hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 19/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nghiên cứu khoa học là gì? Mục đích, phương pháp nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực khoa học. Nghiên cứu khoa học giúp khám phá nguồn kiến thức mới, kỹ thuật mới để đưa vào thực tiễn cuộc sống con người. Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về nghiên cứu khoa học là gì?, mục đích và các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Mục lục bài viết
  • Nghiên cứu khoa học là gì?
  • Khái niệm nghiên cứu khoa học
  • Phân loại nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu khoa học để làm gì?
  • Phương pháp của nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ngày nay, việc hiểu nghiên cứu khoa học là gì và tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học là nghĩa vụ của con người trong đóng góp và xây dựng đời sống!

Khái niệm nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm hiểu, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm những điều mà khoa học chưa biết. Thông qua các số liệu, tài liệu có được từ việc nghiên cứu để phát hiện ra những kiến thức mới, kỹ thuật mới nhằm nâng cao đời sống con người và xã hội.

Phân loại nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học có thể phân loại theo 3 cách sau:

Dựa trên chức năng nghiên cứu

  • Nghiên cứu mô tả (tên Tiếng Anh là Descriptive research): Nghiên cứu khoa học nhằm đưa các kiến thức mới giúp con người có thể phân biệt được các sự vật, hiện tượng xung quanh.

Ví dụ như: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi ghé thăm thành phố biển Vũng Tàu.

  • Nghiên cứu giải thích (tên Tiếng Anh là Explanatory research): Nghiên cứu khoa học nhằm làm rõ các quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng và các quá trình vận động của sự vật, hiện tượng đó.

Ví dụ như: Nghiên cứu những lý do khiến thế hệ Genz thường xuyên “nhảy việc”.

  • Nghiên cứu dự báo (tên Tiếng Anh là Anticipatory research): Nghiên cứu khoa học nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các sự vật, hiện tượng trong tương lai.

Ví dụ như: Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của người Việt trong 1 năm tới.

  • Nghiên cứu sáng tạo (tên Tiếng Anh là Creative research): Nghiên cứu khoa học nhằm sáng tạo ra các quy luật, sự vật mới.

Ví dụ như: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả thi THPTQG môn Văn với thời gian xem truyền hình của học sinh lớp 12.

Dựa trên tính chất của sản phẩm nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ bản (tên Tiếng Anh là Fundamental research): Nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện ra thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ như: Tìm hiểu những nguyên nhân khiến giới trẻ Việt Nam ưa chuộng điện thoại Iphone.

  • Nghiên cứu ứng dụng (tên Tiếng Anh là Applied research): Nghiên cứu khoa học vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích về các sự vật, hiện tượng; nhằm tạo ra giải pháp, quy trình công nghệ, sản phẩm mới để đưa vào thực tiễn đời sống.

Ví dụ như: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

  • Nghiên cứu triển khai (tên Tiếng Anh là Implementation research): Nghiên cứu khoa học vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tiến hành tổ chức triển khai, thực hiện ở quy mô thử nghiệm.

Ví dụ như: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về mặc đồng phục của sinh viên tại khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐHNH TPHCM.

Dựa trên lĩnh vực nghiên cứu

Theo mẫu đề tài NCKH cấp bộ của BGD&ĐT, nghiên cứu khoa học có thể được phân loại theo 7 lĩnh vực chính:

  • Lĩnh vực tự nhiên

  • Lĩnh vực xã hội-nhân văn

  • Lĩnh vực giáo dục

  • Lĩnh vực kỹ thuật

  • Lĩnh vực nông-lâm-ngư

  • Lĩnh vực y dược

  • Lĩnh vực môi trường

Nghiên cứu khoa học là gì là một thuật ngữ khá phổ biến trong nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học là gì là một thuật ngữ khá phổ biến trong nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học để làm gì?

Nghiên cứu khoa học khám phá ra những tri thức mới đóng góp to lớn trong sự phát triển của nhân loại. Thông qua các nghiên cứu, việc nghiên cứu khoa học giúp chúng ta tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng và quá trình vận động, phát triển của chúng.

Tích lũy tri thức từ các bài nghiên cứu khoa học, con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hiểu được nghiên cứu khoa học là gì chính là nghĩa vụ của con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại.

Nghiên cứu khoa học là điều tất yếu trong quá trình học tập và làm việc

Nghiên cứu khoa học là điều tất yếu trong quá trình học tập và làm việc

Phương pháp của nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương thức, công cụ mà người thực hiện nghiên cứu ứng dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Để nghiên cứu khoa học, thì đầu tiên người thực hiện nên tìm hiểu xem phương pháp của nghiên cứu khoa học là gì?

