hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 26/12/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân bón là gì? Ý nghĩa của phân bón đối với ngành nông nghiệp

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là một kinh nghiệm trong trồng trọt từ ngàn đời của người Việt. Trong đó, “Nhì phân” ở đây là phân bón. Vậy phân bón là gì? Phân bón trong trồng trọt và nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào? Tham khảo ngay bài viết này để tìm được định nghĩa và ý nghĩa của phân bón trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết
  • Tìm hiểu phân bón là gì?
  • Phân loại các loại phân bón
  • Phân bón hữu cơ
  • Phân bón vô cơ
  • Phân vi sinh

Tìm hiểu phân bón là gì?

Với câu hỏi phân bón là gì, đây giống như “thức ăn” mà con người cung cấp cho cây trồng. Phân bón chính là các dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thêm vào đó, phân bón còn cung cấp chất dưỡng cho đất để thay đổi tính chất của đất phù hợp với cây trồng.

phan bon la gi
Phân bón là “thức ăn” mà con người cung cấp cho cây trồng

Phân loại các loại phân bón

Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ có chứa các dưỡng chất đa, trung, vi lượng cho cây trồng. Việc bón phân hữu cơ vào đất trồng sẽ giúp cải tạo, tăng độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất. Nguồn gốc của phân bón hữu cơ là từ chất thải gia súc gia cầm, chất thải từ sinh hoạt gia đình, than bùn, tàn dư thân lá cây hay thực phẩm từ sản xuất nông nghiệp, thủy, hải sản…

Phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ là chất vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học. Thông thường, phân bón vô cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp để tạo ra hàm lượng lớn dưỡng chất cho cây trồng.

Phân vi sinh

Phân vi sinh là một chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng. Nhóm vi sinh vật này có thể là vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn… Chúng có khả năng cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ thành dưỡng chất cho cây trồng.

phan bon la gi
Phân bón vi sinh là một chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật có ích cho đất

Vai trò của phân bón trong nông nghiệp

Các thông tin ở bên trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi phân bón là gì, thì các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của phân bón.

Ảnh hưởng đến cây trồng

Cung cấp chất đa lượng N – P - K

Trong phân bón, các chất đa lượng có sẵn với hàm lượng lớn. Do đó, phân bón sẽ cung cấp trực tiếp chất đa lượng này cho cây trồng:

Nito (N): Cung cấp hàm lượng protein cho quá trình phát triển, sinh trưởng của cây trồng. Chất đạm N còn là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ quan trọng của cây trồng như: axit nucleic, diệp lục tố..

Lân (P): Là chất cần thiết cho quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp dưỡng chất. Lân (P) là chất trung gian cần thiết cho sự phân chia tế bào của mô phân sinh rễ, quả hoa và hạt. Thêm vào đó, Lân (P) còn giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu rét, hạn hán, sâu bệnh…

Kali (K): Là một nguyên tố đa lượng có tham gia vào quy trình quang hợp, tổng hợp các chất hydrat cacbon của cây. Kali cũng có tác dụng giúp cầy tăng khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường bất lợn và tăng sức đề kháng cho cây.

Cung cấp chất trung lượng (S, Ca, Mg)

Lưu huỳnh (S): Là chất để cây tổng hợp protein và axit amin quan trọng. Nguyên tố S cũng là chất cần thiết cho quá trình sinh dầu, tạo mùi cho nông sản. Thêm vào đó, lưu là thành phần của coenzyme A - chất xúc tác của hoạt động quang hợp và hô hấp, cố định đạm ở cây.

Canxi (Ca): Chất trung lượng cần cho sự phát triển của hệ rễ cây và lông hút. Ca cũng là chất giúp ngăn chặn độ thấm của màng tế bào để hạn chế sự hút nước khi bị chịu úng.


Phân bón cung cấp chất trung lượng cần cho sự phát triển của cây

Magie (Mg): Tham gia và quá trình quang hợp và tổng hợp protein, lipit của cây. Đặc biệt ở các cây lấy thành phẩm là tinh bột, tinh dầu, nhựa, Mg là chất kích thích tăng trưởng cho thành phẩm đạt chất lượng và năng suất cao.

