hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước như thế nào?

Nhà nước phương Đông cổ đại là một trong những nhà nước phong kiến đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước như thế nào. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nhà nước phương Đông cổ đại nhé!

Mục lục bài viết
  • Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước có đặc điểm gì?
  • Nhà nước phương Đông cổ đại được hình thành như thế nào?
  • Bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại ra sao?
  • Thành tựu văn hóa - xã hội và kinh tế dưới thời nhà nước cổ đại phương Đông
  • Về văn hóa - xã hội

Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước có đặc điểm gì?

Nhà nước phương Đông cổ đại có các đặc điểm sau đây:

- Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

Đây là nhà nước thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành tập trung. Vua là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như chỉ huy quân đội.

- Nhà nước hình thành sớm tại các lưu vực ven các con sông lớn như: Sông Hằng, sông Nin, sông Ấn, sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang,....

- Nguồn kinh tế chính của nhà nước phương Đông là nông nghiệp:

Các nhà nước phương Đông đầu tiên xuất hiện tại ven các dòng sông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống con người. Những nơi này đất đai màu mỡ, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho người dân để trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.

- Xã hội phân hóa rõ rệt thành hai giai cấp chính là:

+ Giai cấp thống trị bao gồm vua, quý tộc, quan lại

+ Giai cấp bị trị gồm có nông dân, nô lệ, thợ thủ công và nhiều đối tượng khác.

Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước có sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp thống trị và bị trị

Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước có sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp thống trị và bị trị

Nhà nước phương Đông cổ đại được hình thành như thế nào?

Vào cuối thời nguyên thủy, tại lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á và Châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc,.....Dân cư tập trung ngày càng đông bởi nơi đây có những điều kiện thuận lợi cho đời sống con người.

Những nơi này nhiều đất canh tác màu mỡ, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc) tạo điều kiện cho dân cư dễ trồng trọt và chăn nuôi.

Khi nghề nông phát triển và trở thành một ngành chính, xã hội bắt đầu phân hóa người giàu, người nghèo. Lúc đó, nhà nước Phương Đông bắt đầu ra đời. Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III Trước Công nguyên, xã hội có giai cấp và những quốc gia phương Đông xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người được hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Cụ thể, có thể kể đến:

+ Trên lưu vực sông Ấn, vào khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã hình thành.

+Trên lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã ra đời vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

+Trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại đã sống tập trung theo từng công xã.

+ Trên lưu vực sông Hoàng Hà, xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN.

Những quốc gia phương Đông cổ đại đầu tiên được hình thành trên lưu vực các con sông lớn

Những quốc gia phương Đông cổ đại đầu tiên được hình thành trên lưu vực các con sông lớn


Bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại ra sao?

Nhà nước phương đông cổ đại là nhà nước mang tính chất chuyên chế trung ương tập quyền.

Người đứng đầu của một quốc gia phương Đông được gọi là vua. Mọi quyền hành trong đất nước đều tập trung vào tay nhà vua. Đây là người chỉ huy tối cao, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua ở Ai Cập được gọi là Pharaon, ở Lưỡng Hà gọi là Enxi, ở Trung Quốc gọi là Thiên Tử.

Một bộ máy quan liêu từ trung ương đến địa phương gồm các quý tộc đứng đầu là Vidia (Ai Cập), Thừa Tướng (Trung Quốc),.......có trách nhiệm giúp việc cho nhà vua. Những người này lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đến tháp và chỉ huy quân đội.

Tầng lớp quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ có cuộc sống giàu sang dựa trên sự bóc lột người dân, hưởng bổng lộc do nhà nước cấp và chức vụ đem lại.