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 2 phương pháp chính:

  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp này chủ yếu thu thập các nguồn thông tin từ các sách báo, tài liệu. Bằng tư duy logic, người thực hiện nghiên cứu sử dụng các thông tin đó nhằm rút ra kết luận cụ thể.

  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Ở phương pháp này, người thực hiện nghiên cứu tác động trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu có trong thực tiễn. Từ đó làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động, phát triển của đối tượng.

Nhờ vào việc tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, người thực hiện nảy sinh các ý tưởng và đề xuất nghiên cứu sáng tạo.

Người thực hiện cần ứng dụng phương pháp nghiên cứu nhất quán

Các thuật ngữ thường gặp trong nghiên cứu khoa học

Ngoài việc nắm rõ các thông tin về nghiên cứu khoa học là gì, người thực hiện nghiên cứu khoa học nên tìm hiểu thêm về các thuật ngữ thường gặp.

Dự án nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research project) là một hình thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học do cá nhân hoặc nhóm người thực hiện để đưa ra giải pháp cho một vấn đề nào đó.

Chủ đề nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research topic) là một lĩnh vực hoặc vấn đề cụ thể được đặt ra dựa trên cơ sở của đề tài nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research focus) là mục đích, bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng được quan tâm trong nghiên cứu đó.

Mục tiêu nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research objective) là những điều cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định trước đó. Mục tiêu nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”.

Khách thể nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research population) là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu đã được xác định.

Ví dụ như bạn nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam thì khách thể nghiên cứu ở đây sẽ là người dân Việt Nam.

Đối tượng khảo sát (hay tên Tiếng Anh là research sample) là một mẫu đại diện cụ thể của khách thể nghiên cứu.

Tiếp tục với ví dụ trên, đối tượng khảo sát sẽ là những người cụ thể mà bạn chọn để làm khảo sát.

Phạm vi nghiên cứu (hay tên Tiếng Anh là research scope) là giới hạn về phạm vi của đối tượng nghiên cứu, thời gian, không gian và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Để nghiên cứu hiệu quả cần nắm rõ các thuật ngữ nghiên cứu khoa học

Để nghiên cứu hiệu quả cần nắm rõ các thuật ngữ nghiên cứu khoa học

Quy trình nghiên cứu khoa học hiệu quả

Một bài nghiên cứu hiệu quả cần phải thật logic và đi theo một quy trình nghiên cứu cụ thể. Thông thường, người nghiên cứu cần đi theo 7 bước sau đây:

• Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu khoa học

Hiểu rõ được nghiên cứu khoa học là gì sẽ giúp bạn dễ dàng xác định đề tài, nhiệm vụ, đối tượng, mục tiêu và mục đích nghiên cứu.

• Bước 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu khoa học

Người thực hiện tổng hợp các công trình nghiên cứu sẵn có, các nguồn thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Thông qua các kết quả này, họ sẽ tiếp tục hoàn thiện các vấn đề nghiên cứu và các giả thuyết được đặt ra.

• Bước 3: Lên ý tưởng thiết kế nghiên cứu khoa học

Ở bước này, người thực hiện cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các phương pháp và công cụ để thu thập dữ liệu, mẫu khảo sát và dự kiến tiến độ nghiên cứu.

• Bước 4: Thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Người thực hiện tiến hành tổ chức thu thập các thông tin dựa trên các phương

pháp và công cụ đã lựa chọn ở bước 3.

• Bước 5: Phân tích dữ liệu đã thu thập trước đó

Sử dụng các công cụ hoặc các phương pháp đặc thù để phân tích và xử lý dữ liệu đã thu thập được ở bước 4.

• Bước 6: Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận

Người thực hiện nghiên cứu tiến hành tổng hợp, khái quát hoá kết quả có được tại bước trên. Từ việc phân tích số liệu, dữ liệu người nghiên cứu có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu và cung cấp các kết luận, đưa ra đề xuất, kiến nghị.

• Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Cuối cùng, người thực hiện nghiên cứu tiến hành lập báo cáo kết quả nghiên cứu để gửi đến các cá nhân, tổ chức quan tâm hoặc chịu trách nhiệm quản lý.

7 bước nghiên cứu khoa học hiệu quả

7 bước nghiên cứu khoa học hiệu quả

Kết luận

Nghiên cứu khoa học là một quy trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian để đạt được thành công. Rất mong những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về nghiên cứu khoa học là gì.

Có thể bạn quan tâm

X