hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 08/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Hiểu rõ những vấn đề cơ bản của triết học chính là bước đi đầu tiên trong hành trình thấu đạt và tiếp thu triết học nói chung hoặc một học thuyết, lí luận nói riêng. Nếu bạn còn đang “mơ hồ” về vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?
  • Phân tích những khía cạnh của vấn đề cơ bản của triết học 
  • Chủ nghĩa duy vật 
  • Chủ nghĩa duy tâm
  • Khả tri luận và bất khả tri luận

Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Triết gia lẫy lừng người Đức, Ph. Ăngghen đã cho rằng:

Vấn đề cơ bản của triết học đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại

có nghĩa là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Có thể nói bất kỳ trường phái triết có học nào cũng có cái chung là để cập đến và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Khi việc nghiên cứu được tiến hành một cách khái quát trên bình diện vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức là lúc tư duy triết học được bắt đầu.

Tất cả các hiện tượng trong vũ trụ chỉ có thể là hiện tượng vật chất tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại bên trong ý thức chúng ta. Mặc dù các học thuyết triết học đã đề ra các quan điểm khác nhau về thế giới những câu hỏi đặt ra cần trả lời là: thế giới vật chất tồn tại bên ngoài đầu óc con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong đầu óc con người.

Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Giải quyết những vấn đề này là cơ sở, điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học đồng thời quyết định cách xem xét các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Điều đó hình thành nên thế giới quan và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu cũng như việc xác định lập trường và bản chất của các trường phái triết học.

Những vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt: mặt thứ nhất là, giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?  Mặt thứ hai là khả năng nhận thức của con người với thế giới.

Phân tích những khía cạnh của vấn đề cơ bản của triết học 

Tùy thuộc vào lời giải đáp cho hai câu hỏi trong vấn đề cơ bản của triết học mà các học thuyết triết học được chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau. Tựu chung lại là khuynh hướng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; và khuynh hướng khả tri luận, bất khả tri luận.

Chủ nghĩa duy vật 

Với mặt thứ nhất trong những vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức. Câu trả lời này đã phân định thành trường phái chủ nghĩa duy vật.

Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng vật chất là thứ có trước, ý thức xuất hiện sau, thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người và không ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan và bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không song hành cùng vật chất.

Vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức

Vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại được phát triển rõ nét trong nền văn minh cổ Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp. Quan niệm của các nhà duy vật cổ đại về cơ bản là đúng, song do trình độ khoa học còn thấp nên họ đã quy vật chất về những yếu tố cụ thể và cảm tính như: đất, nước, lửa, không khí,...

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là ngọn cờ tư tưởng giai cấp tư sản cách mạng ở Tây Âu nhằm chống lại thế giới quan duy tâm và thần học của giai cấp phong kiến.

Hình thái hiện đại của chủ nghĩa duy vật là sự phát triển của triết học Mác-Lênin. Triết học Mác-Lênin đã đạt được quan niệm khoa học đầy đủ về thế giới, đó là quan niệm duy vật biện chứng về giới tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy vật là những tri thức khoa học.

Chủ nghĩa duy tâm

Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm đưa ra câu trả lời cho mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học rằng: ý thức, tinh thần là thứ có trước và là cơ sở cho sự hình thành, tồn tại của giới tự nhiên, vật chất. Chủ nghĩa duy tâm cũng xuất hiện ngay từ thời cổ đại và tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Ý thức là cơ sở tồn tại của vật chất

Ý thức là cơ sở tồn tại của vật chất

Chủ nghĩa duy tâm khách quan quan niệm có một thực thể tinh thần thuần túy ở bên ngoài con người; nó có trước cả con người và thế giới vật chất; nó là cái hoàn toàn chân thực, hoàn thiện, hoàn mỹ, tồn tại vĩnh cửu. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và cả ý thức của con người đều chỉ là biểu hiện của thực thể tinh thần đầu tiên ấy và chịu sự chi phối của nó.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại cho rằng: cảm giác và ý thức của con người của chủ thể, là cái có trước, cái bẩm sinh, tự tồn tại. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan bác bỏ sự tồn tại của thế giới khách quan,và phủ nhận luôn cả tính quy luật của các sự vật, hiện tượng; đồng thời cho rằng con người không có khả năng nhận thức thế giới vật chất.

Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm là sự tôn thờ quá trình nhận thức, phóng đại vai trò của ý thức, tách ý thức xa rời với vật chất

Khả tri luận và bất khả tri luận

Việc giải quyết mặt thứ hai trong những vấn đề cơ bản của triết học là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không, triết học được chia ra thành hai trường phái khả tri luận và bất khả tri luận.

Khả tri luận cho rằng thế giới là cái mà con người có thể nhận thức được còn bất khả tri luận thì phủ nhận khả năng nhận thức của thế giới con người.

Hết các nhà duy vật đều cho rằng ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người cho nên họ thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của nó.

Con người có nhận thức được thế giới hay không?

Con người có nhận thức được thế giới hay không?

Một số nhà duy tâm cũng thừa nhận thế giới là có thể nhận thức được. Nhưng đối với họ nhận thức không phải là quá trình con người phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc của mình mà chỉ là sự tự nhận thức. Theo họ đối tượng của nhận thức chính là tư duy, ý thức; nhận thức là quá trình “tư duy tự suy tư về mình”.

Ý nghĩa quan trọng của vấn đề cơ bản của triết học

Những vấn đề cơ bản của triết học được xem là thước đo tiêu chuẩn cho mọi học thuyết, lý luận. Học thuyết triết học rất đa dạng, mỗi triết gia, mỗi trường phái, đều có cho mình những hệ thống quan điểm, lý luận riêng biệt. Song, tất cả các học thuyết đều lấy vấn đề cơ bản của triết học làm điểm xuất phát lý luận.

Tóm lại, những vấn đề cơ bản của triết học thực chất là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: thế giới tồn tại bên ngoài trí óc con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong con người? Tư duy của con người có khả năng hiểu biết tồn tại thực của thế giới con người hay không? Việc thấu hiểu những vấn đề cơ bản của triết học sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn sâu sắc nhất khi tìm hiểu và phân tích về quan điểm triết học.

Hy vọng qua những thông tin được cung cấp qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề cơ bản của triết học, và vận dụng được nó trong quá trình nghiên cứu các học thuyết triết học.

Có thể bạn quan tâm

X