Cung cấp chất vi lượng

Phân bón là nguồn dưỡng chất cung cấp trực tiếp các nguyên tố vi lượng cho cây. Đây là các chất giúp căn bằng sự phát triển cân đối của cây trồng. Việc thiếu hụt các chất vi lượng có thể khiến cây có biểu hiện bệnh lý, giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc dư thừa chất vi lượng, cây sẽ bị ngộ độc. Do đó, việc bổ sung chất vi lượng cần phải thực hiện đúng lượng, kỹ thuật và quy trình.

Ảnh hưởng đến đất trồng trọt

Sau một thời gian canh tác, đất trồng sẽ bị hao hụt đi một lượng lớn dưỡng chất. Không chỉ vậy, các nhân tố tự nhiên như nhiệt độ, xói mòn… cũng khiến dưỡng chất của đất bị giảm. Phân bón chính là cách để cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất:

  • Phân bón vô cơ cung cấp trực tiếp các nguyên tố dinh dưỡng cho đất trồng.

  • Phân bón hữu cơ hỗ trợ cải thiện kết cấu đất, tăng lượng chất hữu cơ trong đất.

  • Phân vi sinh: Tăng hàm vi sinh vật có ích cho đất.

Cây trồng, phân bón và đất có mối quan hệ bền chặt với nhau. Đất là nơi dự trữ và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng từ phân bón. Phân bón cũng tăng độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài lại khiến đất bị thoái hóa, bạc màu, chai cứng. Ngoài tác động tích cực trong nông nghiệp, phân bón cũng tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái:

Thoái hóa, chai cứng và bạc màu đất trồng: Do dư thừa phân bón trong đất. Các chất thiết yếu trong các loại phân bón vô cơ được bón quá nhiều khiến cây không hấp thụ hấp. Các chất dư thừa này sẽ trở thành các chất độc khiến đất bị thoái hóa.

Ảnh hưởng đến giá trị của nông sản: Khi lượng phân bón quá lớn tồn dư trong cây trồng, nông sản cũng sẽ chứa lượng tồn dư phân bón này. Điều này sẽ làm giảm chất lượng của nông sản và thậm chí gây hại tới người sử dụng.

phan bon la gi
Lạm dụng phân bón khiến đất bị suy thoái

Ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và không khí: Cây không hấp thụ hết các chất trong phân bón sẽ ngấm vào nước, vào đất và phát tán trong không khí gây nên ô nhiễm toàn hệ sinh thái.

4 nguyên tắc khi sử dụng phân bón

Với người làm nông nghiệp, ngoài hiểu được phân bón là gì, vai trò của phân bón, nguyên tắc sử dụng phân bón hiệu quả cũng là điều nên tìm hiểu kỹ. DướI đây là 4 nguyên tắc khi sử dụng phân bón cơ bản:

Đúng loại

Nguyên tắc đầu tiên trong sử dụng phân bón là phải đúng loại. Để lựa chọn phân bón phù hợp, người nông dân nên căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn sinh trưởng, loại thổ nhưỡng. Ở giai đoạn phát triển, cây trồng cần nhiều đạm và nhiều kali. Do đó, ở thời điểm này, phân bón có các thành phần dinh dưỡng N,P,K với hàm lượng cao là lựa chọn tốt nhất.

Đúng lúc

Sự phát triển của cây trồng sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn, cây cần các chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, việc cung cấp phân bón phải đảm bảo đúng lúc cây cần, đúng thời điểm.

phan bon la gi
Bón phân đúng thời điểm phát triển của cây

Đúng liều lượng

Bởi lẽ, cây chỉ có thể hấp thụ phân bón vào thời điểm cố định. Việc bón phân sau thời điểm sẽ khiến cây hấp thụ một lượng dưỡng chất dư thừa bị sốc. Điều này vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường đất. Đúng liều lượng vừa là cách để tiết kiệm chi phí đầu tư vừa đảm bảo sự phát triển cân bằng cho cây trồng.

Đúng cách

Nguyên tắc cơ bản thứ 4 trong sử dụng phân bón là đúng cách. Bón phân đúng cách sẽ giúp cây hấp thụ tối đa các dưỡng chất cần thiết. Ví dụ, phân bón lót cần tưới đủ nước và vùi sâu xuống đất; phân hữu cơ cần ủ đủ thời gian để hoại mục, phân vô cơ cần pha đúng liều lượng…
 

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp bạn đọc những kiến thức về phân bón là gì và cách sử dụng phân bón hiệu quả. Hy vọng, các kiến thức đời sống này sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

X