hieuluat
Chia sẻ email

Nhà nước ra đời khi nào? Những học thuyết lý giải về sự ra đời của Nhà nước

Nhà nước là một đơn vị đặc biệt của xã hội. Nhà nước nắm giữ quyền lực để tổ chức và quản lý xã hội. Nguồn gốc của Nhà nước ra đời khi nào thường được phân tích theo học thuyết giả định. Vậy Nhà nước ra đời khi nào? Cùng tìm hiểu về học thuyết về sự ra đời của Nhà nước trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết
  • Thế nào là Nhà nước?
  • Về phương diện bản chất
  • Về phương diện chính trị
  • Nhà nước ra đời khi nào?
  • Sự ra đời của Nhà nước theo học thuyết nào?

Thế nào là Nhà nước?

Nhà nước là một tổ chức của xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của giai cấp. Trong đó, lớp giai cấp cao nhất sẽ đứng lên nắm giữ quyền lực tổ chức và quản lý nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Vai trò của Nhà nước là cơ quan quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước. Nhà nước còn trực tiếp thực hiện điều hành mọi hoạt động của nhà nước của xã hội, của đất nước.

Nhà nước sẽ thiết lập một bộ máy chính quyền về chính sách chính trị, luật pháp, kinh tế - xã hội để điều tiết tất cả các hoạt động trong một vùng lãnh thổ nhất định. Để quản lý và vận hành đất nước chặt chẽ, bộ máy chính quyền của Nhà nước thường được phân chia thành các bộ phận với từng nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực. Đặc điểm khác biệt của Nhà nước so với các tổ chức xã hội khác là tổ chức duy nhất có tính chất quyền lực tuyệt đối.

Nhà nước là một tổ chức của xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của giai cấp

Nhà nước là một tổ chức của xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của giai cấp

Về phương diện bản chất

Xét về phương diện bản chất, Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt nhằm đảm bảo quyền lợi cho giai cấp cao nhất, giai cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, đặc quyền này vẫn cầm đảm bảo dựa trên sự phù hợp và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Về phương diện chính trị

Theo phương diện chính trị, Nhà nước chính là trung tâm của hệ thống chính trị - hành chính. Đây là chủ thể nắm giữ quyền điều hành của toàn xã hội. Những đặc điểm giúp phân biệt Nhà nước với các tổ chức xã hội khác như:

  • Nhà nước có tính chủ quyền quốc gia là đại diện cho toàn dân, cho toàn xã hội. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có một Nhà nước riêng biệt.

  • Nhà nước là chủ thể đại diện của luật quốc tế.

  • Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính mà không không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: huyết thống, nghề nghiệp, giới tính... Việc quản lý dân cư của Nhà nước sẽ được thống nhất trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội.

  • Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền về việc ban hành pháp luật. Pháp luật được Nhà nước ban hành các có giá trị áp dụng bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nhà nước có bộ máy để thực thi, cưỡng chế cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ pháp luật.

  • Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền phát hành tiền tệ và thu thuế.


Nhà nước ra đời khi nào?

Tính đến hiện nay, xã hội đã xuất hiện 4 kiểu Nhà nước bao gồm:

  • Nhà nước chủ nô.

  • Nhà nước phong kiến.

  • Nhà nước tư bản.

  • Nhà nước vô sản.
     

Nhà nước vô sản ra đời khi có sự hình thành giai cấp vô sản

Nhà nước vô sản ra đời khi có sự hình thành giai cấp vô sản

Nếu đặt câu hỏi “Nhà nước ra đời khi nào, thì các kiểu Nhà nước này đều xuất hiện cùng với sự hình thành các giai cấp mới. Nhà nước được hình thành từ việc phân chia giai cấp trong xã hội. Khi xã hội phân chia giai cấp mới, Nhà nước mới cũng sẽ xuất hiện. Xã hội nguyên thủy không có Nhà nước vì không có sự phân chia giai cấp.


Sự ra đời của Nhà nước theo học thuyết nào?

Nguồn gốc của Nhà nước ra đời khi nào được nghiên cứu từ thời cổ đại đến nay. Tuy nhiên, nguồn gốc này vẫn là tranh cãi của các nhà nghiên cứu. Theo những học thuyết khác nhau, nguồn gốc sự ra đời của Nhà nước cũng được lý giải khác nhau:

Theo học thuyết của tôn giáo

Học thuyết của tôn giáo cho rằng Nhà nước ra đời khi nào là do Thượng đế. Nguồn gốc của Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo để sắp xếp trật tự xã hội. Tuy nhiên trong chính học thuyết của tôn giáo, người nắm giữ quyền lực của Nhà nước lại có sự khác biệt:

  • Với phái Quân chủ: Thượng đế trao quyền thống trị Nhà nước cho một vị vua.

