hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 20/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nội quy công ty là gì? Mẫu nội quy công ty chuẩn 2023

Nội quy công ty dùng để duy trì kỷ luật trong công ty, với những quy định được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Để có bản nội quy công ty chuẩn các doanh nghiệp hãy theo dõi hết bài viết này nhé.

Mục lục bài viết
  • Nội quy công ty là gì? 
  • Doanh nghiệp có bắt buộc nội quy công ty không? 
  • Mẫu nội quy công ty chuẩn 2023 
  • Điều 1. Thời gian làm việc
  • Điều 2. Thời gian nghỉ ngơi 
Nội quy công ty là gì?

Nội quy công ty là gì?

Nội quy công ty hay nội quy lao động là những quy định mang tính bắt buộc phải tuân thủ trong doanh nghiệp, do người sử dụng lao động đặt ra và áp dụng đối với tất cả người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nội quy của công ty cần phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Nội quy công ty là một trong những văn bản quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật, trách nhiệm.... Đồng thời nội quy công ty còn là căn cứ để xử lý kỷ luật đối với nhân viên vi phạm.

Nội quy công ty có ý nghĩa cũng như giá trị bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Thế nên nội quy công ty là sự cụ thể hoá rõ ràng các quy định chưa được thoả thuận trong hợp đồng lao động và trong luật lao động.

Theo quy định của pháp luật về nội quy công ty tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Như vậy, theo quy định thì công ty có từ 10 nhân viên trở lên bắt buộc phải ban hành nội quy công ty bằng văn bản và đăng ký nội quy với cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp ngược lại, nếu công ty sử dụng dưới 10 nhân viên thì công ty không bắt buộc ban hành nội quy bằng văn bản (nhưng vẫn cần có nội quy bằng các hình thức khác).

Doanh nghiệp bắt buộc phải có nội quy công ty
Doanh nghiệp bắt buộc phải có nội quy công ty

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản cụ thể quy định về mẫu nội quy công ty, thế nên nội quy sẽ phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu nội quy công ty mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  

NỘI QUY CÔNG TY …..

MỤC 1. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 1. Thời gian làm việc

  • Số giờ làm việc trong ngày: … tiếng.

  • Số ngày làm việc trong tuần: … ngày. Từ thứ … đến thứ ….

  • Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: … sáng

  • Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày: … chiều.

Điều 2. Thời gian nghỉ ngơi 

  • Thời gian nghỉ ngơi hằng ngày: …

  • Thời gian nghỉ hàng tuần: ….

Điều 3. Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương

1. Nghỉ lễ, tết hàng năm: Ngày nghỉ lễ, tết theo điều ..... của Bộ luật Lao động năm...... quy định.

Tết Dương lịch: … ngày (ngày 1 tháng 1 năm … dương lịch).

Tết Âm lịch: …. (từ ngày…tháng … đến ngày …. tháng…)

Ngày chiến thắng: … ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

Ngày Quốc tế lao động: … ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).

Ngày Quốc khánh: … ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).

2. Nghỉ phép hàng năm

Người lao động có … tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ … ngày phép năm hưởng nguyên lương.

Điều 4. Nghỉ việc có lương

Người lao động có quyền nghỉ và hưởng đầy đủ lương như những ngày đi làm trong các trường hợp sau:

  • Bản thân kết hôn: được nghỉ … ngày.

  • Con lập gia đình: được nghỉ … ngày.

  • Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, hoặc vợ, chồng, con chết: được nghỉ … ngày.

  • Trường hợp người lao động nam có vợ sinh con lần 1 và 2: được nghỉ … ngày.

  • Thai sản được nghỉ theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nghỉ việc riêng không lương

  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ không hưởng lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có lý do thật sự chính đáng.

  • Quy định người lao động có thể xin nghỉ không lương tối đa: … ngày trong năm.

Điều 6. Nghỉ việc

  • Người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước … tháng và bàn giao toàn bộ công việc cho người tiếp nhận.

  • Trường hợp người lao động nghỉ đột xuất phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp … tháng lương, bao gồm thưởng của … tháng đó.

MỤC 2. TÁC PHONG DOANH NGHIỆP

Điều 7. Thái độ làm việc nơi công sở

  • Người lao động có trách nhiệm thực hiện các công việc được giao và tuân thủ theo sự phân công sắp xếp công việc của quản lý hoặc cấp trên.

  • Trong giờ làm việc không được làm công việc riêng nào ngoài công việc được giao; không ngủ; không mất trật tự;

  • Trong trường hợp đi làm trễ hoặc vắng mặt không báo trước vì bất cứ lý do nào thì người lao động phải thông báo cho lãnh đạo. Nếu đi trễ, nghỉ hoặc vắng mặt không xin phép sẽ bị phạt….

Điều 8. Quy định về tác phong và trang phục

  • Người lao động phải mặc đồng phục công ty, đồ công sở hoặc trang phục thích hợp với môi trường văn phòng nhằm đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự

  • Nhân viên nên xử sự giao tiếp văn minh, lịch sự với đồng nghiệp, cấp trên, đối tác, khách hàng của công ty.

  • Thái độ làm việc tích cực ,có tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình.

Điều 9. Quy định thủ tục ra vào công ty trong và ngoài giờ làm việc 

  • Không tự do rời khỏi nơi làm việc để làm việc riêng, trừ các trường hợp đã thông qua lãnh đạo hoặc các công tác liên quan đến công việc.

