hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 05/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa to lớn trong việc quyết định tầm ảnh hưởng, sức mạnh của Đảng và là kim chỉ nam trong việc xây dựng mọi hoạt động của Đảng. Vậy như thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ? Ý nghĩa của nó là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho các thắc mắc này qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
  • Nguồn gốc
  • Khái niệm
  • Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ
  • Cách thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa như thế nào?

Nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa như thế nào?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của nguyên tắc tập trung dân chủ là quá trình tổng hợp kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng của phong trào xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới và khởi đầu là cuộc cách mạng đầu tiên được thực hiện bởi Các Mác (K.Marx) và Ăng-ghen (F.Engels).

Sau đó, trong tác phẩm “Làm gì?” của Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ được nêu ra lần đầu tiên với nội dung xây dựng bộ máy Đảng theo hình thức cấp dưới phải tuân theo lệnh cấp trên, số ít phải tuân theo số đông và người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với các cử tri đồng thời có thể bị cử tri hạ bệ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ được phát triển bởi Lênin

Nguyên tắc tập trung dân chủ được phát triển bởi Lênin (Ngoài cùng bên phải)

Khái niệm

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc được các tổ chức cộng sản áp dụng nhằm xây dựng một bộ máy điều hành có tính thống nhất trong cách thức hoạt động và mang tính dân chủ giữa các cá nhân thông qua việc tự do bầu cử.

Trong đó:

  • Dân chủ chính là việc nhân dân có quyền bỏ phiếu bầu kín cho các vị trí trong bộ máy chính quyền của nhà nước

  • Tập trung chính là việc các quyền lực, quyền hạn thực thi các nhiệm vụ tổ chức và hoạt động của Đảng được đảm nhiệm bởi một cá nhân hay nhiều cá nhân dưới sự giám sát bởi các cơ quan, tổ chức cấp lớn hơn và không ai được làm trái.

Từ đó, tạo nên nguyên tắc có thể bảo đảm được Đảng được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất và tối đa.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ trong bài báo Dân chủ tập trung được đăng trên Báo Cứu quốc, số 2329 năm 1953 như sau:

  • Dân chủ là việc nhân dân chính là người nắm chính quyền và có quyền bầu ra các đại biểu để thay mặt mình đứng ra thực thi và điều hành chính quyền đó. Tập trung là việc các cơ quan chính quyền phải được tổ chức một cách thống nhất, tập trung.

  • Nguyên tắc dân chủ tập trung chính là các đại biểu đã được nhân dân bầu chọn, từ các cấp Hội đồng nhân dân đến Quốc hội hay Chính phủ, phải tuân thủ theo nguyên tắc số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.
​​Nguyên tắc tập trung dân chủ cho phép bỏ phiếu kín để bầu cử

Nguyên tắc tập trung dân chủ cho phép bỏ phiếu kín để bầu cử

Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự kết hợp hài hòa và phù hợp giữa 2 mặt của hệ thống là tập trung và dân chủ để tạo ra hiệu quả trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

  • Nguyên tắc này giúp cho Đảng quy định về cơ cấu, hình thức của tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng các cơ quan lãnh đạo và các nguyên tắc khác. Nó được xem là phương châm hoạt động của mọi hoạt động, mối quan hệ nội bộ, phương thức làm việc của Đảng.

  • Đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo với trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, Đảng viên để tạo nên một thể thống nhất, phát huy được hết tiềm lực về trí và sức của toàn Đảng.

  • Xây dựng một đội ngũ cán bộ làm việc có kỷ luật, năng suất cao, bởi lẽ, một Đảng vững mạnh là khi có sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và đạo đức. Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ có tầm ảnh hưởng lớn để bảo đảm được việc tổ chức hoạt động đồng bộ, nhất quán từ trung ương tới cơ sở.

  • Đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của mỗi người dân là một trong những ý nghĩa cốt lõi của nguyên tắc này, thông qua việc người dân có quyền dân chủ bầu cử các cử tri mình mong muốn và tin tưởng để đảm nhận các chức trách quan trọng trong bộ máy điều hành nhà nước. Từ đó, thể hiện được sự rõ ràng, minh bạch trong các quyết định quan trọng góp phần phát triển Đảng và nhà nước thêm vững mạnh.
Nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa to lớn đối với các nước cộng sản
​​Nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa to lớn đối với các nước cộng sản

Cách thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

Để thiết lập được một Đảng nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ ở Việt Nam, ta có thể thực hiện theo nội dung của nguyên tắc này được quy định tại Điều 9 trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

  • Tiến hành bầu cử: Trong nguyên tắc tập trung dân chủ, các chức vị, vị trí trong cơ quan lãnh đạo phải được nhân dân bầu cử bằng phương thức bỏ phiếu kín để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và tăng thêm niềm tin cho nhân dân.

  • Các cơ quan lãnh đạo được lập ra phải thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Điều này thể hiện được tính tập trung trong cách quản lý của Đảng nhằm chắc chắn các hoạt động được thực hiện đồng nhất, kỷ luật.

  • Thực hiện tổ chức bộ máy nhà nước theo cấp bậc: Cơ quan lãnh đạo có chức vị cao nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi cấp tại cơ quan là đại hội đại biểu hoặc đại hội Đảng viên,...

  • Các cấp trong tổ chức được quy định quyền hạn theo thứ bậc: Cấp ủy các cấp phải có trách nhiệm về các hoạt động đã thực hiện và báo cáo ở đại hội cùng cấp trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên, mỗi cá nhân phải phục tùng cho tổ chức, các tổ chức của Đảng phải đảm nhận và thực hiện những mệnh lệnh do Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương giao phó.

  • Nghị quyết do các cơ quan lãnh đạo của Đảng đưa ra chỉ có hiệu lực khi hơn một nửa thành viên trong cơ quan đó đồng ý.

  • Quyền biểu đạt ý kiến: Trước mỗi cuộc biểu quyết, các thành viên có quyền biểu đạt ý kiến của mình. Nếu ý kiến của Đảng viên đó được thiểu số tán thành, Đảng viên có quyền bảo lưu quyết định và báo cáo từ cấp ủy cấp trên đến Đại hội đại biểu toàn quốc với điều kiện phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết và không truyền bá xuyên tạc các ý kiến quyết định của Đảng gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Việt Nam là một nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Việt Nam là một nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Cách vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ tại cơ quan, đơn vị 

Bên cạnh những nội dung để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, ta cần phải biết cách vận dụng những điều này vào thực tế tại các cơ quan, đơn vị. Cách vận dụng như sau:

  • Nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cho các cán bộ, lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị.

  • Không ngừng hoàn thiện các quy định về việc thực thi nguyên tắc trong công tác và cụ thể hóa những điều lệ nhằm tạo nên một thế chế chặt chẽ, đồng nhất và phù hợp với sự phát triển không ngừng trong tình hình mới.

  • Quán triệt việc thực hiện một cách nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong các hoạt động điều hành và quản lý ở các cấp lãnh đạo.

  • Tăng cường giám sát và kiểm tra các chương trình, kế hoạch của cán bộ để kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác của cán bộ các cấp.

Kết luận

Trên đây là nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? nó có ý nghĩa như thế nào? Mong rằng, bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin, kiến thức chuẩn xác về khái niệm và các cách thức vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực tế.​

Có thể bạn quan tâm

X