  • Với phái Giáo quyền: Thượng đế trao quyền thống trị Nhà nước được chia cho Giáo hội và Giáo hoàng và nhà vua.

  • Với phái Dân quyền: Thượng đế trao quyền thống trị Nhà nước cho nhân dân và nhân dân có thể ủy thác cho nhà vua.

Theo học thuyết tôn giáo, nguồn gốc của Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo

Theo học thuyết tôn giáo, nguồn gốc của Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo

Theo học thuyết gia trưởng

Nhà nước ra đời khi nào theo học thuyết gia trưởng lại được cho là kết quả của sự phát triển của gia đình. Theo đó, mô hình Nhà nước à sự mở rộng về mặt quyền lực của một gia đình, một gia tộc. Người đứng đầu Nhà nước theo học thuyết này chính là người đứng đầu gia tộc có quyền gia trưởng.

Theo học thuyết khế ước xã hội

Với học thuyết khế ước xã hội, nguồn gốc hình thành Nhà nước là do một thỏa thuận hay khế ước được những người cùng sinh sống trong khuôn khổ ký kết. Theo Ru Xô (Jean Jacques Rousseau), cha đẻ của học thuyết khế ước xã hội, Nhà nước là sản phẩm của sự thỏa thuận nhằm thành lập một tổ chức điều hòa các mối quan hệ xã hội vì lợi ích của cộng đồng.

Theo thuyết bạo lực

Theo học thuyết bạo lực, Nhà nước được hình thành sau các cuộc chiến tranh của các thị tộc. Sau khi tranh giành xâm chiếm lãnh thổ mới, các thị tộc chiến thắng xây dựng Nhà nước để cai trị nô lệ.

Theo học thuyết Mác – Lênin 

Nhà nước ra đời khi nào trong học thuyết Mác – Lênin lại gắn liền với kinh tế, xã hội. Học thuyết này cũng đã đưa ra lời lý giải hợp lý tại sao xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Trong thời kỳ đó, công cụ lao động thô sơ dẫn đến năng suất thấp và không hình thành của cải sở hữu tư nhân. Tuy nhiên khi các các công cụ lao động xuất hiện, của cải dư thừa sở hữu tư nhân cũng xuất hiện. Điều này đã kéo theo sự phân công lao động, hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Các xung đột trong xã hội giữa người bóc lột và người bị bóc lột bắt đầu gay gắt hơn. Khi đó, xã hội cần một tổ chức quản lý và điều hòa các mối quan hệ. Nhà nước được hình thành từ chính nguyên nhân này.

Như vậy, Nhà nước ra đời khi nào theo học thuyết Mác – Lênin? có thể tóm gọn theo 2 nguyên chính sau:

  • Sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự xuất hiện của chế độ tư hữu về của cải.

  • Sự ra đời các giai cấp trong xã hội và các giai cấp này có sự đối kháng mâu thuẫn.


Bản chất cơ bản của một Nhà nước

Tính giai cấp

Bản chất của một Nhà nước chính là thể hiện quyền của giai cấp thống trị. Bộ máy của Nhà nước chính là công cụ để giai cấp thống trị củng cố và bảo vệ lợi ích về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện rất rõ ở: bộ máy do giai cấp nào tổ chức, quyền lực nằm trong tay giai cấp nào, lợi ích của giai cấp nào được bảo vệ… Tư tưởng của giai cấp sẽ quyết định nội dung hoạt động của Nhà nước.

Bản chất của mỗi Nhà nước đều có tính giai cấp

Bản chất của mỗi Nhà nước đều có tính giai cấp

Tính xã hội

Nhà nước mang bản chất của xã hội là một thuộc tính khách quan của bất kỳ Nhà nước nào. Tính xã hội được được thể hiện rất rõ ở bảo vệ lợi ích cho cả giai cấp thống trị và các tầng lớp khác trong toàn xã hội. Sự tồn tại của Nhà nước phải dựa trên việc đảm bảo cả lợi ích của giai cấp thống trị và giai cấp khác.  

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc những học thuyết lý giải về vấn đề Nhà nước ra đời khi nào. Nhà nước là một tổ chức quan trọng tất yếu của mỗi quốc gia. Bản chất của Nhà nước có quyết định đến hướng đi phát triển của đất nước, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

X