  • Nếu người lao động muốn nghỉ sớm hoặc ra ngoài vì mục đích riêng cần phải có sự chấp thuận của cấp trên, lãnh đạo, quản lý, giám đốc.

  • Trường hợp người lao động vắng mặt mà không thông báo hoặc chưa có sự chấp thuận, hành động này được xem là nghỉ không có lý do và sẽ bị phạt theo quy định.

Điều 10. Quy định về việc tiếp khách trong doanh nghiệp

  • Người lao động hành xử lịch sự, văn minh với đối tác của doanh nghiệp.

  • Tránh cách giao tiếp bằng văn bản hoặc nói chuyện trong công ty ra bên ngoài.

  • Người lao động không được dùng máy tính công ty để gửi hoặc nhận các văn bản, hình ảnh và bất kỳ nội dung nào có ý quấy rối, lăng mạ, kỳ thị tôn giáo, dân tộc người khác.

Điều 11. Những quy định khác

  • Người lao động không được hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong công ty.

  • Không mang những vật dụng nguy hiểm, tàng trữ vũ khí, chất cháy nổ hoặc chất cấm vào công ty.

  • Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp tài sản của công ty, tài sản đồng nghiệp, gây thiệt hại cho công ty

  • Các hành vi quấy rối, lăng nhục, đe dọa, cưỡng ép, doạ dẫm, tham gia buôn chuyện ảnh hưởng đến đồng nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định…

MỤC 3. AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH NƠI LÀM VIỆC

Điều 12. Trách nhiệm của công ty đối với người lao động 

  • Công ty cần đảm bảo vệ sinh trong môi trường làm việc cũng như an toàn cho người lao động.

  • Công ty cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Điều 13. An toàn lao động

  • Tất cả người lao động trong công ty phải nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn lao động.

  • Trường hợp người lao động có bệnh được phép đề nghị xin nghỉ để bảo đảm an toàn cho mình và mọi người trong công ty.

  • Quản lý/ lãnh đạo công ty cần bảo đảm thực hiện trang bị bảo hiểm lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

Điều 14. Vệ sinh nơi làm việc

  • Người lao động cần phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra điện nước và đảm bảo đã tắt, khóa các thiết bị cẩn thận trước khi rời chỗ làm.

  • Người lao động có trách nhiệm giữ gìn, bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị điện của mình tại nơi làm việc.

Điều 15. Phòng cháy chữa cháy

  • Người lao động cần tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và an toàn điện nơi làm việc.

  • Đồng thời, người lao động không được mang chất dễ cháy nổ vào công ty cũng như hút thuốc lá trong phòng làm việc.

MỤC 4. QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG 

  • Công ty có nghĩa vụ thanh toán, chi trả các khoản lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động theo thỏa thuận hợp đồng lao động đã ký.

  • Đối với trường hợp người lao động gây thiệt hại, tổn thất cho công ty hoặc không đạt hiệu quả, năng suất đã quy ước thì công ty có quyền xem xét xử phạt theo nội quy công ty.

  • Công ty có quyền xem xét thưởng, chia hoa hồng cho người lao động theo năng lực, hiệu quả công việc. Tuỳ thuộc vào tình trạng kinh doanh của công ty mà xem xét thưởng hoặc không.

MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT

Điều 16. Hành vi vi phạm kỷ luật công ty 

  • Hành vi vi phạm nội quy về thời gian làm việc của công ty.

  • Vi phạm nội quy về an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc

  • Vi phạm nội quy về tài sản và bí mật kinh doanh của công ty.

  • Ngoài ra, các hành vi vi phạm khác như trộm, tham ô, phá hoại tài sản, không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên,....

Điều 17. Hình thức xử phạt hành vi vi phạm kỷ luật 

  • Hình thức khiển trách nhắc nhở, cảnh cáo bằng miệng.

  • Hình thức xử phạt bằng văn bản.

  • Hình thức xử phạt bằng cách đình chỉ công tác.

  • Hình thức xử phạt bằng cách sa thải.

Tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của người lao động mà công ty sẽ đưa ra hình thức xử phạt phù hợp.

MỤC 6. BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬT KINH DOANH

Điều 18. Bảo vệ tài sản công ty 

  • Người lao động cần chịu trách nhiệm với tài sản của công ty tránh thất thoát, hư hỏng. Nếu tài sản công ty bị thất thoát hư hại thì phải bồi thường hoặc chịu xử phạt của công ty.

  • Người lao động trong công ty không được mang bất cứ một vật dụng hay dụng cụ nào của công ty ra ngoài, khi chưa có sự cho phép của cấp trên.

Điều 19. Bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty

  • Đối với bất cứ công ty nào thì việc bảo mật thông tin khách hàng là điều ưu tiên hàng đầu.

  • Người lao động cần giữ kín bí mật kinh doanh, cách làm việc hay các công nghệ, thông tin khách hàng của công ty.

  • Người lao động chịu trách nhiệm tuân thủ những nguyên tắc mà công ty cam kết với khách hàng về các thông tin, tài liệu bảo mật riêng.
Mẫu nội quy công ty chuẩn 2023 gồm những nội dung gì?

Mẫu nội quy công ty chuẩn 2023 gồm những nội dung gì?

Hy vọng những chia sẻ về nội quy công ty trên đây, giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như có được mẫu nội quy công ty chuẩn 2023.

Có thể bạn quan tâm

X