích hợp các công nghệ tiên tiến nhằm thu hút khách hàng. Nổi bật trong thời gian gần đây Samsung đã cải tiến tính năng đo số BMI và theo dõi huyết áp tích hợp trong đồng hồ có độ chính xác cao nhằm cạnh tranh với các sản phẩm Apple watch đang thịnh hành.

Cạnh tranh là một quá trình thiết yếu cho sự phát triển của kinh tế - xã hội

Cạnh tranh là một quá trình thiết yếu cho sự phát triển của kinh tế - xã hội

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành được nhiều lợi nhuận hơn về cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, cạnh tranh còn nhằm để đạt được các mục đích sau:

  • Giành được uy tín đối với khách hàng và đối tác: Uy tín là một tài sản vô giá đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà không thể mua được bằng tiền. Để tạo dựng được uy tín cao đối với khách hàng và đối tác, doanh nghiệp cần phải xây dựng trong thời gian dài với những sản phẩm luôn có tính đổi mới và chất lượng.
  • Giành được nhiều cơ hội kinh doanh “béo bở” và hạn chế được tối đa các rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh: Các tổ chức, doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành được nhiều cơ hội kinh doanh tốt và đồng thời giúp giảm được đến mức tối đa những rủi ro khi đầu tư, kinh doanh.

  • Từ áp lực hình thành nên động lực: Cạnh tranh tạo ra một áp lực, sức ép lớn. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần lấy đó làm động lực để không ngừng phát triển và thay đổi về các mặt trong kinh doanh.

  • Sự tồn tại trong thị trường: Cạnh tranh là con đường duy nhất để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Bởi lẽ, khi thị trường đã bị một bên khác chiếm, các tổ chức, doanh nghiệp khác phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong lĩnh vực này.

Các hoạt động trong kinh doanh đều hướng tới một mục tiêu chung là lợi nhuận

Các hoạt động trong kinh doanh đều hướng tới một mục tiêu chung là lợi nhuận

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Cạnh tranh là quá trình quan trọng và cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các vai trò của cạnh tranh là:

  • Cạnh tranh là động lực giúp kinh tế phát triển: Để có được một chỗ đứng trong thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải trang bị đủ sức mạnh kinh tế và kỹ năng kinh doanh cho cuộc chạy đua tranh giành lợi ích này. Đây vừa là thách thức lớn, vừa là động lực to lớn giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực bứt phá, phát triển.

  • Cạnh tranh giúp khoa học, kĩ thuật phát triển: Áp dụng các kỹ thuật, khoa học tiên tiến giúp cho các sản phẩm và việc kinh doanh của công ty, doanh nghiệp tốt hơn. Các đối thủ cạnh tranh sẽ không ngừng tìm kiếm, phát triển những kỹ thuật, khoa học nhằm đuổi kịp và đạt được nhiều lợi luận hơn.

  • Cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng: Khi cạnh tranh càng khốc liệt, người tiêu dùng sẽ càng có thêm nhiều lợi ích. Bởi vì, để đạt được nhiều sự uy tín và lợi nhuận từ người tiêu dùng, các công ty, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và giảm giá thành sản phẩm cũng như là nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

  • Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp sử dụng, tận dụng nguồn lực một cách tối ưu nhất: Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực của tổ chức vào kinh doanh để không bị thất thoát hay lãng phí.

Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và xã hội

Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và xã hội

Một số quy định về cạnh tranh cần tuân thủ 

Căn cứ vào Luật cạnh tranh 2018, một số quy định về cạnh tranh mà các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ là:

- Theo Điều 5 Luật cạnh tranh 2018 quy định quyền và nguyên tắc cạnh tranh như sau:

+ Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

+ Hoạt động cạnh tranh cần được thực hiện dựa trên nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh. Không được xâm phạm vào các lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền là lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Theo Điều 8 Luật cạnh tranh 2018 các hành vi trong cạnh tranh bị ngăn cấm là:

+ Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh có quy định trong pháp luật.

  • Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
  • Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
  • Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

+ Các tổ chức, cá nhân cần cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Pháp luật Việt Nam có quy định về cạnh tranh trong Luật cạnh tranh 2018

Pháp luật Việt Nam có quy định về cạnh tranh trong Luật cạnh tranh 2018

Một số câu hỏi thường gặp về cạnh tranh

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp phải có liên quan đến cạnh tranh như sau:

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, tổ chức cùng kinh doanh một loại mặt hàng hoặc có phân khúc khách hàng giống nhau hoặc đưa ra cùng loại sản phẩm với cùng mức giá.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là các yếu tố giúp cho tổ chức. doanh nghiệp trở nên nổi bật và nổi trội hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác. Khi sử dụng lợi thế cạnh tranh, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những bước đi vững chắc và chiếm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận được nhiều lợi nhuận hơn từ việc có được chỗ đứng trên thị trường.

Kết luận

Trên đây là mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến chủ đề này.

Có thể bạn quan tâm

X