Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các chủ thể trong xã hội diễn ra ổn định, trật tự. Vậy bạn đã biết nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì chưa? Hãy cùng Hiểu Luật tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống những quy phạm có tính chất bắt buộc cao, được xây dựng dưới dạng văn bản, do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí và bảo đảm thực thi bởi quyền lực của Nhà nước, để điều tiết mọi hoạt động xã hội, duy trì trật tự, an toàn xã hội.
Pháp luật được coi là một công cụ điều chỉnh xã hội hiệu quả nhất. Nhà nước cần ban hành và áp dụng Pháp luật bảo đảm các hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, an toàn.
Pháp luật mang bản chất giai cấp trước hết hệ thống pháp luật được nhà nước, tượng trưng cho giai cấp thống trị quy định và đảm bảo thi hành. Các quy phạm pháp luật được Nhà nước quy định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị do nhà nước là đại diện.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh quyền và nghĩa vụ của mọi giai cấp trong xã hội, được họ thừa nhận và xem là quy tắc ứng xử cộng đồng; phải áp dụng trong thực tiễn nhằm bảo đảm tính trật tự, ổn định của xã hội.
Hơn nữa, pháp luật là hệ thống quy phạm của đạo đức và pháp luật, được sử dụng rộng rãi cả nước với các chủ thể trong xã hội. Đồng thời mang tính bắt buộc chung, điều chỉnh đường hướng phát triển, tạo hành lang pháp lý cho khuôn khổ vận hành của mọi thành phần xã hội.
Pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện phổ biến
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự chung, quy định rõ ràng về quyền hạn, nghĩa vụ, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của công dân. Cụ thể:
Những việc được làm là quyền hạn hợp pháp của công dân
Những việc phải làm là nghĩa vụ của công dân
Những việc không được làm là trách nhiệm của công dân
Phân loại pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục
Nội dung cơ bản của Pháp luật nội dung là gì?
Pháp luật nội dung là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các quy định do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm kiểm soát và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.
Các quy phạm pháp luật nói chung còn được xem là nền tảng cơ sở của hệ thống pháp luật vì nó xác lập quy chế pháp lý về quyền và nghĩa vụ chủ thể. Các tiền đề vật chất cũng là những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích của pháp luật đối với từng tình huống cụ thể của thực tế đời sống.
Ngoài ra, pháp luật nội dung cũng gọi là pháp luật vật chất, là khái niệm để phân biệt với pháp luật thủ tục như pháp luật trong trình tự, thủ tục và những bộ luật Tố tụng hình sự,...
Pháp luật nội dung bao gồm: Luật lao động, luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán, luật môi trường,... Pháp luật nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của các quan hệ xã hội với nhau.
Pháp luật nội dung bao gồm luật lao động, luật hành chính...
Nội dung cơ bản của Pháp luật thủ tục là gì?
Pháp luật thủ tục là các quy phạm pháp luật xác định cơ chế, thủ tục, quy trình và hình thức pháp lý nhằm đưa pháp luật nội dung áp dụng thực tế vào cuộc sống.
Ví dụ: Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trình tự, thủ tục tố giác, kiến nghị khởi tố, tin báo về tội phạm, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự;
Nội dung thủ tục cũng ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền hạn và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân liên quan trong tố tụng hình sự,…
Ngoài ra, pháp luật thủ tục cũng có thể được tìm thấy ở những văn bản quy định trình tự, hình thức xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, bầu cử, trưng cầu ý kiến, với chức danh mà Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cán bộ, công chức, viên chức…
Pháp luật thủ tục là quy trình, thủ tục xử lý các vấn đề về quyền và nghĩa vụ
Mối quan hệ giữa pháp luật nội dung với pháp luật thủ tục
Theo quan điểm thông thường, pháp luật nội dung được hiểu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xem là khung nền tảng của hệ thống pháp luật vì nó xác định quy chế pháp lý, quyền lợi và trách nhiệm cá nhân.
Pháp luật nội dung còn là tiền đề vật chất cũng như điều kiện bảo đảm nhằm đạt những mục đích của pháp luật đối với một số tình huống cụ thể của thực tế đời sống. Chính vì thế, quy phạm pháp luật nội dung luôn được xem là cái thứ nhất, cái có trước trong mối quan hệ với pháp luật thủ tục.
Khác với pháp luật nội dung, pháp luật thủ tục được xem là những quy phạm pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và hình thức pháp lý để đưa các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nội dung vào đời sống.
Ví dụ, việc xác định một người là có hành vi giết người trong quy phạm pháp luật nội dung theo quy định của điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Pháp luật phải đưa ra một loại quy phạm các thủ tục về trình tự, thủ tục và điều kiện pháp lý để điều tra, truy tố, xét xử. ..
Qua đó, việc xác định có hành vi của người đó có cấu thành tội phạm theo quy định của điều luật đó hay không, và việc đó được xác định bằng hệ thống quy phạm pháp luật thủ tục theo Bộ luật tố tụng hình sự và một số văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành.
Như vậy, cho thấy, pháp luật thủ tục và pháp luật nội dung là hai mặt của một vấn đề. Pháp luật sẽ mãi là những quy định trên văn bản nếu chỉ có các nội dung thể hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể mà không có các quy trình, cơ chế bảo đảm thực thi các quyền và nghĩa vụ đó.
Ngược lại, sẽ chẳng có một hình thức, thủ tục pháp luật nào để triển khai nếu không có các quy định về nội dung của vấn đề cần phải xử lý (thực hiện những gì, ai thực hiện, thực hiện như thế nào...).
Pháp luật thủ tục và pháp luật nội dung có mối quan hệ chặt chẽ
Hơn nữa, các quy định của pháp luật nội dung có thể sẽ vô cùng thuận lợi nếu không có trình tự, khung pháp lý chặt chẽ của pháp luật thủ tục thì sẽ đưa vào việc vận dụng tràn lan, chồng chéo, thiếu thống nhất…
Hệ quả tất yếu sẽ mang lại nguy cơ đánh mất những mục tiêu, ý nghĩa cốt lõi của pháp luật về bảo đảm, bảo vệ sự bình đẳng và lẽ phải. Vì vậy, trên mối tương quan này, sự ra đời của pháp luật thủ tục càng có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với xã hội hiện đại dân chủ, công bằng đang là nhiệm vụ hàng đầu.
Bài viết trên đã trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những điều gì và phân tích mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với Hiểu Luật để được hỗ trợ giải đáp.