Giai cấp bị trị với bộ phận nông dân là lực lượng đông đảo nhất và có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để trồng trọt nhưng phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

Nô lệ là những người này bị bóc lột nặng nề, làm việc nặng nhọc và hầu hạ các quý tộc. Đây là tầng lớp thấp nhất trong xã hội phương Đông cổ đại

Lực lượng lao động đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân

Lực lượng lao động đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân 

Thành tựu văn hóa - xã hội và kinh tế dưới thời nhà nước cổ đại phương Đông

Nhà nước cổ đại phương Đông có những thành tựu văn hóa - xã hội và kinh tế sau:

Về văn hóa - xã hội

- Thành tựu về lịch pháp và thiên văn học của nhà nước cổ đại phương Đông:

Dân cư ở các quốc gia cổ đại phương Đông sớm có những kiến thức về lịch pháp và Thiên văn học. Bởi lĩnh vực này có sự gắn liền chặt chẽ với nhu cầu sản sản xuất nông nghiệp của người dân.

Tại những quốc gia này, nghề trồng trọt rất phát triển và trở thành nghề chính của người dân. Vì thế, để có thể gieo trồng đúng thời vụ và mùa vụ, người dân cần phải theo dõi thời gian một cách chính xác nhất.

Lâu dần, người dân biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt trăng. Đó chính là những tri thức đầu tiên về thiên văn học giúp người phương Đông sáng tạo ra lịch. Lịch này còn gọi là nông lịch với một năm có 365 ngày và 12 tháng.

Lịch pháp và Thiên văn học ra đời là nền tảng để người dân tính ra được chu kỳ của thời gian và mùa.

- Thành tựu về chữ viết của Văn hóa phương Đông cổ đại:

Do nhu cầu về việc ghi chép lại cũng như đo đạc tài sản đất đai nên chữ viết được ra đời. đây là một trong những phát minh lớn của loài người. Người dân ở Ai Cập và Lưỡng Hà lần đầu tiên phát minh ra chữ viết vào khoảng thiên niên kỷ IV trước công nguyên.

Lúc ban đầu chữ viết của họ chỉ là những hình vẽ. Sau đó, họ sáng tạo thêm những ký hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng gọi là chữ tượng hình. Tiếp đó là họ cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước gọi là chữ tượng ý.

Tùy điều kiện từng vùng lãnh thổ khác nhau mà nguyên liệu dùng để viết chữ cũng khác nhau.

- Thành tựu về toán học của nhà nước phương Đông cổ đại:

Người dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông có các nhu cầu như tính toán lại diện tích ruộng đất, tính toán trong xây dựng. Vì thế, toán học đã sớm ra đời và phát triển

Một số thành tựu toán học là tính diện tích các hình, số Pi, phát minh ra số 0 của người Ấn Độ.

- Thành tựu về kiến trúc của văn hóa phương đông cổ đại:

Thời kỳ này, nghệ thuật kiến trúc hạ tầng được phát triển đa dạng. Nhiều di tích kiến trúc hàng nghìn năm của các quốc gia cổ đại phương Đông vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay như là Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Babilon ở Lưỡng Hà,....

Những công trình này chính là minh chứng cho sự đóng góp lớn lao về sức lao động  và tài năng sáng tạo phi thường của con người.

Kiến trúc Kim Tự Tháp ở Ai Cập vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay

Kiến trúc Kim Tự Tháp ở Ai Cập vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay

Về kinh tế

Nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương đông chú trọng và phát triển nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa gạo. Dân cư sống bằng nghề nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ mùa. Bên cạnh đó, họ còn biết làm thủy lợi, đào các hệ thống kênh, đắp đê ngăn lũ, mương dẫn nước vào ruộng.

Bên cạnh nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim,...Họ cũng đã bắt đầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng, dần dần hình thành những con đường, khu vực chuyên ngoại thương ở giai đoạn sau.

Như vậy, có thể thấy được nhà nước phương Đông cổ đại đã đạt được những thành tựu to lớn nhất định về văn hóa - xã hội và kinh tế.

Qua bài viết trên, các bạn đã biết được nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước như thế nào. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà nước phương Đông cổ đại.

Có thể bạn quan tâm

X