“Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của” loại hình nhà nước nào? Đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn bài viết sau đây nhé!
Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của?
Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Theo đó vua là người nắm giữ mọi quyền hành trong nhà nước, có quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và quyền chỉ huy quân đội. Vua được coi là đấng tối cao là người đại diện của thần linh. Ở Ai Cập vua được gọi là Pha - ra - ong nghĩa là ngôi nhà lớn, ở Lưỡng Hà vua được gọi là Enxi nghĩa là người đứng đầu, ở Trung Quốc vua được gọi là Thiên tử tức là con của trời.
Đặc điểm tiêu biểu của nhà nước cổ đại phương Đông
Nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều đặc điểm điển hình
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên các lưu vực của các dòng sông lớn và được bồi đắp phù sa hàng năm. Lưu vực sông là nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai màu mỡ, lượng nước dồi dào,...là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước.
Các dòng sông đem lại rất nhiều thuận lợi tuy nhiên nó cũng gây ra lũ lụt hàng năm gây mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đặc điểm về kinh tế:
Người dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông. Bản chất nông nghiệp ở đây còn rất sơ khai tuy nhiên người dân cũng đã biết trồng một năm hai vụ lúa.
Bên cạnh việc làm nông nghiệp, người dân cũng đã biết phát triển thêm về chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải chủ yếu phục vụ tự cung, tự cấp cho sinh hoạt hàng ngày của mình. Ngoài ra các sản phẩm dư thừa người dân cũng đã biết trao đổi giữa các vùng với nhau.
Đặc điểm về xã hội:
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà việc canh tác cũng dễ dàng hơn, từ đó lượng của cải dư thừa cũng ngày càng nhiều hơn. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo, là tiền đề cho sự xuất hiện các tầng lớp quý tộc và bình dân, vì thế nhà nước cũng được hình thành từ đây.
Xã hội phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc, tầng lớp nông dân lĩnh canh và nô lệ bị bóc lột sức lao động và phải phục vụ theo mọi yêu cầu của tầng lớp tăng lữ quý tộc.
Đặc điểm về chính trị:
Vì nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, xã hội phân hoá thành hai giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Vua là người đứng đầu và nắm mọi quyền hành trong bộ máy nhà nước.
Giai cấp thống trị: Đứng đầu là Vua, giúp việc cho vua có bộ máy quan liêu, quý tộc, lãnh chúa, tăng lữ.
Giai cấp bị trị: Nông dân công xã, thợ làm thủ công, nô lệ.
Một số quốc gia cổ đại phương Đông điển hình
Các quốc gia cổ đại phương Đông điển hình gồm có 4 quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, thời gian hình thành và đặc điểm của các quốc gia này chúng ta cùng theo dõi bảng sau:
Quốc gia | Nơi hình thành | Thời gian hình thành | Tên gọi người đứng đầu | Thành tựu nổi bật |
Ai Cập | Được hình thành trên lưu vực sông dòng sông Nin | Giữa thiên niên kỉ IV TCN | Pha - ra - ong | Kim tự tháp Ai Cập |
Lưỡng Hà | Được hình thành trên lưu vực hai con sông là Tigrơ và Ơphrat | Giữa thiên niên kỉ III TCN | Vua được gọi là Enxi | Thành Babilon |
Ấn Độ | Được hình thành trên lưu vực hai con sông là sông Ấn và sông Hằng | Cuối thiên niên kỉ III TCN | Người đứng đầu được gọi là nhà Vua | Các khu đền, tháp |
Trung Quốc | Được hình thành trên lưu vực hai con sông là sông Hoàng Hà và sông TRường Giang | Cuối thiên niên kỉ III TCN | Vua được gọi là Thiên tử | Vạn lý trường thành |
Thành tựu nổi bật của nhà nước cổ đại phương Đông
Thành tựu nổi bật của nhà nước cổ đại phương Đông
Thành tựu về văn hoá - xã hội
Lịch và thiên văn học:
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo được thuận lợi nên lịch được ra đời từ rất sớm. Lịch của người dân các quốc gia cổ đại phương Đông cũng giống với lịch ngày nay, một năm có 365 ngày, họ cũng đã biết chia thành các tháng, các tuần, ngày và một ngày có 24h.
Người dân phương Đông cũng đã biết quan sát sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và bắt đầu biết nghiên cứu đến thiên văn học.
Chữ viết:
Nhằm lưu lại kiến thức về nông nghiệp và đời sống và trao đổi thông tinh với nhau, nên chữ viết được ra đời. Chữ viết ra đời đánh dấu bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của con người.
Ban đầu là chữ tượng hình với các nét chữ sơ khai được khắc trên các hang động, phiến đá. Sau đó chữ tượng ý ra đời để cải thiện những hạn chế về mặt diễn đạt và trao đổi thông tin của con người.
Ở các quốc gia khác nhau thì có cách lưu giữ chữ viết khác nhau. Ví dụ ở Trung Quốc người ta viết lên thanh tre, vải lụa, mai rùa, người Ấn Độ lại viết lên vỏ cây.
Toán học:
Nhu cầu tính toán về diện tích ruộng đất, tính toán các công trình xây dựng,... con người đã sáng tạo ra các công thức toán học.
Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học và họ đã tìm ra được số Pi, tính được diện tích hình tam giác, hình tròn, thể tích khối cầu.
Người Lưỡng Hà lại rất giỏi về số học, họ thông thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho tới 1 triệu.
Người Ấn Độ phát minh ra chữ viết như chữ số 0 được dùng cho đến ngày nay.
Người Trung Quốc đã viết được cuốn sách Cửu chương toán thuật với 246 bài toán được trình bày cụ thể cách giải vào khoảng năm 152 TCN.
Kiến trúc:
Kiến trúc ở thời kỳ này phát triển đa dạng và phong phú. Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng và tồn tại đến ngày nay. Ở Trung Quốc nổi tiếng với công trình Vạn Lý Trường Thành, Ai Cập được biết đến với các Kim tự tháp chính là các lăng mộ của Pha-ra-ong, Ở Lưỡng Hà có thành Babilon.
Thành tựu về kinh tế
Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển người dân biết trồng 1 năm 2 vụ lúa. Ngoài việc tự cung, tự cấp đã bắt đầu xuất hiện sự trao đổi buôn bán là nền tảng hình thành thương nghiệp.
Do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt nên con người đã bước đầu biết làm thuỷ lợi, biết quan tâm đến vấn đề đê điều trị thuỷ. Nhờ đó mà năng suất sản lượng của cây trồng cũng tăng theo hạn chế thất thoát mùa màng.
Chăn nuôi gia súc lớn, làm gốm, dệt vải, các sản phẩm ngày càng được cải tiến
Biết sử dụng công cụ đồ đá, đồ đồng để sản xuất và nuôi trồng.
Ý nghĩa của nhà nước cổ đại phương Đông
“Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của” nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền là loại hình nhà nước đầu tiên của phương Đông.
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời đã để lại những thành tựu vô cùng to lớn cho nhân loại. Có những phát minh thể hiện bước tiến lớn của loài người, những công trình kiến trúc nổi tiếng cho tới tận ngày nay vẫn còn tồn tại. Sự phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông đã đặt nền móng sơ khai hình thành nên thế giới ngày nay.
Bài viết trên đã nêu rõ các đặc điểm cơ bản về “nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của” loại hình nhà nước nào. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập của mọi người.